Đánh giá về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sacombank

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 92)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Đánh giá về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sacombank

Sacombank Thăng Long trong thời gian qua (2016 – 2020). 2.3.1. Kết quả đạt được

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, sự hiện đại hóa của xã hội trong giai đoạn đi lên thời kỳ 4.0 Sacombank từ đầu 2016 tới nay Sacombank

đã triển khai rất nhiều chương trình cũng như sản phẩm hấp dẫn để thu hút khách hàng đến gửi tiền từ đó tạo nên thương hiệu, uy tín của mình trên thị trường. Đặc biệt với riêng Sacombank Chi nhánh Thăng Long cũng đã có những thành tích đáng khích lệ trong công tác huy động cụ thể như:

Trong 5 năm qua nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm, năm 2016 là 6,455 tỷ, năm 2017 đạt 6,574. Tới năm 2018 tăng thêm 8.41% tương ứng tăng 603.49 tỷ đồng đạt 6,574 tỷ đồng. Sau đó 2 năm kế tiếp tổng huy động lần lượt đạt 8,062 tỷ đồng và 8,492 tỷ đồng tăng mạnh đáng kể só với những năm đầu.

Ngoại tệ và vàng của Chi nhánh từ 2016 đến 2020 đều duy trì ở mức tương đối ổn định và luôn có sự điều chỉnh cân đối một cách hợp lý mỗi năm. Năm 2016 đạt 13.2 tỷ USD, năm 2017 và 2018 giảm nhẹ lần lượt xuống đạt 12.64 tỷ USD và 9.34 tỷ USD. Tới năm 2019 đạt 12.59 tỷ USD tăng hơn năm 2018 khoảng 25.79% trước khi điều chỉnh giảm nhẹ xuống chỉ 1% năm 2020.

Nguồn tiền tiết kiệm Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động và đều tăng lên qua các năm. Năm 2016 số tiền tiết kiệm đạt mức 4,454 tỷ đồng, năm 2017 đạt 4,518 tỷ đồng. Đến 2019 lượng vốn này tăng mạnh lên mức 5,239.6 tỷ đồng hơn 2017 đến 16.86 %. Sau đó năm 2020 lượng vốn này tiếp tục đà tăng lên đạt ngưỡng cao nhất trong 5 năm qua với số tiền là 5,672.65 tỷ đồng.

Để đạt được những kết quả đáng khích lệ như vậy trong thời gian qua Chi nhánh Thăng Long đã không ngừng nỗ lực, củng cố và tăng cường phát huy mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng có sẵn hay còn gọi là lượng khách hàng truyền thống. Đồng thời cũng thúc đẩy mạnh việc triển khai mở rộng những chương trình nhằm tìm kiếm, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ với khách hàng tiềm năng trên thị trường, huy động thêm nguồn tiền tiết kiệm, tiền nhàn rỗi của họ.

Việc quan tâm tới tình hình lãi suất, biến động trên thị trường cũng luôn được Chi nhánh quan tâm, theo dõi rất sát sao nhằm cập nhật, điều chỉnh biểu

lãi suất linh hoạt, phù hợp để cạnh tranh, thu hút khách hàng và cũng đảm bảo sự an tâm cho các khách hàng đang sử dụng dịch vụ tại ngân hàng.

Chi nhánh cũng rất quan tâm đến việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực kế cận trong thời gian gần đây nhằm tạo lực lượng dày đặc hơn và dễ dàng cho công tác điều chuyển, thay thế lực lượng đi trước.

Thêm vào đó trong những năm qua Chi nhánh Thăng Long luôn cố gắng thay đổi nhiều về các văn bản hợp quy để làm sao cải tạo tốt hơn quy trình nghiệp vụ giao dịch, tạo sự thuận lợi hơn cho các chuyên viên và trực tiếp đem lại sự thuận tiện hơn cho các khách hàng. Điều đó là một phần trong quá trình nâng cao chất lượng ngân hàng để tiến tới ngân hàng đổi mới.

