5. Bố cục của luận văn
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng những năm gần
đây.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường nước ta đang ngày càng phát triển, đổi mới, nhiều Ngân hàng mới đã ra đời và trong đó có những Ngân hàng đi lên thật sự mạnh mẽ. Chính nhờ sự đổi mới, cập nhật nhiều sản phẩm tốt tương đồng nhau nên giữa các Ngân hàng trong nước cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Đối với riêng Sacombank chi nhánh Thăng Long cũng đã có những giải pháp triển khai đạt kết quả cao trong hoạt động kinh doanh, liên tục cập nhật một cách toàn diện cả rộng sâu đến chiều sâu nhằm làm sao đáp ứng đủ điều kiện đóng góp phần nhỏ sức lực cho nhu cầu phát triển, đổi mới của Thủ Đô trên mọi lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Những kết quả đó được thể hiện rõ qua các mặt như sau:
a. Hoạt động huy động vốn
Phần lớn các ngân hàng hoạt động không phải bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu đến từ nguồn vốn huy động, do đó hoạt động huy động được coi là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu. Vì đây là nguồn vốn quan trọng cho các hoạt động của Ngân hàng như: huy động vốn khác, phát hành giấy tờ có giá, cho vay, tài trợ, … nên trong những năm qua Sacombank Thăng Long đã tận dụng triệt để lợi thế từ vị trí đến quan hệ và sự đổi mới trong nhiều khía cạnh để chủ động nâng cao chính sách huy động, dịch vụ. Với những nỗ lực như vậy vốn huy động của Sacombank chi nhánh Thăng Long thường chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể:
Bảng 2.1. Tình hình huy động của Sacombank Thăng Long (2016 – 2020)
ĐVT: Triệu đồng ST Chỉ tiêu T Tổng nguồn vốn huy động
I Phân loại tiền
1 Nội tệ (VND) 2 Ngoại tệ, vàng (USD) Phân loại II theo đối tượng khách hàng 1
Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi các 2 tổ chức kinh tế xã hội 3 Tiền gửi khác III Phân theo thời hạn 1 Không kỳ hạn 2 Ngắn hạn 3 Trung và dài hạn
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính Sacombank Thăng Long)
ĐVT: Triệu đồng
9,000,000
8,000,000
4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 0 Năm 2016 Tổng nguồn vốn huy động (2016 - 2020)
Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động của Sacombank Thăng Long (2016 - 2020) Nhận xét:
Từ bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.1 có thể thấy rất rõ rằng tổng nguồn vốn huy động của Sacombank chi nhánh Thăng Long đang có xu hướng tăng trưởng đều và liên tục qua từng năm trong khoảng từ năm 2016 tới năm 2020. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2020, công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt khoảng 8,492 tỷ đồng tăng hơn 430 tỷ đồng tương đương tăng 5.35% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2019 tổng nguồn vốn đạt khoảng 8,061 tỷ đồng, tăng hơn 882 tỷ đồng tương ứng tăng mức 12.30% so với năm 2018.
Về lượng huy động của ngoại tệ và vàng có thể thấy trong năm 2017 đạt được là 12,646 triệu USD (290,858 tỷ đồng) giảm 565 tỷ so với năm 2016 và tới năm 2018 tiếp tục bị giảm mạnh xuống 26.10 % so với năm trước đó. Có thể giải thích về sự suy giảm này là do trong hai năm đó lượng Kiều hối từ nước ngoài gửi về bị sụt giảm đáng kể. Một phần lý do có thể đến là tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ Trung làm ảnh hưởng tới lượng hàng hóa xuất nhập khẩu từ đó cũng ảnh hưởng đến lượng huy động vốn ngoại tệ vào ngân hàng. Thêm vào đó, việc huy động ngoại tệ cụ thể là USD cũng không đem lại lợi nhuận nên trong thời gian 2017 – 2018 Sacombank cũng có một số chính sách riêng giảm lượng huy động tiền USD. Sau đó năm 2019, 2020 để cân đối sự ổn định của tỷ giá ngân hàng đã có một số cơ chế mới để tiếp tục huy động thêm ngoại tệ.
Về lượng huy động vốn nội tệ, trong năm năm liên tiếp từ 2016 đến 2020 lượng vốn này vẫn tăng trưởng liên tục. Năm 2016, Sacombank huy động được trên 6,162 tỷ đồng cho tới 2019 lượng vốn đã huy động lên tới trên 7,769 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 96.38% tổng vốn huy động. Một năm sau đó nội tệ tiếp tục đà tăng lên đáng kể thành 8,204 tỷ đồng với tỷ trọng 96.61% tăng trên 430 tỷ (≈ 5.08%).
