Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty tại một thời điểm cụ thể trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thông qua bảng có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính để từ đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Dưới đây là tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty giai đoạn 2018 – 2020.
2.6.1.Tình hình tài sản
Qua bảng bảng cân đối kế toán của công ty ta thấy tổng tài sản có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2019 tổng tài sản của công ty đạt 10.474.362.972 đồng, tăng 9.251.736.519 đồng so với năm 2018. Đến năm 2020 tổng tài sản đạt 11.716.228.714 đồng, tăng 1.241.865.742 đồng so với năm 2019. Sự tăng lên của tổng tài sản là kết quả của biến động TSNH và TSDH.
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền: Đây là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của công ty để được hưởng các khoản thu nhập như chiết khấu khi thanh toán sớm, tuy nhiên việc giữ lại nhiều vốn bằng tiền mặt lại khiến công ty mất thêm nhiều chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Qua bảng số liệu ta thấy tiền chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng tài sản (chỉ chiếm 5% trung bình cả giai đoạn) và tăng giảm qua các năm. Năm 2019, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 3.381.488.025 đồng, tăng 3.303.389.680 đồng so với năm 2018. Năm 2020 giảm xuống còn 485.253.457 đồng, giảm 2.896.234.568 đồng so với năm 2019. Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tiền mặt. Tiền mặt năm 2018 có 77.098.345 đồng, còn tiền gửi ngân hàng chỉ có 1.000.000 đồng. Có thể thấy năm này công ty chủ yếu giao dịch bằng tiền mặt. năm 2019, tiền mặt đã tăng lên 3.380.976.025 đồng còn tiền gửi ngân hàng chỉ có 512.000 đồng, trong kỳ tiền gửi ngân hàng có phát sinh giao dịch một khoản 7.680.089.123 đồng trả tiền cho người bán hàng. Đến năm 2020, số tiền mặt đã giảm chỉ còn 106.154.890 đồng nhưng năm này tiền gửi ngân hàng thì lại tăng lên
379.098.567đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty có sự biến động, tuy nhiên trong ba năm này công ty đảm bảo được khả năng thanh toán tức thời.
Đầu tư tài chính trong 3 năm qua công ty không đầu tư về mảng này, chỉ có thu về tiền lãi ngân hàng nhưng lại rất ít, vì số tiền trong 3 năm qua mà công ty gửi ngân hàng là rất ít.
Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao và có sự biến động qua các năm. Năm 2019, khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.822.283.339 đồng, tăng 931.943.241 đồng so với năm 2018, tuy nhiên lại giảm 932.186.215 đồng so với năm 2020. Nguồn vốn cần thu hồi từ 2018 -2019 có xu hương tăng lên nhưng từ 2019 – 2020 lại có xu hướng giảm, công ty đã rất nỗ lực để cho khoản này giảm dần bởi nếu phải thu khách hàng cao cũng gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
Hàng tồn kho công ty chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng tài sản của công ty khoảng 45 % (trung bình cho cả giai đoạn). Tỷ lệ này tăng đều qua các năm, cụ thể như sau, năm 2018 hàng tồn kho chiếm khoảng 20 %, năm 2019 chiếm khoảng 47 % và 2020 đã tăng lên đến 69 %. Điều này chính tỏ hàng công ty tồn rất nhiều và tăng lên nhiều qua từng năm. Sự biến động này là so sự thay đổi của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang qua các năm cũng tăng lên. Nó ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh của công ty.
Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không cao trong tổng tài sản và có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2019, TSNH khác đạt 10.188.462.748 đồng đã tăng 8.975.836.295 đồng so với năm 2018. Năm 2020, TSNH tăng 699.886.153 đồng so với năm 2018. Điều này cho thấy, công ty đã giảm được những chi phí không đáng có trong giai đoạn này.
Tài sản dài hạn
Trong giai đoạn 2018 – 2020, TSDH có xu hướng tăng lên. Năm 2019, tăng 275.900.224 đồng so với năm 2018, năm 2020 tăng 2.217.652.119 đồng so với năm 2018. TSCĐ chiếm tỷ trọng rất lớn trong TSDH của công ty, vì vậy sự thay đổi tài sản dài hạn chủ yếu là do sự thay đổi của tài sản cố định. TSCĐ bao gồm 2 khoản là nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá của TSCĐ và giá trị hao mòn lũy kế tăng đều qua các năm. Năm 2019,
nguyên giá TSCĐ tăng 300.000.000 đồng so với năm 2018, trong khi đó giá trị hao mòn lũy kế tăng 39.190.666 đồng so với năm 2018. Đến năm 2020, nguyên giá của TSCĐ tiếp tục tăng 1.157.098.000 đồng so với năm 2019 dẫn đến giá trị hao mòn lũy kế cũng tiếp tục tăng 130.205.890 đồng so với năm 2019. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng dần qua các năm vì vậy tác động của tài khoản này đến cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi của tài sản ngắn hạn, tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều vì tài khoản này chiếm tỷ trọng không lớn trong tài sản dài hạn.
Tóm lại, tổng tài sản của công ty trong giai đoạn 2018 – 2020 tương đối nhiều khoảng 23.413.218.139 đồng. Con số đó nói lên quy hoạt động kinh doanh của công ty đang được mở rộng. Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản hoặc thu nhỏ quy mô kinh doanh thì có thể coi đây là tín hiệu tốt của công ty.