Ngoài ra như chúng ta cũng đã nghe tới Hiệp ước Basel đặc biệt là phiên bản Basel II về nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng nhằm xác định tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các Ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính. Đối với riêng Sacombank từ ngày 01/01/2020 ngân hàng này đã chính thức ứng dụng Basel

II vào hoạt động Ngân hàng theo đúng lộ trình Ngân hàng Nhà nước đã định

hướng tại Thông tư 4. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng Basel II theo phương pháp nâng cao và tuân thủ Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước, ngày 18/12/2020, Sacombank khởi động dự án “Đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn (Internal Capital Adequacy Assessment Process - ICAAP)” với sự tư vấn của Công ty Cổ phần tư vấn EY Việt Nam. Dự án này sẽ giúp cho Sacombank xác định, đo lường, đánh giá các rủi ro trọng yếu một cách hiệu quả; xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu và quy trình rà soát nội bộ hoàn chỉnh nhằm đánh giá được những tác động đến vốn, lợi nhuận của Ngân hàng trong cả điều kiện hoạt động bình thường và khủng hoảng; từ đó giúp Ngân hàng định hướng xây dựng kế hoạch dự phòng, phân bổ vốn hiệu quả, nâng cao kiểm soát và quản trị nội bộ. Việc xây dựng và hoàn thiện quy trình ICAAP sẽ giúp bảo vệ Ngân hàng, khách hàng kịp thời trước những biến động của thị trường và rủi ro trọng yếu có thể phát sinh.

2.3.3. Những mặt còn hạn chế

Trong quá trình thực hiện chính sách huy động vốn của mình, mặc dù đã đạt được những kết quả theo kế hoạch đề ra tuy nhiên trong quá trình hoạt động Sacombank chi nhánh Thăng Long cũng gặp một số khó khăn trở ngại và hạn chế. Điều này là một điều vô cùng dĩ nhiên khi có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thăng Long được thực hiện trong một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt, với địa bàn là trung tâm thành phố Hà Nội nơi có rất nhiều ngân hàng thương mại cùng tồn tại, hoạt động. Chính vì lẽ đó mà phần nào làm cho lượng tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng ngày càng bị thu hẹp do phải phân bổ sang các ngân hàng xung quanh. Ngoài ra với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau trên địa bàn cũng đã gây nên không ít khó khăn trong việc huy động vốn khi mỗi ngân hàng hiện nay đều có những sản phẩm, những chương trình hấp dẫn đặc biệt nhằm thu hút các khách hàng.

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động tiền gửi vào chi nhánh khi được phân tích ở những phần trên thì có thể thấy tiền gửi của các TCKT – XH và tiền gửi khác luôn chiếm tỷ trọng khá thấp. Cụ thể số tiền gửi do các tổ chức xã hội chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 26% đến 28% dù những năm gần đây cũng có cải thiện dần đều tuy nhiên vẫn thấy các tổ chức doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn đánh giá cao dịch vụ để gửi tiền vào Chi nhánh. Trong khi đó lượng tiền huy động khác cũng dường như không quá đáng kể chỉ xoay quanh 4% tới cao nhất là 10.37% năm 2018 và sau đó cũng lại bị giảm xuống. Qua đấy để thấy rằng Sacombank Thăng Long sẽ còn nhiều việc phải làm để làm sao cân đối lượng tiền huy động một cách hợp lý và đa dạng hơn nữa thay vì quá tập trung vào một hình thức huy động như truyền thống.

Tiền gửi trung và dài hạn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng vô cùng nhỏ và có xu hướng đi xuống rất nhiều trong 2 giai đoạn là 2016 – 2017 và 2018 – 2019. Nếu như tại các ngân hàng khác như MB bank hay Vietcombank họ luôn có những sản phẩm, những chương trình tốt cho gói tiền gửi trung và dài

hạn này giúp cho khách hàng linh hoạt trong việc gửi tiền hay sinh lời hiệu quả thì Sacombank chưa có triển khai mạnh về những sản phẩm này cho dù cũng có rất nhiều chính sách tốt tuy nhiên vẫn chưa thể cạnh tranh được dẫn đến kết quả thấp như vậy.

