Bảng 2.3. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2018-2020 Chỉ tiêu Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán hiện hành
Ta thấy tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành của các năm 2018, 2019, 2020 đều lớn hơn 1 và ổn định, đang có xu hướng tăng từ 1, 26 lên đến 1,31 và tiếp tục tăng lên đến 1,67. Điều này có nghĩa là giá trị TSNH của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay có khác là TSNH của công ty đủ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy, tình hình thanh khoản của công ty khá tốt.
Khả năng thanh toán nhanh
Từ bảng trên ta thấy công ty TNHH Au Time Việt Nam có tỷ số thanh toán nhanh trong giai đoạn 2018 -2020 đều nhỏ hơn và bằng 1 và có xu hướng giảm dần, trung bình khoảng 0,6. Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cho thấy các TSNH có tính thanh khoản cao tương đương 60% tài sản ngắn hạn và tương đối ổn định. Tuy nhiên hệ số thanh toán nhanh của công ty nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện thời rất nhiều cho thấy tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho. Điều này cho thấy tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp.
Khả năng thanh toán tức thời
Từ bảng trên ta thấy công ty TNHH Au Time Việt Nam có tỷ số thanh toán nhanh trong giai đoạn 2018-2020 đều nhỏ hơn 1 và rất thấp, trung bình khoảng 0,2. Tuy nhiên, trên thực tế có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Một doanh nghiệp mà giữ tiền mặt và các khoản đương tương tiền ở mức quá cao để đảm bảo cho chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một điều không thực tế và đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng tiền và các khoản tương đương
tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn.
Mặc dù chỉ số này phán ánh được mức thanh khoản cao nhất của tài sản doanh nghiệp, nhưng tính khả dụng của nó lại tương đối hạn chế. Người ta rất ít khi sử dụng chỉ số thanh toán tiền mặt trong các báo cáo tài chính và các nhà phân tích cũng ít khi dùng chỉ số này trong phân tích cơ bản.
2.6.3.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản của công ty
Chỉ tiêu Vòng quay tiền Vòng quay hàng tồn kho Hiệu suất sử dụng TSCĐ Vòng quay vốn lưu động Vòng quay tổng tài sản
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu báo cáo tài chính của Công ty TNHH Au Time Việt Nam năm 2018, 2019, 2020)
Vòng quay tiền
Vòng quay tiền của công ty trong cả giai đoạn đạt mức khá cao, trung bình đạt 21,61% trong cả giai đoạn 2018 -2020. Có nghĩa là trung bình cả giai đoạn mỗi một đồng tiền và tài sản tương đương tiền sẽ tạo ra được 21,61đồng doanh thu. Điều này cho thấy khả năng hoạt động của loại tài sản này có tính thanh khoản cao nhất trong việc tạo ra doanh thu của công ty là khá cao. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cho thấy sự khan hiếm tiền mặt của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và chi trả các khoản nợ của công ty.
Vòng quay hàng tồn kho
Trong cả giai đoạn 2018 - 2020, vòng quay hàng tồn kho đang có xu hướng giảm dần, tuy nhiên vẫn chỉ tiêu này còn khá cao, trung bình cả giai
đoạn 3,18. Qua mỗi năm thì chỉ số này có giảm xuống một chút, cụ thể, năm 2018 vòng quay hàng tồn kho là 4,02, năm 2020 giảm xuống còn 2,69. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tăng lên qua từng năm, thêm vào đó hàng tồn kho cũng tăng lên qua từng năm. Hệ số vòng hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.
Vòng quay tài sản ngắn hạn
Vòng quay tài sản ngắn hạn của công ty TNHH Au Time Việt Nam có xu hướng tăng dần qua các năm và trung bình trong cả giai đoạn là 1,59. Năm 2018 vòng quay tài sản ngắn hạn là 0,8 tức là một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra 0,8 đồng doanh thu, tương tự 2019 tạo ra 1,53 đồng doanh thu, 2020 tạo ra 2,43 đồng doanh thu và trung bình cả giai đoạn tạo ra 1,59 đồng doanh thu. Nguyên nhân là trong cả giai đoạn tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng tài sản ngắn hạn dẫn tới vòng quay tài sản có xu hướng tăng dần. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty ngày càng được nâng cao.
Để đánh giá cụ thể hơn về vòng quay tài sản ngắn hạn cần phân tích biến động của các thành phần tạo nên tài sản ngắn hạn. Năm 2019, tài sản ngắn hạn tăng 8.975.836.295 đồng so với năm 2018, nhưng đến năm 2020 tài sản ngắn hạn lại giảm 699.886.153 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do hàng tồn kho tăng, điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn chưa quản lý tốt hàng tồn kho.
