Ban đầu vốn điều lệ của công ty TNHH Một thành viên Khải Thành Logistics Vina không lớn, sau hơn 6 năm hình thành và phát triển công ty đã lớn
mạnh về cả nhân lực, tài chính và uy tín trên thị trường. Công ty Một thành viên Khải Thành Logistics đã vượt qua những thời kỳ khó khăn để tạo được uy tín trên thị trường nhờ kỹ năng chuyên môn của nhân viên cũng như nguồn lực tài chính ổn định.
2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty
2.2.1. Quy mô và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu
Mặc dù thị trường nông sản thể giới luôn luôn biến động và cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn. Nhưng với cố gắng và nỗ lực của mình, trong những năm qua Công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh rất đáng khích lệ. Nông sản đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Với các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính là : gạo, chè và hạt tiêu, công ty có bảng số liệu trong các năm từ 2016 – 2018 vế sản lượng và giá trị của các mặt hàng này, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHẢI THÀNH LOGISTICS VINA TỪ NĂM 2016 – 2018.
Năm
2016 2017
2018
( Nguồn phòng tài chính Công ty)
Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy giá trị sản lượng xuất khẩu nông sản của công ty TNHH Thành Viên Khải Thành Logistics Vina giai đoạn 2016 – 2018 cho thấy có nhiều biến động .
Năm 2017 là một năm không mấy thành công đối với công ty khi sản lượng và giá trị sản lượng của mặt hàng nông sản giảm mạnh, nguyên nhân phải kể đến
viêc biến động nền kinh tế, cùng với đó là giá xăng dầu tăng lên... khiến việc kinh doanh mặt hàng nông sản của công ty gặp khá nhiều khó khăn.Bên cạnh đó việc sả hàng gạo ở thị trường Thái Lan cũng khiến việc gạo của Việt Nam bị ép giá. Cùng với đó là việc giảm giá hàng loạt hàng nông sản ở Châu Phi và thị trường của Trung Quốc biến động. Hàng hóa ngày càng có yêu cầu cao về chất lượng, nông sản Việt Nam lại chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường trong và quốc tế khiến cho hàng loạt mặt hàng nông sản thất thế. Mặt hàng gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty với giá trị sản lượng cao nhất trong 3 mặt hàng xuất khẩu . Tuy nhiên dù là mặt hàng chủ lực nhưng năm 2017 mặt hàng này có giá trị sản lượng giảm khá mạnh từ 3,67 tỷ đồng giảm xuống 2 tỷ đồng. Mặt hàng chè và hạt tiêu trong năm 2017 cũng giảm mạnh: chè giảm từ 1,65 tỷ đồng xuống còn 1,18 tỷ đồng, hạt tiêu giảm từ 1,82 tỷ đồng xuống còn 936 triệu đồng. Năm 2018 công ty đã có bước khởi sắc mặt hàng gạo và chè đã tăng nhưng khá chậm, mặt hàng hạt tiêu vẫn giảm.
2.2.2. Thị trường xuất khẩu
Khởi nguồn là thị trường Pakistan, Ba Lan và Đài Loan. Đến nay Công ty TNHH Thành Viên Khải Thành Logistics Vina đã có quan hệ hợp tác thương mại nói chung và quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng với khoảng hơn 10 nước trên thế giới, với nhiều công ty lớn nhỏ. Trong đó phải kể đến một số thị trường chính như thị trường Trung Đông và một số nước châu Á khác. Kết quả của việc mở rộng thị trường ở các quốc gia và vùng lãnh thổ đó là kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty ngày càng lớn. Các sản phẩm xuất khẩu của công ty không những tăng về số lượng mà chất lượng cũng ngày một nâng cao.