Về vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm, nguồn huy động này của Chi nhánh Thăng Long có thể thấy phần lớn luôn chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2016 vốn huy động nguồn tiền này của chi nhánh đạt khoảng 4,455 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69% trên tổng nguồn vốn huy động. Dù cho đến năm 2017 lượng vốn này có tụt xuống một chút giảm 1.69%, tuy nhiên sang các năm sau tiền gửi tiết kiệm lại tiếp tục tăng lên đáng kể. Năm 2018 lượng
tiền gửi tiết kiệm đạt 4,518,804 triệu đồng, bước sang năm 2019 vượt 2018 tới 15.95 % và năm 2020 vượt 2019 trên 432 tỷ đồng. Về tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế xã hội của Sacombank Thăng Long trong suốt thời kỳ 2016 đến 2020 đều có dấu hiệu tăng trưởng đáng kể mỗi năm. Nếu như năm 2016 huy động từ các tổ chức đạt cỡ 1,742 tỷ đồng chiếm 27% tỷ trọng vốn huy động thì tới năm 2020 đã tăng lên đáng kể và đạt hơn 2,411 tỷ đồng. Còn nguồn tiền gửi khác của Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cả 5 năm cụ thể: năm 2016 đạt 258 tỷ đồng, năm 2017 đạt 440 tỷ đồng, năm 2018 đạt 744.4 tỷ đồng và trong năm 2019, 2020 chỉ đạt lần lượt là 604.5 và 407.6 tỷ đồng.
Về tiền gửi phân theo thời hạn của chi nhánh có thể thấy tổng quát rằng hình thức huy động không kỳ hạn và ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2016 Chi nhánh Thăng Long huy động được 2,840 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn, 3,714 tỷ đồng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lần lượt tương đương là 44% và 42.75%. Năm 2017 huy động không kỳ hạn giảm xuống là 2,810 tỷ, tuy nhiên những năm sau đó đều tăng trưởng đi lên đáng kể đạt 3,736.48 tỷ vào năm 2020 cho tiền gửi vô thời hạn và 4,623 tỷ đồng cho tiền gửi ngắn hạn. Trong khi đó, tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn huy động phân theo thời hạn chỉ từ 0.75% đến 5%. Qua đó thấy nguồn vốn huy động trung và dài hạn, không đáp ứng được nhu cầu vốn trung và dài hạn do đó ngân hàng phải chuyển hoán nguồn, phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay, bù đắp thiếu hụt. Tóm lại, thì việc huy động và sử dụng vốn của Sacombank Thăng Long chưa thực sự hợp lý: huy động vốn tăng nhưng chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn, huy động vốn trung, dài hạn có xu hướng giảm và chiếm tỷ lệ không cao, gây khó khăn trong việc quản trị nguồn vốn; khó bảo đảm cân đối kỳ hạn, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất. Cho vay trung, dài hạn nhiều hơn nguồn vốn trung và dài hạn huy động được, điều này buộc ngân hàng phải chuyển hoán một phần lớn nguồn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Nếu việc quản trị danh mục tài sản, nguồn vốn không tốt thì ngân hàng phải đối đầu với nhiều loại rủi ro.
Như vậy, xét về mặt tổng thể thì hoạt động huy động vốn của Chi nhánh là khá tốt. Để có được những kết quả tích cực như vậy là do những nỗ lực trong nghiệp vụ của ngân hàng. Với việc áp dụng những chính sách, mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, dịch vụ tiện ích từ đó thu hút được nhiều khách hàng. Ngoài ra với việc đổi mới áp dụng các hình thức thanh toán số, chuyển tiền nhanh, an toàn và chính xác trong những năm gần đây Sacombank Thăng Long đang thật sự khiến cho các khách hàng từ cá nhân tới các tổ chức doanh nghiệp tin tưởng và sử dụng các dịch vụ. Bên cạnh đó không thể không nhắc tới sự phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh cũng với các yếu tố khách quan tạo nên sự mạnh mẽ trong việc huy động vốn.