Một khó khăn nữa có thể thấy rất rõ không chỉ của riêng ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thăng Long mà đây cũng thực sự là khó khăn chung của các ngân hàng trên cả nước khi gần đây có quá nhiều biến động bất ổn theo chiều hướng không tốt gây tiêu cực cho nền kinh tế đất nước. Sau khi trải qua những thời kỳ biến động do lạm phát cao, rồi tới các cuộc chiến thương mại và hiện nay là một thảm họa mang tên Covid 19 dường như khiến cho nhiều ngân hàng bị khó khăn hơn đặc biệt là việc quảng cáo, tiếp thị khách hàng cũng như những hoạt động thông thường của ngân hàng. Cũng may mắn Chính phủ Việt Nam chúng ta đã có những kế sách tốt trong phòng chống dịch và tiếp tục tăng trưởng kinh tế phần nào đã giúp cho các ngân hàng đỡ khó khăn hơn, tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận sự tiêu cực mà dịch bệnh mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói riêng.

Nguồn nhân lực của Sacombank Chi nhánh Thăng Long hiện tại được đánh giá là khá trẻ trung năng động, đây là điều tích cực nhưng thực sự cũng là một điểm yếu khi các nghiệp vụ của ngân hàng thực sự rất nhiều và phức tạp. Phần lớn những nhân lực trẻ thế hệ Millennials vẫn còn nhiều thiếu sót trong kinh nghiệm nên đôi khi gặp nhiều lỗi sai trong các thao tác công việc gây nên ảnh hưởng không hề nhỏ tới chất lượng phục vụ của chính Chi nhánh.

Về quảng cáo thương hiệu thì đây cũng là một điểm chưa thực sự nổi bật của Sacombank khi gần đây chúng ta có thể thấy rất nhiều Ngân hàng có những sản phẩm vô cùng thú vị như BIDV, MB, PV Bank, … họ sẵn sàng đầu tư rất nhiều để làm sao sản phẩm của họ đã thú vị mà còn gây hấp dẫn, phổ biến hơn tới những khách hàng tiềm năng khác. Trong khi đó Sacombank vẫn chưa tạo nên những cuộc đầu tư chạy quảng cáo phổ cập sản phẩm như vậy và vô tình

bị trở nên lu mờ hơn so với các ngân hàng bạn trong việc nhận diện thương hiệu sản phẩm.

Đi liền với việc quảng cáo thì không thể không nói tới việc xác định rõ chiến lược khách hàng một cách hợp lý từ đó để đưa ra những chính sách cụ thể. Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thăng Long vẫn còn hạn chế trong vấn đề đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường, chủ động tìm hiểu khách hàng. Nói cụ thể thì dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa được tối ưu hóa, chưa có nhiều chính sách khuyến mại và tri ân những khách hàng than thiết, những khách hàng cá nhân có số dư lớn hay giao dịch thường xuyên, lâu năm. Việc tiếp cận và phổ biến sản phẩm tới các cộng đồng dân cư còn rất thụ động chưa thực sự đa dạng và mang tính hiệu quả cao như nhiều ngân hàng hiện nay đang triển khai để đưa thương hiệu sản phẩm tới nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội hơn.

Thêm vào đó việc xây dựng và cập nhật nhiều hơn về công nghệ thông tin vào các sản phẩm của Sacombank trong thời gian sắp tới vẫn cần phải nâng cao nhiều hơn nếu muốn cạnh tranh khi hiện tại vào thời điểm này. Các hoạt động phát triển thêm các sản phẩm mới cho huy động vốn chưa nhiều. Các hình thức huy động tuy đã đa dạng hóa nhưng chưa thực sự hấp dẫn với khách hàng và bên cạnh đó các chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh và luôn áp dụng lãi suất huy động cao hơn. Mặc dù chi nhánh đã áp dụng các đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu nhưng lãi suất chưa thực sự linh hoạt. Kỳ phiếu và trái phiếu mới chỉ có lãi suất cố định, chưa có đảm bảo trượt giá nên hạn chế sức hấp dẫn với người gửi tiền. Sự phát triển của thị trường đòi hỏi ngân hàng phải cung cấp một danh mục đa dạng các dịch vụ liên quan.