Bảng 2.4: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHẢI THÀNH LOGISTICS VINA TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2018
Gạo
Chè
Hạt tiêu
(Theo số liệu của phòng tài chính)
Từ bảng 2.4 trên ta thấy rằng sản lượng gạo xuất khẩu sang Pakistan và Đài Loan năm 2016 đến năm 2018 tăng nhanh qua các năm. Cụ thể: sản lượng gạo xuất khẩu sang Pakistan tăng từ năm 2016-2018 là 25%, Đài Loan tăng từ năm 2016-2018 là 20%. Riêng Iran, Jordan và Ba Lan giảm mạnh. Về mặt hàng chè, từ năm 2016-2018 sản lượng xuất khẩu sang Ba Lan và Pakistan đều tăng từ năm 2016-2018 là 5% - 10%. Riêng Ai Cập giảm mạnh từ 25% xuống 5% qua các năm. Về mặt hàng hạt tiêu, sản lượng xuất khẩu sang Ấn Độ là chủ yếu năm 2016 là 100%, tuy nhiên năm 2017 và 2018 lại ngừng xuất khẩu.
2.2.3. Hợp đồng kí kết
Bảng 2.5: Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty TNHH Một Thành Viên Khải Thành Logistics Vina giai đoạn 2016 – 2018.
Năm Ký kết
2016 2017 2018
(Nguồn Phòng Tài Chính )
Số lượng hợp đồng được kí kết qua 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 tăng giảm không đồng đều. Năm 2016, số lượng hợp đồng xuất khẩu được kí kết là 19 hợp đồng có tổng giá trị là 7,15 tỷ đồng sang năm 2017 là 11 hợp đồng tương ứng với lượng giá trị giảm xuống thành 4,16 tỷ đồng và năm 2018 số lượng hợp đồng xuất khẩu được ký kết tăng lên thành 15 hợp đồng nâng tổng lượng giá trị của hợp đồng xuất khẩu năm 2018 lên thành 4,18 tỷ đồng.
2.2.4. Quy trình thực hiện xuất khẩu nông sản
Quy trình thực hiện xuất khẩu nông sản bằng container
Bước 1: Nhận lịch xuất khẩu theo hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên, tiến hành kiểm tra với bộ phận sản xuất để xác định ngày hàng hóa sẵn sàng.
Bước 2: Làm hồ sơ xin Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, gồm những chứng từ sau:
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật Hợp đồng xuất khẩu
Packing List
Bước 3: Dựa vào kế hoạch sản xuất, tiến hành book cont tại hãng tàu.Sau đó tiến hành kéo cont rỗng về kho và đóng hàng vào cont. Đóng hàng xong thì chuẩn bị tiến hành khai hải quan.
Bước 4: Khai hải quan: dựa vào số liệu lúc đóng hàng, doanh nghiệp tiến hành khai hải quan điện tử, mở tờ khai, thông quan hàng hóa và thanh lý, vô sổ tàu. Lưu ý: Việc hạ cont ở bãi xuất hàng của Cảng, mở tờ khai, thanh lý và vô sổ tàu phải được hoàn thành trước giờ closing time thể hiện trên booking confirmation. Bước 5: Song song với việc làm thủ tục thông quan cho lô hàng, người xuất khẩu phải gửi chi tiết bill và Submit VGM cho hãng tàu trước 2 ngày tàu chạy để hãng tàu soạn bill nháp (xem thời gian cho phép Submit SI và VGM trên booking) và hãng tàu sẽ gửi lại cho người xuất khẩu kiểm tra bill nháp. Nếu bill nháp được, hãng tàu tiến hành xuất bill chính và gửi bản scan trước cho nhà xuất khẩu, bản chính sẽ được giao cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ thanh toán (cước, phí chứng từ, phí điện giao hành).
Bước 6: Nộp bill nháp và chứng thư kiểm dịch bản nháp cho cơ quan kiểm dịch để họ cấp chứng thư kiểm dịch thực vật bản gốc.
Bước 7: Soạn hồ sơ xin C/O, nộp hồ sơ tại phòng quản lý XNK và nhận CO gốc Sau khi có được tất cả chứng từ gốc như: invoice, bill, packing list, phytosantary, certyficate of fumigation, certificate of quality/quanlity, certificate of origin. Tùy vào điều kiện thanh toán, người xuất khẩu sẽ tiến hành xuất trình hồ sơ gốc đến ngân hàng hoặc gửi trực tiếp đến người nhập khẩu. Kết thúc quy trình xuất khẩu.
