Phân tích huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 85 - 89)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3.2. Phân tích huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Rõ ràng rằng khi phân tích về tình hình vốn huy động dựa trên loại tiền huy động chúng ta sẽ thấy được sự biến động của nguồn nội tệ hay ngoại tệ để từ đó giúp Chi nhánh sẽ cân đối, đề ra các chiến lược hợp lý hơn trong huy động nội tệ và ngoại tệ. Trong khi đó phân tích theo đối tượng khách hàng huy động sẽ cho Chi nhánh có cái nhìn thực tế và tổng quát hơn rằng đối tượng nào là tốt nhất để có thể huy động hiệu quả với chi phí và thời gian ít nhất. Với hình thức huy động vốn dựa theo đối tượng khách hàng Sacombank chi nhánh Thăng Long chia thành ba loại đó là: tiền gửi tiết kiệm; tiền gửi từ các tổ chức KTXH và tiền gửi khác. Cụ thể được hiển thị qua bảng sau:

Bảng 2.9: Huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: triệu đồng

Tiền gửi tiết 4,454,120.43 kiệm Tiền gửi các tổ 1,742,916.69 chức KT- XH Tiền gửi 258,209.88 khác Chỉ tiêu

Tiền gửi của các TCKT- XH

Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi khác Tổng

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Sacombank CN Thăng Long)

Biểu đồ 2.5: Tổng vốn nội tệ huy động của Sacombank CN. Thăng Long

Năm 2016 Đơn vị: triệu đồng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tiền gửi của các TCKT -XH

Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu 2.10 trên đây ta nhận thấy huy động vốn từ nguồn tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh luôn đạt mức cao qua các năm. Cụ thể, năm 2016 đạt 4,454 tỷ đồng, năm 2017 đạt 4,378 tỷ đồng chiếm 66.60% tổng nguồn vốn huy động. Sang những năm 2018, 2019 và 2020 lượng tiền gửi tiết kiệm

vào ngân hàng tăng đều lên đáng kể. Năm 2018 tăng nhẹ thêm đạt 4,518.8 tỷ đồng với tỷ trọng 62.95% trên tổng vốn huy động năm đó. Năm 2019, số tiền gửi đạt 5,239 tỷ đồng tương ứng tăng thêm 720.86 tỷ đồng. Và năm 2020 lượng tiền gửi này đạt đỉnh 5,672.65 tỷ đồng chiếm tới 66.80% vốn huy động.

Về nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế xã hội cũng như nguồn tiền gửi tiết kiệm đều tăng dần lên mỗi năm. Nếu như từ năm 2016 lượng tiền gửi này khoảng 1,742.9 tỷ đồng thì sau 4 năm sau đó đã đạt mức 2,411.73 tỷ đồng năm 2020 tăng đáng kể tới 668.83 tỷ. Ngoài ra còn những tiền gửi khác tuy nhiên chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ khoảng từ 4% tới 10% trên tổng nguồn vốn huy động.

Biểu đồ 2.6: Tổng vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của Sacombank Chi nhánh Thăng Long

Vốn huy động từ tiền tiết kiệm của chi nhánh luôn chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong vốn huy động. Để có được điều này ngoài việc Chi nhánh luôn triển khai mạnh về sản phẩm huy động, cũng như luôn tạo uy tín với khách hàng thì trên thực tế có thể thấy xu hướng thể hiện qua số liệu và biểu đồ cho biết rõ trạng thái dư tiền trong dân cư tại Hà Nội khi đời sống của cư dân ngày càng cao, cùng với đó là tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng mạnh trong giai đoạn năm năm trở lại đây. Riêng năm 2020 do dịch covid 19 xảy ra vì nhiều người ít ra ngoài và kinh doanh nên lượng tiền gửi tiết kiệm vào cũng khá

nhiều nhằm bảo đảm cũng như lấy lãi. Chính vì điều này có thể nhận định rằng đó là lý do chính khiến tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư tăng liên tục qua các năm.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w