5. Bố cục của luận văn
2.2.4. Phân tích huy động vốn theo thời hạn
Bảng 2.11: Tình hình huy động theo thời hạn (đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2016 Không kỳ hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Đơn vị: tỷ đồng 5,000.00 4,500.00 4,000.00 3,500.00 3,000.00 2,500.00 2,000.00 1,500.00 1,000.00 500.00 0.00 Năm 2016
Biểu đồ 2.7: Huy động vốn theo thời hạn của CN. Sacombank Thăng Long Nhận xét:
Qua bảng số liệu 2.11 và biểu đồ 2.7 trên đây có thể nhận thấy rằng tổng dư nợ của Chi nhánh có xu hướng tăng lên mỗi năm. Nếu phân theo hình thức thời hạn huy động vốn thì hầu như vốn huy động ngắn hạn và không kỳ hạn của Chi nhánh đều tăng và chiếm một tỷ trọng khá cao qua các năm, ngược lại vốn trung và dài hạn thì rất ít. Cụ thể vào năm 2016 về nguồn vốn huy động không kỳ hạn của Chi nhánh huy động được 2,840 tỷ đồng chiếm 44% tỷ trọng huy
2,810.77 tỷ đồng với tỷ trọng 42%. Sau đó từ năm 2018 trở đi nguồn vốn huy động này luôn tăng dần lên mỗi năm. Nếu như vào năm 2018 lượng vốn này đạt 3,124.76 tỷ đồng thì tới năm 2020 lượng vốn đã lên tới trên 3,736 tỷ đồng. Lượng vốn này tăng lên không phải là do Ngân hàng thực hiện chính sách huy động bằng cách tăng lãi suất, lãi suất cho huy động không kỳ hạn của Sacombank luôn chỉ xoay quanh 0.1% đến 0.2%. Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cán bộ nhân viên ngân hàng và sự uy tín của ngân hàng qua rất nhiều năm thì nhiều khách hàng vẫn gửi tiền vào Sacombank vì tin tưởng và rất đảm bảo an toàn cho nguồn tiền của họ chứ không hẳn là lãi suất họ được hưởng là bao nhiêu.
- Về nguồn vốn huy động ngắn hạn, Chi nhánh luôn huy động được một
khối lượng rất lớn và dường như tăng đều lên mỗi năm. Quan sát bảng biểu số
liệu có thể thấy vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với phần còn lại là vốn dài hạn và không kỳ hạn. Cụ thể năm 2016 Chi nhánh huy động được hơn 3,292 tỷ đồng chiếm tới 51% vốn huy động. Năm 2017 nguồn vốn huy động này đạt cỡ 3,714.82 tỷ đồng tăng so với năm trước đó 6.79%. Sang năm 2018 lượng vốn đạt 3,985 tỷ, năm 2019 đạt lên mức 4,352.95 tỷ đồng và rồi tới năm 2020 đạt đỉnh mức 4,632.89 tỷ đồng với tỷ trọng lên tới 54.45 % vốn huy động.
- Về nguồn vốn trung và dài hạn (từ 1 đến 5 năm), không như nguồn
vốn
huy động không kỳ hạn và ngắn hạn, nguồn vốn này ngược lại hoàn toàn khi chiếm tỷ trọng vô cùng nhỏ trên toàn bộ nguồn vốn huy động toàn Chi nhánh. Năm 2016 lượng vốn này đạt mức cao nhất trong giai đoạn phân tích khi con số huy động vào khoảng 322.76 tỷ đồng. Những năm sau đó thì lượng vốn này bị giảm khá nhiều khi mà năm 2017 chỉ mức 49.3, năm 2018 đạt 68.2 và 72.55 là con số của năm 2019. Cho tới khi năm 2020 nguồn vốn huy động trung và dài hạn này lại tăng nhẹ trở lại và đạt mức trên 131.6 tỷ đồng vượt năm trước đó tới 44.88%.
Qua phân tích về tình hình huy động vốn theo phân kỳ giai đoạn ở trên đây ta nhận thấy rõ rằng lượng vốn huy động khộng kỳ hạn và ngắn hạn của cả Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong khi đó lượng vốn huy động trung và dài hạn lại chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động qua 5 năm. Lý do xảy ra điều này là lượng tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn chủ yếu là đến từ các doanh nghiệp, các tổ chức gửi vào nhằm phục vụ cho nhu cầu chính là thanh toán. Các doanh nghiệp hay tổ chức gửi tiền của mình vào để dễ dàng hơn khi thanh toán, chuyển tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hiện nay khi những đơn hàng hay các trao đổi thường với số lượng rất lớn và thực sự là bất lợi rất nhiều về thời gian, hiệu quả nếu trao đổi chỉ bằng tiền mặt. Bởi chính vì thế việc doanh nghiệp có một lượng tiền đáng kể nhất định gửi ngân hàng để quay vòng vốn hay thanh toán, trao đổi là rất hữu dụng và thuận lợi. Thông thường mỗi doanh nghiệp hay chủ động phân chia lượng tiền của mình một cách hợp lý theo quy tắc không bỏ nhiều trứng vào một giỏ vì vậy lượng vốn họ gửi vào Chi nhánh cũng chỉ là một phần nhỏ trong lượng tiền họ có. Tuy nhiên, với uy tín thương hiệu, sản phẩm chất lượng và có nhiều mối quan hệ tốt với các khách hàng doanh nghiệp cấp cao trên địa bàn thời gian sắp tới việc duy trì, mở rộng việc huy động nguồn vốn này sẽ trở nên dễ dàng hơn cho Chi nhánh. Ngoài ra, gần đây ngân hàng cũng đã khuyến khích nhằm thay đổi tư duy, tiến tới ngân hàng số trong tương lai và việc giảm tải thủ tục giấy tờ là một trong những bước đi đầu tiên trong tiến trình này. Với việc thay đổi tích cực này thì chắc chắn trong tương lai Chi nhánh Thăng Long sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong công tác huy động vốn.