Vòng quay tài sản cố định
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định có sự biến đổi không đồng đều. Năm 2018, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của
công ty là 0, do tài sản cố định của công năm này bằng 0. Tuy nhiên, đến năm 2019, hiệu suất là đã tăng lên đạt 60,11lần, tức là một đồng đầu tư vào tài sản cố định công ty sẽ thu được 60,11đồng doanh thu thuần của công ty tăng cùng với đó là sự tăng lên của tài sản cố định, nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng tài sản cố định nên hiệu suất sử dụng tài sản của công ty cao. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2020 lại giảm xuống chỉ còn 17,40, tức là một đồng đầu tư vào tài sản cố định thu về được 17,40 đồng doanh thu. Nguyên nhân chính là tài sản cố định năm này tăng 1.066.082.776 đồng so với năm 2019 nên hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giảm xuống còn 17,40. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty trung bình trong cả giai đoạn đạt 25,83, khá là cao, tức là 1 đồng đồng tư vào tài sản cố định công ty thu về 25,83 đồng doanh thu, cho thấy việc sử dụng tài sản cố định của công ty đã đạt hiệu quả.
Vòng quay tổng tài sản
Qua bảng trên ta thấy vòng quay của tổng tài sản tăng dần qua các năm. Cụ thể: vòng quay tổng tài sản năm 2018 là 0,8, năm 2019 tăng lên là 1,49 đến năm 2020 lại tiếp tục tăng lên 1,97 và trung bình trong cả giai đoạn là 1,42. Nghĩa là năm 2018 với một đồng tài sản thì có 0,8 đồng doanh thu tạo ra, tương tự 2019 tạo ra 1,49 đồng doanh thu, năm 2020 tạo ra 1,97 đồng doanh thu và trung bình trong cả giai đoạn tạo ra 1,42 đồng doanh thu. Mặc dù cả tài sản và doanh thu đề tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản, sự tăng dần của tổng tài sản qua các năm cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty ngày càng hiệu quả.
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của công ty giai đoạn 2018 -2020 Chỉ tiêu Hệ số nợ Hệ số tự tài trợ Hệ số nợ/VCSH
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu báo cáo tài chính của Công ty TNHH Au Time Việt Nam năm 2018, 2019, 2020)
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Hệ số nợ phán ánh mực độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với tài sản. Năm 2018, tỷ số nợ so với tài sản của công ty là 0,79% tức là 79% giá trị tài sản của công ty được trả nợ hết cho các khoản nợ. Năm 2018, muốn sử dụng 1 đồng vốn thì công ty phải trả nợ 0,79 đồng, tương tự 2019 trả 0,74 đồng, năm 2020 trả 0,56 đồng và trung bình trong cả giai đoạn trả 0,69 đồng. Tỷ số này đang có xu hướng giảm dần từ 0,79 xuống 0,56 điều này cho thấy sự nỗ lực của công ty trong công tác quản lý tài sản. Khoản nợ mà công ty cần phải trả chiếm tỷ trọng lớn là phải trả cho khách hàng, nghĩa là công ty mua NVL đầu vào với chi phí cao, công ty cần tìm nguồn NVL phù hợp, giá cả phải chăng để giảm khoản chi phí này thì tỷ số nợ trên tổng tài sản sẽ giảm xuống.
Hệ số tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Hệ số tự tài trợ của công ty đang có xu hướng tăng dần qua các năm và trung bình trong cả giai đoạn là 0,29. Nếu năm 2018 hệ số tự tài trợ của công ty là 0,17, có nghĩa là trong tổng nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 1,7%. Trong năm 2019, hệ số này đã tăng lên đến 0,27 tức là nguồn vốn chủ sở hữu năm này đã tăng lên đến 27%, năm 2020 tăng lên 47% và
trung bình trong cả giai đoạn 29% vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy công ty đang dần đảm bảo khả năng về tự chủ tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty. Hệ số này đang dần tăng lên cho thấy công ty đã có sự cố gắng trong việc nâng cao khả năng tự chủ về mặt tài chính của mình, giảm thiểu rủi ro trong thị trường biến động như hiện nay.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty đang có xu hướng giảm dần qua các năm, tuy nhiên trong cả giai đoạn hệ số này của công ty đều lớn hơn 1, đặc biệt là năm 2018. Điều này cho thấy tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Quan sát bảng ta thấy, hệ số này có sự giảm mạnh từ 4,66(năm 2018) giảm xuống còn 2,7 (năm 2019), và 1,3 (năm 2020), chứng tỏ rằng công ty đang đi theo hướng giảm tỷ tọng nợ phải trả trong tổng tài sản để ngày càng nâng cao khả năng tự chủ về mặt tài chính.