b. Hoạt động tín dụng
Song hành với việc coi trọng công tác huy động vốn, Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thăng Long luôn xác định việc mở rộng tín dụng luôn đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề hết sức cần thiết trong hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy huy động vốn. Công tác cho vay của Sacombank được mở rộng tới mọi đối tượng khách hàng là các Tổng công ty; Công ty liên doanh; Các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Các hộ kinh doanh cá thể; Cho vay tiêu dùng; …. nhằm đa dạng hóa khách hàng. Thông thường vốn
vay được hướng vào những ngành hàng, mặt hàng chiến lược có triển vọng phát triển bền vững, hiệu quả như: Viễn thông; điện lực; dầu khí; chế biến thực phẩm … các khoản tiền này đều phát huy tốt hiệu quả kinh tế. Ngoài ra Sacombank cũng luôn chú trọng đầu tư đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, cho vay tiêu dùng, những lực lượng năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Việc cho vay thành phần kinh tế này không những góp phần làm cho cơ cấu tín dụng bền vững hơn, an toàn hơn mà còn nâng cao hiệu quả trong việc phát triển các loại hình dịch vụ, góp phần làm tăng thu dịch vụ cho ngân hàng. Tính đến nay đã có số lượng hàng ngàn khách hàng phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh từ vốn vay từ Ngân hàng. Để nắm rõ hơn về công tác đầu tư tín dụng của Sacombank trong thời gian qua ta xem biểu đồ và bảng 2.2:
Biểu đồ 2.2: Tổng doanh số cho vay của Sacombank Thăng Long năm 2016 - 2020 ĐVT: Triệu đồng 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Năm 2016
Bảng 2.2: Doanh số cho vay của Sacombank chi nhánh Thăng Long (2016 – 2020) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Số tiền Tổng doanh số cho vay 2,706,704 Phân I theo loại tiền 1 Nội tệ 1,778,504 2 Ngoại tệ 41,888 Theo kỳ II hạn Ngắn 1 hạn 2,431,161.53 Trung 2 hạn 195,965.37 3 Dài hạn 79,577.1004 Phân theo thời
III hạn Doanh nghiệp nhà 1 nước 0 43
Công ty cổ phần và 2 TNHH 1,171,732.16 Doanh nghiệp 3 tư nhân 1,082.68 DN có vốn ĐT nước 4 ngoài Hộ kinh doanh 5 cá thể
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính Sacombank Thăng Long)
Qua biểu đồ và bảng số liệu trên ta thấy hoạt động tín dụng của Sacombank trong thời gian qua tăng trưởng vững chắc, ổn định. Chủ yếu chi nhánh Thăng Long cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, các cá nhân có thu nhập cao dưới các hình thức như: cho vay bổ sung vốn lưu động kinh doanh, cho vay đầu tư mua sắm tài sản cố định, cho vay tiêu dung phục vụ đời sống, cho vay mua xe ô tô, cho vay du học, ….
Bảng số liệu 2.2 cho thấy phần dư nợ cho vay tính đến thời điểm 31/12/2017 đạt 5,102,536 triệu đồng tăng 2,548,342 triệu đồng so với năm 2016. Năm 2018, số tiền cho vay đạt 5,506,122 triệu đồng vượt năm 2017 khoảng 7.91%. Sau đó tới năm 2019 tổng nguồn vốn cho vay bị giảm xuống còn 5,144,447 triệu đồng trước khi quay lại đà tăng thêm 299,153 triệu đồng vào cùng kỳ năm tiếp theo. Qua những dữ liệu trên có thể thấy doanh thu cho vay của Chi nhánh không ngừng chuyển biến và chủ yếu tăng lên qua các năm trong kỳ nghiên cứu. Sacombank Thăng Long uyển chuyển trong việc đưa ra các chính sách nội bộ để đảm bảo cân đối giữa cho vay với khả năng nguồn vốn, điều chỉnh kịp thời mục tiêu tăng trưởng tín dụng và giao chỉ tiêu dư nợ mục tiêu cho từng PGD, kiểm soát tăng trưởng tín dụng để góp phần ổn định giá cà và kinh tế vĩ mô và đảm bảo khả năng thanh khoản.
Dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao hầu hết qua các năm so với nợ trung và dài hạn cụ thể:
- Năm 2017 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 4,805,568.40 triệu đồng chiếm tới 94.18% tỷ trọng doanh số cho vay. Trong khi đó dư nợ trung hạn và dài hạn chỉ
đạt lần lượt 195,965.37 triệu đồng, 79,577,1004 triệu đồng trong năm tương ứng tỷ trọng 7.24% và 2.94%.