2.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng nông sản tại công ty TNHH Một thành viên khải Thành Logistics Vina ty TNHH Một thành viên khải Thành Logistics Vina
Bảng 2.6: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng nông sản của Công ty qua nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp (2016- 2018)
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu(tỷ đồng)
Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ(tỷ đồng)
Tổng chi phí kinh doanh(tỷ đồng) Lợi nhuận sau thuế(tỷ đồng)
Tỷ suất doanh thu trên chi phí kinh doanh(%)
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh(%) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(%)
(Nguồn báo cáo tài chính Công ty )
Về lợi nhuận xuất khẩu mặt hàng nông sản của công ty, trong điều kiện hạch toán kinh doanh trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, có tạo ra được lợi nhuận hay không? Điều đó cho thấy lợi nhuận có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Tình hình lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 được thể hiện ở bảng 2.6.Từ bảng 2.6 ta nhận thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty có sự biến động trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018.
Năm 2016 lợi nhuận sau thuế của Công ty cho mặt hàng nông sản là 1,3 tỷ đồng nhưng sang năm 2017 lợi nhuận sau thuế của Công ty cho mặt hàng nông sản đã giảm xuống 0,15 tỷ đồng thành 0,8 tỷ đồng giảm 7% so với năm 2016. Sang năm 2018, mặc dù lợi nhuận sau thuế của công ty cho mặt hàng nông sản đã tăng lên nhưng tăng khá chậm so với mức giảm sút của năm 2017 : tăng thêm 0,15 tỷ đồng từ 0,8 tỷ đồng lên thành 0,9 tỷ đồng tăng 16,6% so với năm 2017.
2.3.1. Thực trạng tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu
Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty TNHH Một Thành Viên Khải Thành Logistics Vina được thể hiện ở bảng 2.7:
Bảng 2.7: Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 thông qua nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lao động
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu(tỷ đồng) Lợi nhuận sau thuế(tỷ đồng) Tổng lao động(người) Tổng tiền lương(tỷ đồng)
Năng suất lao động bình quân(tỷ đồng/người)
Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động(tỷ đồng/người)
( Nguồn báo cáo tài chính của công ty)
Năng suất lao động bình quân
Năng suất lao động của Công ty trong ba năm qua luôn ở mức ổn định, có sự biến động nhẹ nhưng không đáng kể. Năm 2016 trung bình một lao động của Công ty đóng góp được 1,9 tỷ đồng vào doanh thu, con số này giảm vào năm 2017 khi năng suất lao động bình quân là 1,61 tỷ đồng , giảm 0,034 tỷ đồng so với năm 2016. Sang năm 2018 năng suất lao động bình quân của Công ty tăng nhẹ đạt 1,64 tỷ đồng, tăng 0,034 tỷ đồng so với năm 2017. Trong ba năm qua, năng suất lao động bình quân của Công ty luôn ở một mức khá và tuy giảm đáng kể vào năm 2017 nhưng năm 2018 đã có những cải thiện.
Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động
Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động của Công ty trong ba năm qua có sự biến động thất thường trong đó đạt giá trị cao nhất vào năm 2016 và thấp nhất vào năm 2017, tuy nhiên nó vẫn duy trì ở một mức khá. Năm 2016 lợi nhuận bình
quân tính cho một lao động của Công ty là 0,76 tỷ đồng và giảm xuống còn 0,053 tỷ đồng sang năm 2017, giảm 0,023 tỷ đồng so với năm 2016. Lợi nhuận bình quân tăng 0,005 tỷ đồng so với năm 2017 lên 0,058 tỷ đồng trên một lao động vào năm 2018.
