Phân tích tình hình huy động vốn qua một số chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 79 - 83)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2. Phân tích tình hình huy động vốn qua một số chỉ tiêu

Việc sử dụng chỉ tiêu để đánh giá hoạt động huy động vốn là rất quan trọng đối với Ngân hàng. Từ những kết quả đó Ngân hàng sẽ biết được rằng tình hình hoạt động nói chung và tình hình huy động vốn nói riêng của mình là như thế nào. Nếu tốt thì sẽ cố gắng nâng cao phát huy, chưa tốt thì từ đó sẽ cần đề ra những giải pháp nhằm khắc phục sự khó khăn để nâng cao nguồn vốn huy động của Chi nhánh giúp hoạt động đạt hiệu quả tốt hơn.

Bảng 2.7: Một số Chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn

Chỉ tiêu

1. Tổng nguồn vốn huy động 2. Tổng nguồn vốn

3. Chi phí trả lãi vốn huy động 4. Lợi nhuận thuần từ lãi 5. Doanh số cho vay 6. Tổng VHĐ/Tổng NV (1/2) 7. CP trả lãi VHĐ/ Tổng VHĐ (3/1) 8. LN thuần từ lãi/ CP lãi phải trả (4/3)

9. DS cho vay/ Tổng VHĐ (5/1)

Chỉ tiêu

1. Tổng nguồn vốn huy động 2. Tổng nguồn vốn

5. Doanh số cho vay 6. Tổng VHĐ/Tổng NV (1/2)

7. CP trả lãi VHĐ/ Tổng VHĐ (3/1)

8. LN thuần từ lãi/ CP lãi phải trả (4/3)

9. DS cho vay/ Tổng VHĐ (5/1)

Nhận xét:

- Tổng vốn huy động / Tổng nguồn: vốn thể hiện mức độ tham gia của vốn huy động trong tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh. Chỉ số này cho biết 1 đồng vốn của ngân hàng có bao nhiêu đồng huy động từ bên ngoài, chỉ

số này càng cao phản ánh nguồn vốn huy động càng lớn, hiệu quả huy động vốn càng cao. Năm 2016 chỉ số này đạt 0.8116, năm 2017 giảm còn 0.7850 tức tụt xuống 3.38%. Tới năm 2018 tăng 0.69% so với 2017 đạt 0.7905. Qua 2 năm tiếp theo đó chỉ số này đều tăng dần lên liên tục lần lượt đạt 0.7993 năm 2019 và 0.8017 năm 2020. Điều này nhận thấy rằng công tác huy động vốn của chi nhánh Thăng Long hoạt động khá tốt, trơn tru và có hiệu quả.

- Chi phí trả lãi vốn huy động / Tổng vốn huy động: là tỷ lệ thể hiện mức chi phí mà Chi nhánh phải bỏ ra để huy động vốn. Chỉ số này cho biết rằng 1 đồng vốn huy động được thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Năm 2016 đạt tỷ lệ 0.0104, sang 2017 đạt 0.0122 bị tăng lên khoảng trên 14%. Năm 2018 tỷ lệ đạt 0.0117 giảm xuống 3.91%. Mức tỷ lệ chi phí trả lãi vốn huy động trên tổng vốn huy động tiếp tục được giảm vào các năm sau đó khi mà năm 2018 giảm mạnh tới 26.26 % và -5.34 % cho năm 2020. Chỉ số này có xu hướng giảm qua các năm thể hiện rõ rằng chi phí mà Chi nhánh đã bỏ ra ngày càng ít đi, điều này nói lên sự hiệu quả trong công tác hoạt động của Chi nhánh Thăng Long thời gian qua.

- Chỉ số lợi nhuận thuần từ lãi / Chi phí lãi phải trả: phản ánh hiệu quả công tác huy động vốn của Chi nhánh, chỉ số này cho biết 1 đồng chi phí lãi bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu chỉ số này cao và lớn hơn

2017 bị tụt xuống cực mạnh còn 0.4165. Tuy nhiên 3 năm sau đó 2018 đến 2020 tỷ lệ này luôn lơn hơn 1 đạt mức khoảng từ 1.0966 đến 1.1127. Có thể thấy rằng lợi nhuận thuần từ lãi của ngân hàng trừ 2017 thì các năm còn lại trong thời kỳ nghiên cứu đều cao hơn chi phí trả lãi và sẽ tiếp tục nỗ lực tăng lên vào nhưng năm sau.

- Doanh số cho vay / Tổng vốn huy động: chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn sau khi huy động có mang lại hiệu quả cho ngân hàng hay không. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn huy động sẽ có bao nhiêu đồng cho vay. Năm 2016

chỉ số này của Chi nhánh là 0.4193 tức huy động được 1 đồng thì cho vay 0.4193 đồng. Đến năm 2017 đạt 0.7761 tăng 45.97% so với 2016 tức huy động 1 đồng thì cho vay được 0.7761 đồng. Những năm sau đó từ 2018 đến cuối kỳ nghiên cứu chỉ số này luôn có thay đổi lên xuống tuy nhiên không quá lớn khi tỷ lệ chỉ xoay quanh 0.6382 đến 0.7761. Nói chung nguồn vốn huy động đã được Chi nhánh sử dụng khá hiệu quả.

Từ việc phân tích các chỉ số đánh giá tình hình vốn huy động như trên đã phần nào cho thấy sự hiệu quả trong công tác huy động vốn của Chi nhánh. Trong 5 năm qua hầu như Chi nhánh đều nỗ lực để làm sao đạt được tốt nhất mục tiêu huy động. Từ đó tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động khác cũng như đặc biệt là thể hiện sự uy tín đối với khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng sắp tới.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w