Phân tích kết quả kinh doanh của công ty TNHH Au Time Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn AU TIME VIỆT NAM (Trang 35 - 47)

2.2.1.1. Tình hình kinh doanh

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, nguồn thu chính của công ty là thu từ việc bán hàng. Dưới đây là bảng thống kê và biểu đồ thể hiện doanh thu của công ty giai đoạn 2018 – 2020.

Bảng 2.2. Tình hình doanh thu của Công ty giai đoạn 2018 -2020

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu

Doanh thu thuần Doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu khác Tổng doanh thu

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Au Time Việt Nam năm 2018, 2019, 2020)

Qua bảng doanh thu của công ty TNHH Au Time Việt Nam trong 3 năm từ 2018 – 2020 ta có thể thấy rằng doanh thu của công ty tăng lên qua từng năm. Tổng doanh thu năm 2018 đạt 980.789.123 đồng và tăng lên

2018. Đến năm 2020 tổng doanh thu tiếp tục tăng và đạt 23.090.123.090 đồng, tăng tương ứng 47,26% so với năm 2019.

Trong cơ cấu doanh thu năm 2018 – 2020, doanh thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính rất ít và công ty cũng không có doanh thu khác nữa. Do công ty mới thành lập nên doanh thu chủ yếu của công ty hoàn toàn dựa vào việc bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính chưa được tập trung phát triển mạnh nên doanh thu từ hoạt động này hầu như rất ít, sự tăng giảm từ doanh thu hoạt động tài chính không đáng kể và thu về cho công ty doanh thu cũng rất ít. Công ty để rất ít tiền gửi ngân hàng, đó cũng là nguyên nhân tại sao doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty lại ít như vậy. Cụ thể như sau: năm 2018 tiền gửi ngân hàng của công ty là 1.000.000 đồng; năm 2019 trong kỳ có phát sinh giao dịch và đến cuối kỳ còn 512.000 đồng; năm 2020 số dư đầu kỳ là 512.000 đồng và số dư cuối kì là 379.098.567 đồng. Có thể thấy, công ty gửi tiền ngân hàng để giao dịch với khách hàng chứ không gửi tiết kiệm. Công ty cũng không đầu tư vào chứng khoán hay đầu tư vào các hoạt động tài chính nào khác. Mới hoạt động nên công ty chỉ chú trọng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Doanh thu năm 2 của công ty (2018) khi từ một mô hình tư nhân nhỏ lẻ chuyển thành công ty đạt 980.913.031 đồng. Do những năm đầu tiên vận hành theo cơ chế công ty nên cũng gặp nhiều khó khăn về đầu ra và đầu ra của sản phẩm. Tuy cũng đã có những nhà cung cấp NVL cũng như những khách hàng mua sản phẩm trước đó, song với quy mô lớn hơn thì đều chưa đủ, công ty cần mở rộng thêm nguồn đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, thêm vào đó mua sắm máy móc, trang thiết bị cùng với đội ngũ nhân viên nên việc vận hành hoạt động của công ty năm đầu tiên còn nhiều khó khăn.

Đến năm thứ 3 (2019), tổng doanh thu đã có chuyển biến rất tích cực đạt 15.679.157.898 đồng và năm thứ 4 (2020) doanh thu lên đến 23.090.135.435 đồng. Trong hai năm này, cầu của thị trường tăng lên, công ty đã nắm bắt được cơ hội này, mở rộng NVL đầu vào thay vì chỉ nhập NVL của công ty khác thì giờ công ty đã thêm nhập NVL từ các công ty lớn, chất lượng NVL tốt để sản xuất ra các loại thức ăn chăn nuôi tốt hơn đáp ứng được cầu thị trường. Bên cạnh đó, công ty đã cải thiện máy móc cũng như nguồn nhân lực của công ty.

2.3. Tình hình chi phí

Để đánh giá được kết quả HĐKD của công ty thì song song với việc phân tích tình hình biến động của doanh thu, chúng ta phải phân tích tình hình biến động của chi phí qua các năm và đánh giá sự biến động đó so với biến động của doanh thu.

Bảng 1: Khái quát tình hình chi phí của Công ty giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu

Giá vốn hàng bán

chính

Chi phí quản lý kinh doanh Chi phí khác Tổng chi phí

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Au Time Việt Nam năm 2018, 2019, 2020)

Qua bảng trên cho ta thấy tổng chi phí của công ty tăng nhưng không đều trong cả giai đoạn. Năm 2019 tổng chi phí là 15.342.064.174 đồng, tăng 14.264.015.504 đồng so với năm 2018 (khoảng 1323,133%). Đến năm 2020 tổng chi phí là 22.560.625.878 đồng, tăng 7.218.561.704 đồng so với năm 2019 (khoảng 47,05%). Tổng chi phí tăng liên tục cũng là điều dễ hiểu vì tổng doanh thu của công ty cũng tăng cao. Mức tăng của tổng chi phí chỉ thấp hơn một chút so với mức tăng của tổng doanh thu, do một số nguyên nhân sau:

Giá vốn bán hàng:

Dựa vào bảng báo cáo kết quả HĐKD của công ty, ta có thể thấy rằng sự tăng mạnh của doanh thu sẽ tất yếu kéo theo làm cho giá vốn bán hàng có mức tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí hàng năm của Công ty. Năm 2019 giá vốn bán hàng tăng 13.104.033.101 đồng so với năm 2018, năm 2020 tăng 7.710.766.230 đồng so với năm 2019. Việc giá vốn bán hàng tăng lên cao qua từng năm là do đây là giai đoạn đầu công ty vận hành nên cần mở rộng sản xuất, đầu tư thiết bị và NVL. Giá vốn bán hàng tăng quá cao sẽ làm cho lợi nhuận của Công ty giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Chi phí tài chính

Do đây là giai đoạn đầu công ty hoạt động vận hành nên công ty chỉ chú trọng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty không đầu tư chứng khoán

hay đầu tư tài chính khác nên trong giai đoạn này công ty không có chi phí tài chính. Doanh thu từ hoạt dộng tài chính của công ty là tiền lãi gửi ngân hàng nhưng cũng rất ít. Trong 3 năm qua, công ty cũng không có khoản vay nên cũng không phải trả lãi vay. Điều này cho thấy công ty hoạt động theo hướng an toàn (hoạt động theo vốn tự có), không muốn gặp rủi ro.

Chi phí quản lý kinh doanh

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2019 chi phí QLKD tăng lên khá cao so với năm 2018 tăng cụ thể tăng 1.159.982.403 đồng (khoảng 1261.428 %) do trong năm này Công ty phải nhập khẩu máy móc làm cho chi phí bán hàng tăng mạnh. Sau 2020 chi phí quản lý kinh doanh có sự giảm, cụ thể giảm 570.294.649 đồng (khoảng 45,55 %) so với năm 2018. Trong 2020, công ty tiếp tục mở rộng sản xuất, cũng nhập thêm thiết bị máy móc tuy nhiên chi phí cũng ít hơn so với năm 2018. Mặc dù con số này khá nhỏ nhưng có thể thấy đây là sự cố gắng của công ty trong công tác quản lý chi phí hạ tối thiểu mức tiền không hợp lý phải bỏ ra.

Chi phí khác

Chi phí khác là khoản phát sinh bất thường như chi phí quản lý tài sản cố định, chi phí vi phạm hợp đồng, chi phí liên quan đến doanh thu các năm trước… Trong 2 năm 2018,2019 công ty không phát sinh các khoản chi phí này. Điều này cho thấy công ty đã rất cố gắng để không phát sinh những chi phí không đáng có này. Việc phát sinh những chi phí này sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. Nhưng đến năm 2020 khoản chi phí này lại phát sinh một khoản là 78.090.123 đồng làm cho lợi nhuận năm này giảm xuống.

Để thấy rõ cơ cấu chi phí của công ty, dưới đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu chi phí của Công ty

Biểu đồ 1: Cơ cấu chi phí của Công ty giai đoạn 2018 – 2020

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Au Time Việt Nam năm 2018, 2019, 2020)

2.4. Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp chính vì vậy đây là chỉ tiêu rất quan trọng trong phân tích hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2: Tình hình lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2018– 2020

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu

Lợi nhuận gộp Lợi nhuận thuần từ HĐKD

Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

EBIT

Hệ số biên lợi nhuận gộp

Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Au Time Việt Nam năm 2018, 2019, 2020) Giải thích một số biến số:

- EBIT tức là lợi nhuận trước lãi vay và thuế, được thể hiện bằng lợi nhuận kiếm được từ hoạt động kinh doanh.

EBIT = Lợi nhuận sau thuế + thuế TNDN + Chi phí lãi vay

- Hệ số biên lợi nhuận gộp: là một loại biên lợi nhuận, cụ thể là một dạng lợi nhuận chia cho doanh thu thuần

- Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay: là một loại biên lợi nhuận. cụ thể là dạng lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho doanh thu thuần.

Lợi nhuận của Công ty bao gồm: lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt đông kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế:

Lợi nhuận gộp:

Lợi nhuận gộp của Công ty có xu hướng tăng, đặc biệt là tăng mạnh trong năm 2019. Lợi nhuận gộp trong năm 2018 đã âm (5.301.666) đồng, do giá vốn bán hàng năm này 986.090.789 đồng cao hơn so với doanh thu thuần 980.789.123 đồng mà Công ty thu về được nên lợi nhuận gộp âm (5.301.666) đồng. Năm 2019 lợi nhuận gộp đã tăng 1.583.665.244 so với năm 2018 do giá