2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty TNHH Một Thành Viên Khải Thành Logistics Vina được thể hiện ở bảng 2.8:
Bảng 2.8: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 qua nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ tiêu
Tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh(%)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh(%)
Sức sản xuất vốn cố định(%) Sức sinh lợi vốn cố định(%) Sức sản xuất vốn lưu động(%) Sức sinh lợi vốn lưu động(%) Số vòng quay vốn lưu
động(vòng/năm)
Số ngày lưu chuyển trên một vòng quay(ngày)
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động(%)
( Nguồn báo cáo tài chính của công ty)
Tỷ suất doanh thu trên vốn sản xuất kinh doanh
Trong những năm qua, tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh của Công ty là khá cao nhưng lại có xu hướng giảm dần. Năm 2016 cứ 100 đồng vốn kinh doanh đưa vào kinh doanh thì Công ty tạo ra được 182,6 đồng doanh thu tiêu thụ. Năm 2017 con số này giảm xuống 78,3 đồng so với năm 2016 tức đạt 104,3 đồng doanh thu tiêu thụ. Sang năm 2018, con số này lại tiếp tục giảm khi cứ 100 đồng VKD thì Công ty thu được 92,8 đồng doanh thu, giảm 11,5 đồng doanh thu so với năm
2017. Qua những con số phân tích ở trên thì ta nhận thấy rằng nguồn VKD được Công ty sử dụng trong hoạt động kinh doanh XK một cách chưa có hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty qua ba năm qua có sự biến động, sự biến động này là sự biến động tiêu cực khi mà tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của công ty liên tục giảm trong 3 năm 2016-2017-2018. Năm 2016, cứ 100 đồng VKD bỏ ra thì Công ty thu về được 7,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2017, con số này giảm xuống là 3,4 đồng lợi nhuận sau thuế ứng với mức giảm là 3,8 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2016. Và con số này đạt thấp nhất vào năm 2018, với mức giảm là 0,1 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2017 tương ứng với cứ 100 đồng VKD bỏ ra thì Công ty thu về 3,3 đồng lợi nhuận sau thuế. Từ đây ta có thể nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh XK của Công ty không tốt trong mấy năm gần đây do sự cạnh tranh ngày càng khó khăn.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
-Sức sản xuất vốn cố định: Sức sản xuất vốn cố định của Công ty trong những năm qua tuy cao nhưng lại liên tục giảm. Năm 2016, cứ 100 đồng VCĐ bỏ ra thì thì Công ty tạo ra được 280,9 đồng doanh thu, đến năm 2017 thì con số này giảm xuống 127,9 đồng so với năm 2017 tức là đạt 153,0 đồng doanh thu khi bỏ ra 100 đồng vốn cố định,đây là mức giảm rất lớn đáng báo động . Sang năm 2018 thì con số này lại giảm xuống 130,8 đồng doanh thu trên 100 đồng VKD, giảm 22,2 đồng doanh thu so với năm 2017.
-Sức sinh lợi vốn cố định: Sức sinh lợi vốn cố định của Công ty qua những năm qua có sự biến động trong đó đạt cao nhất vào năm 2016 và thấp nhất vào năm 2018. Năm 2016, cứ 100 đồng vốn cố định đưa vào sử dụng thì Công ty có thể thu về 11,1 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2017 sức sinh lợi VCĐ có xu hướng giảm xuống khi 100 đồng VCĐ khi đưa vào kinh doanh tạo ra được 5,1 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng đến năm 2018 thì sức sinh lợi VCĐ của Công ty giảm xuống, cứ 100 đồng VCĐ đưa vào sử dụng thì tạo ra được 4,6 đồng lợi nhuận sau thuế,
giảm xuống 0,5 đồng lợi nhuận so với năm 2017. Chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng mức giảm sút này đã giảm đáng kể so vs năm 2017, hằng năm Công ty vẫn thu về được mức lợi nhuận khá trong khi một số Công ty lại kinh doanh thua lỗ trong tình hình khó khăn như hiện nay.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
-Sức sản xuất vốn lưu động: Sức sản xuất vốn lưu động của Công ty trong những năm qua có sự biến động trong đó đạt thấp nhất vào năm 2018 và đạt giá trị cao nhất vào năm 2016. Năm 2016, cứ 100 đồng VLĐ đưa vào kinh doanh thì tạo ra được 230,8 đồng doanh thu. Sang năm 2017, sức sản xuất VLĐ bị sụt giảm khi đưa ra 100 đồng vốn lưu động thì Công ty thu về được 127,5 đồng doanh thu, giảm 103,3 đồng doanh thu so với năm 2016 và mức giảm này là tương đối lớn. Đến năm 2018, sức sản xuất VLĐ của Công ty tiếp tục giảm đạt 107,0 đồng doanh thu khi đưa ra 100 đồng VLĐ vào kinh doanh,tức giảm 20,5 đồng doanh thu so với năm 2017. Qua đây cho thấy những nỗ lực cố gắng trong việc