2.6.3.4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2018-2020
Chỉ tiêu
Hệ số doanh lợi doanh thu (ROS) Hệ số doanh lợi tổng tài sản(ROA)
Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu báo cáo tài chính của Công ty TNHH Au Time Việt Nam năm 2018, 2019, 2020)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)
Qua bảng trên ta thấy, ROS của công ty biến động không đều qua các năm. ROS năm 2018 đã âm 9,9% có nghĩa là một trăm đồng doanh thu được
ra thì âm 9,9 đồng lợi nhuận, tương tự năm 2019 có 2,14 đồng lợi nhuận và năm 2020 có 1,83 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là trong cả giai đoạn lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần tăng nhưng mức tăng của doanh thu thuần cao hơn so với mức tăng của lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 âm 97.135.639 đồng do chi phí bỏ ra năm này cao hơn doanh thu mang về của công ty nên lợi nhuận âm. Đến năm 2019, ROS của công ty đã tăng lên 2,14 do lợi nhuận sau thuế đạt 337.093.724 đồng, điều này cho thấy công ty đã rất cố gắng trong năm này để thu về lợi nhuận nghĩa là công ty có lãi nhưng lãi này vẫn còn rất ít. Năm 2020, ROS của công ty lại giảm xuống còn 1.83 nguyên nhân là do năm này công ty phải đóng thêm thuế TNDN nên đã làm giảm lợi nhuận sau thuế xuống còn 423.607.645 đồng. Qua phân tích và bảng số liệu tính toán được ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của công ty còn rất thấp, cần được cải thiện và sự cố gắng nỗ lực hơn về giảm thiểu phát sinh chi phí của công ty để cho tỷ suất ROS này tăng lên trong vài năm tới.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Qua bảng trên ta thấy ROA của công ty biến động không đều qua các năm. Năm 2018, ROA của công ty là âm 7,94%, năm 2019 đã có sự biến đổi tốt đã tăng lên 3,21% nhưng năm 2020 tiếp tục tăng đạt 3,61. Chỉ tiêu này cho biết bỏ một trăm đồng tài sản thì năm 2018 sẽ thu về âm 7,94 đồng, năm 2019 thu về 0,32 đồng và năm 2020 thu về 0,36 đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi không đều này là do lợi nhuận sau thuế biến đổi không đều và tổng tài sản thì lại tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng công ty sử dụng chưa hiệu quả tài sản của mình trong việc tạo ra lợi nhuận, mặc dù tỷ lệ này cũng đang tăng dần lên nhưng vẫn còn rất thấp cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty chưa hiêu quả và cần cải thiện ngay.
Để phân tích rõ hơn về chỉ tiêu này, khóa luận vận dụng phương pháp Dupont làm rõ thêm các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu sinh lời của tài sản (ROA). Kết quả ứng dụng phân tích mô hình Dupont như sau:
Bảng 2.7. Phân tích ROA theo phương pháp Dupont Chỉ tiêu
Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS) Vòng quay tổng tài sản ROA
Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản phụ thuộc vào 2 yếu tố là tỷ suất sinh lời của doanh thu và vòng quay tổng tài sản.
Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần đã tăng lên dần tuy nhiên thì không được ổn định. Cụ thể: lợi nhuận sau thuế năm 2018 đã bị âm nhưng đến năm 2019 đã dương đạt 337.093.724 đồng, mặc dù lợi nhuận thu về không lớn nhưng nó cũng đã thể hiện sự cố gắng của công ty, năm 2020 lợi nhuận tiếp tục dương đạt 423.607.645 đồng. Có thể thấy doanh nghiệp ngày càng nỗ lực trong việc quản lý chi phí cho hoạt động kinh doanh, để từ 100 đồng doanh thu lợi nhuận thu về ngày càng tăng.
Vòng quay tổng tài sản tăng dần qua các năm cho thấy tốc độ doanh thu luôn cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Có thể thấy công ty vận động khá nhanh, doanh thu của tài sản tương đối cao sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Qua phân tích 2 nhân tố trên ta thấy, sự tăng không ổn định qua các năm của ROA là do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất sinh lời của doanh thu qua các năm. Để ROS tăng dần đều thì công ty nên tiết kiệm chi phí và tăng giá bán, tuy nhiên nếu tăng giá bán thì sẽ rất khó cạnh tranh với các đối thủ trong ngành nên doanh nghiệp chỉ còn cách tiết kiệm những chi phí không cần thiết để tăng ROS. Vòng quay của tổng tài sản cũng đang tăng dần qua các năm tuy nhiên để duy trì được công ty nên giảm giá bán và tăng cường các hoạt động
xúc tiến bán hàng.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Qua bảng số liệu trên ta thấy ROE của công ty có giá trị thấp và biến