vốn bán hàng năm này (14.090.123.890 đồng ) thấp hơn doanh thu thuần (15.679.090.800 đồng ). Nhưng đến năm 2020, lợi nhuận gộp lại giảm, cụ thể giảm 299.733.940 đồng so với năm 2019. Tuy nhiên thì lợi nhuận gộp năm 2020 của Công ty vẫn dương do giá vốn bán hàng thấp hơn doanh thu thuần.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, biểu hiện là sự tăng nhanh của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh qua các năm. Năm 2018 lợi nhuận công ty âm 97.135.639 đồng do chi phí quản lý kinh doanh của Công ty (91.957.881 đồng) cao hơn cả lợi nhuận gộp của Công ty. Trong khi đó, lợi nhuận gộp của Công ty lại âm nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty lại càng âm. Tuy nhiên, đến năm 2019 lợi nhuận thần của công ty đã đạt 337.093.724 đồng, tăng 239.958.085 đồng, do lợi nhuận gộp (1.588.966.910 đồng ) năm này lớn hơn chi phí QLKD (1.251.940.284 đồng ). Lợi nhuận thuần năm 2020 tiếp tục tăng đạt 607.599.680 đồng, tăng 15.074.646 đồng so với năm 2018, lợi nhuận gộp (353.981.392 đồng) lớn hơn chi phí QLKD (293.393.454 đồng). Mặc dù chi phí QLKD tăng lên qua từng năm, năm 2019 giảm nhẹ nhưng lợi nhuận thuần vẫn tăng đều qua các năm.

Lợi nhuận khác:

Trong 2 năm đầu 2018, 2019 công ty không có thu nhập khác cũng như phát sinh chi phí khác nên không có lợi nhuận khác. Tuy nhiên, đến năm 2020, công ty phát sinh chi phí khác một khoản 78.090.123 đồng nên lợi nhuận khác năm này đang âm 78.090.123 đồng.

Lợi nhuận trước thuế và sau thuế

Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty có sự tăng giảm qua từng năm. Tuy nhiên, năm 2018 lợi nhuận trước và sau thuế của công ty đang âm, còn 2 năm sau lợi nhuận đã dương, nghĩa là công ty đã có lãi. Năm 2018, lợi nhuận trước và sau thuế âm 97.135.639 đồng. Tuy nhiên đến năm 2020 công ty đã kinh doanh có lãi, công ty phải trả thuế TNDN, năm 2020 lợi nhuận sau thuế

của công ty tăng lên là 423.607.645. Đây là khoản tiền mà công ty nhận được sau khi trừ hết chi phí.

Chỉ tiêu hệ số biên lợi nhuận gộp

Chỉ tiêu hệ số biên lợi nhuận gộp phản ánh doanh thu và lợi nhuận nếu không tính đến các khoản chi phí kinh doanh. Thông qua bảng số liệu trên có thể thấy hệ số biên lợi nhuận gộp năm 2018 là 0.005; năm 2019 hệ số này tăng lên là 0,1 và năm 2020 hệ số này giảm xuống còn 0,05. Điều này có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần tạo ra được 0,005 đồng lợi nhuận gộp năm 2018, tương ứng năm 2019 là 0,1 đồng và năm 2020 là 0,05 đồng. Lợi nhuận gộp bằng tổng doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán. Giá vốn bán hàng năm 2019 tăng 13.104.033.101đồng so với năm 2018, doanh thu thuần năm 2019 đã tăng 14.698.301.677 đồng so với năm 2018 mức tăng này cao hơn mức tăng với giá vốn hàng bán chính vì vậy đã làm cho hệ số biên lợi nhuận gộp tăng. Sang năm 2020 giá vốn hàng bán tăng 7.710.766.230 đồng so với năm 2019, doanh thu thuần cũng tăng (tăng 7.411.032.290 so với năm 2019) nhưng ít hơn so với giá vốn bán hàng, chính vì vậy mà hệ số biên lợi nhuận gộp giảm. Do đó ta có thể thấy giá vốn hàng bán đóng vai trò quan trọng tác động đến hệ số này, việc kiểm soát tốt được chi phí sẽ giúp hệ số biên lợi nhuận gộp tăng.

Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

Qua bảng số liệu ta thấy hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2018 là âm 0,099, năm 2019 là 0,021 và năm 2020 hệ số này là 0,018. Khi không tính đến ảnh hưởng của tiền lãi và thuế TNDN, 1 đồng doanh thu thuần mang lại 0,021 đồng lợi nhuận năm 2019 và năm 2020 là 0,018 đồng lợi nhuận. EBIT có thể được tính bằng lợi nhuận trước thuế cộng với lãi vay. Tuy nhiên, trong 3 năm qua công ty không có khoản lãi vay nào cả nên EBIT bằng lợi nhuận trước thuế. Nhìn chung ta thấy chỉ tiêu này của Công ty chưa cao, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa được nâng cao.

Qua việc phân tích tình hình lợi nhuận của công ty, ta nhận thấy lợi nhuận của cũng đã tăng, năm đầu tiên lợi nhuận âm nhưng đến năm thứ 2, thứ 3 lợi nhuận dương nghĩa là 2 năm này Công ty đã có lãi trong việc sản xuất kinh doanh. Các chỉ số biểu thị khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu của Công ty chưa cao vì vậy công ty cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong công tác quản lý chi phí nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn AU TIME VIỆT NAM (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w