Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn AU TIME VIỆT NAM (Trang 51 - 53)

Nếu như việc phân tích tài sản cho ta thấy được cơ cấu tài sản của công ty để từ đó có cơ sở đánh giá mức độ phân bổ tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thì việc phân tích nguồn vốn sẽ cho ta thấy được mức độ ổn định của những tài sản đó. Trong thực tế, các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau, thậm chí các doanh nghiệp trong cùng một ngành cũng có cơ cấu vốn khác nhau. Vì vậy cần phải kiểm tra xem xét tình hình nguồn vốn một cách thường xuyên để giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Nguồn vốn của công ty bảo gồm nợ phải trả và VCSH, để phân tích được thực trạng tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty ta đi phân tích các chỉ tiêu cụ thể của nguồn vốn:

Nợ phải trả

Nợ phải trả của công ty bao gồm các khoản phải trả người bán, trả tiền thừa cho người mua trả tiền trước, thuế và các khoản thuế phải nộp cho nhà

nước và khoản vay, nơ, thuê tài chính. Khoản nợ phải trả cho người bán có sự biến đổi không đều qua các năm. Năm 2019, khoản nợ phải trả cho người bán tăng 6.710.044.000 đồng so với năm 2018, tuy nhiên lại giảm 2.256.628.128 đồng so với năm 2020. Điều này cho thấy công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhập NVL nhiều nên khoản nợ này cũng đã tăng lên. Khoản nợ người mua trả tiền trước là khoản tiền thừa của khách hàng sau khi đã thanh toán xong hoặc là khách hàng trả lại sản phẩm vì lý do sản phẩm hỏng lỗi. Khoản nợ này tăng lên qua từng năm, nếu khoản này trả cho khách hàng tiền thừa thì không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhưng nếu trả lại khách hàng vì lý do sản phẩm hỏng, lỗi thì đó là điều nguy hiểm đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cần phải khắc phục ngay. Khoản thuế và các khoản nộp cho nhà nước thì đến năm 2020 công ty mới nộp cho nhà nước 105.901.911 đồng. Do năm đầu tiên công ty lợi nhuận âm nên không phải đóng thuế, năm thứ hai có lợi nhuận nhưng lại bù lỗ cho năm đầu tiên, còn năm thứ ba có lợi nhuận thì phải nộp thuế cho nhà nước. Đến năm 2019, công ty mới phát sinh một khoản vay tài chính 980.000.000 đồng. Khoản nợ phải trả cho người bán hàng chiếm tỷ trọng cao trong khoản nợ phải trả khoảng 80 -90%, còn lại các khoản nợ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2019 vốn chủ sở hữu của công ty là 2.873.054.024 đồng, tăng 2.665.011.905 đồng so với năm 2018, năm 2020 vốn VCSH lại tiếp tục tăng lên đạt 5.016.811.410 đồng, tăng 2.143.757.386 đồng so với năm 2019. Vốn chủ sở hữu công ty bao gồm vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Vốn góp của chủ sở hữu tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2018 đạt 300.000.000 đồng, năm 2019 tăng lên đến 3.912.660.000 đồng, tăng 3.612.660.000 đồng so với năm 2018, năm 2020 vốn của chủ đạt 6.000.000.000 đồng, tăng 2.087.340.000 đồng so với năm 2019. Lợi nhuận lần lượt 1.251.940.284 và 681.645.635đồng. Điều này cho thấy khoản lợi nhuận này ngày càng được

tăng lên tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong VCSH. Vốn chủ sở hữu biến động theo vốn của chủ sở hữu vì nó chiếm tỷ trọng lớn còn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn AU TIME VIỆT NAM (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w