- Năm 2018 dư nợ cho vay ngăn hạn đã tăng 256,760.16 triệu đồng (5.34%) so với năm 2017. Trong khi lượng vốn vay trung hạn và dài hạn tổng đạt 443,793.43 tức chỉ 8.06% tỷ trọng toàn bộ vốn vay.
- Năm 2019 dư nợ cho vay ngắn hạn bị giảm một chút, đạt 4,751,411.25 triệu đồng ước tính chiếm tỷ lệ khoảng 92.36%. 263,910.13 triệu đồng và 129,125.62 triệu đồng lần lượt là số tiền của doanh số cho vay vốn trung và dài hạn.
- Năm 2020 doanh thu cho vay ngắn hạn của Sacombank Thăng Long là
5,134,403.52 triệu đồng ≈ 94.32%. Doanh số cho vay theo trung hạn đạt 253,127.40 triệu đồng, tỷ trọng khoảng 4.65%, giảm 4.09% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số
Cho vay dài hạn đạt 56,069.08 triệu đồng cỡ 1.03% tỷ trọng.
Đối tượng vay vốn của Sacombank Chi nhánh Thăng Long cũng được phân bổ hợp lý, tập trung chủ yếu vào 2 thành phần chính là Công ty cổ phần, Công ty TNHH và thành phần kinh tế cá thể. Năm 2016 dư nợ đối với Công ty CP và Công ty TNHH đạt 43.29%, thành phần kinh tế cá thể (hộ gia đình) đạt 54.95%. Sang đến năm 2017 đạt 35.84% và 60.15%, năm 2018 đạt 28.77% và 71.15% và năm 2019 đạt 33.54% và 66.36%. Riêng trong năm 2020 khi một cuộc khủng hoảng xảy ra do tác động của dịch Covid 19 trên toàn cầu và trong nước khiến cho các công ty đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể vay vốn ngắn hạn nhiều hơn nhằm mục đích cầm cố, duy trì hoạt động kinh doanh trong đợt khủng khủng hoảng khó khan do Covid. Tỷ lệ doanh số cho vay cho các công ty CP và TNHH đạt mức 32.75% còn tỷ lệ cho các hộ kinh doanh cá thể tăng lên mức 67.18%. Tuy nhiên Chi nhánh vẫn chưa thể thâm nhập vào sâu các khối doanh nghiệp nhà nước khi mà lượng doanh nghiệp nhà nước vay của Sacombank Thăng Long là quá ít gần như bằng 0%. Trong thời gian tới, Chi nhánh Thăng Long cần phải nỗ lực hơn nữa để đẩy mạnh
Trong những năm vừa qua bên cạnh việc luôn tuân thủ chặt chẽ chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN, Sacombank luôn linh hoạt theo sát tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sacombank cũng đã xây dựng một số kế hoạch nhằm tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp, giao và kiểm soát trần dư nợ cho từng chi nhánh, giảm chi tiêu tăng trưởng dư nợ đối với chi nhánh có nợ xấu cao, đặc biệt kiểm soát tăng trưởng dư nợ ngoại tệ cho vay trung dài hạn nhằm tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN và đảm bảo an toàn thanh khoản cho ngân hàng. Thêm vào đó hệ sản phẩm dịch vụ tín dụng mà Chi nhánh đang cung cấp rất đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, một số sản phẩm được coi là thế mạnh của Chi nhánh có thể kể tới như:
- Cho vay tiêu dùng Bảo toàn (số quyết định 72/2020/QĐ-VBLQ). Khoản vay
này cho phép vay với mục đích thanh toán các chi phí cho mục đích phục vụ nhu cầu đời sống của KH, gia đình KH, bao gồm: Xây dựng, sửa chữa nhà; hoặc các mục tiêu khác ngoại trừ việc chuyển nhượng bất động sản, du học và mua phương tiện vận tải. Với mức vay tối đa 100% nhu cầu KH nhưng không vượt quá tỷ lệ bảo đảm của từng loại tài sản đảm bảo theo quy định tại (Quy chế Cấp tín dụng hiện hành - QC CTD). Thời hạn vay cho TSBĐ là bất động sản với mục đích xây dựng lên tới tối đa 15 năm; Trường hợp KH cung cấp Giấy phép xây dựng, thời hạn vay