Từ những thực trạng, khó khăn của Chi nhánh đã đề cập như trên trong thời gian tới NHTM CP Sacombank CN. Thăng Long cần nhanh chóng, quyết liệt hơn nữa trong việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường huy

động vốn để đáp ứng yêu cầu không ngừng mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn Chi nhánh những năm sắp tới.

2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan 2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân có thể đề cập trước tiên ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng là sự cạnh tranh càng nhiều của các ngân hàng từ nhà nước, các ngân hàng TM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài hay các tổ chức tài chính… Các ngân hàng không chỉ quan tâm đến lãi suất huy động mà còn chú ý hơn đến việc đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn (chứng chỉ tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá có lãi bậc thang…), huy động vốn được tặng quà, nhận mã số dự thưởng…

Sự tham gia ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả vào nền kinh tế của các trung gian tài chính như các công ty chứng khoán, các công ty tài chính, các công ty bảo hiềm, tiết kiệm bưu điện… Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh để giành ưu thế với nhau mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác.

Môi trường pháp lý nước ta còn chưa đồng bộ và thống nhất, mặc dù Luật các tổ chức tín dụng cũng đã có song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần điều chỉnh cụ thể, ngoài ra các hệ thống luật liên quan hầu như chưa hoàn chỉnh do vậy rất khó cho công tác kinh doanh nói chung và công tác huy động vốn nói riêng của chi nhánh.

Thêm một yếu tố khá khó kiểm soát được đó là tình hình dịch bệnh Covid

19 thực sự rất phức tạp làm gần như đóng băng nền kinh tế toàn cầu chứ không

riêng gì Việt Nam. Dịch bệnh cũng là một thử thách không nhỏ để các ngân

hàng trong đó có Sacombank làm thế nào có thể cố gắng thực hiện tốt nhất có thể “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

2.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Trong những năm vừa qua, hệ thống Ngân hàng Sacombank toàn quốc nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng đã đạt được những kết quả khả

quan khi khai thác tương đối tốt mọi nguồn vốn cả ngắn hạn, trung và dài hạn đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn có một số những hạn chế cần khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn trong thời gian tới:

Thứ nhất, về cơ sở vật chất, nói chung trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh thực sự đang khá cũ so với nền công nghệ hiện tại mà Việt Nam đang đạt được. Trong khi đó nhiều ngân hàng, thậm chí là những ngân hàng trẻ các công nghệ, máy tính họ sử dụng vào kinh doanh, phục vụ khách hàng lại được đầu tư, nâng cấp rất tốt. Những sự đi xuống của các thiết bị như này cũng phần nào khiến ảnh hưởng khá lớn đến khả năng cạnh tranh của chi nhánh.

Thứ hai, sản phẩm dịch vụ của chi nhánh dù đã có sự nỗ lực thay đổi nhưng nhìn chung vẫn chưa quá nổi trội so với nhiều sản phẩm, chương trình mà các ngân hàng bạn đang có. Về các hình thức huy động thì vẫn đang dừng

ở mức độ huy động đơn giản như truyền thống chưa áp dụng nhiều hình thức linh hoạt hơn như là thanh toán séc du lịch.

Thứ ba, công tác marketing và chăm sóc khách hàng tuy đã được chi nhánh qua tâm chú trọng nhưng vẫn chưa đủ để ý thức được hết toàn bộ tầm quan trọng của công tác này, nhận thức còn đơn giản dẫn nên trong phối hợp thực hiện vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Thứ tư, về các sản phẩm liên quan tới thanh toán không dùng tiền mặt, thực ra đây là một khó khăn chung của hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay

khi điều này là khá hạn chế. Các dịch vụ thanh toán tiện chưa trở nên phổ biến tới mức như chúng ta mong muốn đã làm giảm nguồn tiền ký gửi vào ngân hàng. Trong thời gian tới chi nhanh nên thúc đẩy tập trung tốt hơn trong việc mở rộng, phát triển các sản phẩm cộng thêm vào tiền gửi thanh toán nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng hình thức thanh toán qua ngân hàng.

Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, đặc biệt lãi suất biến động

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w