Dự báo thị trường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng nông sản của công ty TNHH một thành viên khải thành logistics vina (Trang 55 - 60)

Một Công ty có hoạt động kinh doanh ở thị trường trong nước hoặc ở thị trường nước ngoài đều phải có hoạt động nghiên cứu, tiếp cận thị trường, khách hàng thì Công ty đó mới hoạt động có hiệu quả. Đối với Công ty TNHH Một thành viên Khải Thành Logistics Vina cũng vậy, thị trường tiêu thụ nông sản của công ty chủ yếu là thị trường nước ngoài, còn thị trường nội địa tiêu thụ rất ít. Về thị trường nội địa, công ty thực hiện nghiên cứu, tiếp cận thị trường khá dễ dàng, thuận lợi bởi lẽ các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, tập quán,…trong nước đều được Công ty am hiểu, nắm bắt kịp thời. Mặc dù vậy, số lượng khách hàng trong nước tiêu thụ nông sản của Công ty ít là do đa số người dân trong nước tiêu thụ nông sản do họ tự sản xuất ra. Ngược lại, đối với thị trường nước ngoài, các hoạt động nghiên cứu thị trường gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh không giống như ở trong nước. Bởi vì, đối tượng của thị trường xuất khẩu là khách hàng nước ngoài, họ khác với khách hàng trong nước về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, cơ sở hạ tầng,… Nhưng thị trường nước ngoài đang có nhu cầu lớn về tiêu thụ nông sản của Công ty nên thị phần tiêu thụ

ởnước ngoài là rất cao so với thị phần nội địa. Do vậy việc nghiên cứu, tiếp cận thị trường này là đều cần thiết.

Để tăng cường và mở rộng thị trường tiêu thụ, Công ty cần xúc tiến các hoạt động tiếp thị, giao dịch với đối tác, khách hàng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Công ty cần đặc biệt quan tâm đến các chương trình hội chợ triển lãm, các hội nghị kinh tế và khi cần thiết thì nên gửi cán bộ trực tiếp ra nước ngoài để nghiên cứu và lựa chọn thị trường.

Phân loại thị trường nhằm hiểu biết quy luật hoạt động của từng thị trường trên các phương diện như: loại sản phẩm họ có và họ đang cần, yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm về chất lượng, mẫu mã, dung lượng của thị trường, điều kiện chính trị, thương mại, tập quán buôn bán, hệ thống pháp luật...Mục tiêu của việc phân loại để nắm rõ thị trường và có kế hoạch giới thiệu sản phẩm thông qua chào hàng. "Gạn lọc sơ bộ" những thị trường không thích hợp. Đó là các thị trường có chế độ bảo hộ mậu dịch quá khắt khe, yêu cầu quá cao đối với chất lượng sản phẩm, thị trường quá xa, chi phí xuất khẩu cao. Theo như điều kiện kinh doanh và mặt hàng của Công ty, trong những năm trước mắt, Công ty cần tập trung khai thác các thị trường sau:

- Thị trường ASEAN: Là thị trường rất quan trọng với doanh nghiệp, đây là thị trường truyền thống của Công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Trong những năm tới, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên Công ty có thể gặp nhiều khó khăn, vì vậy Công ty cần cố gắng giữ vững nhữg bạn hàng cũ đồng thời cũng cần cố gắng nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu do trong cạnh tranh trong khu vực cũng ngày một cao với những đối thủ rất mạnh đó là các doanh nghiệp chể biến xuất khẩu nông sản của Thái Lan.

- Thị truờng EU: Là một thị trường rộng lớn với nhu cầu nhập khẩu hàng năm rất cao, nhưng đây cũng là thị trường đòi hỏi về chất lượng hàng hóa rất khắt khe. Tuy nhiên giá bán hàng nông sản trên thị trường này lại cao hơn nhiều so với thị trường khác.

- Thị trường Mỹ và Nhật bản: là thị trường có nhu cầu về hàng nông sản cao song Công ty vẫn chưa có chỗ đứng thực sự trên thị trường này. Muốn thâm nhập thành công không có con đường nào khác phải nâng cao chất lượng

sản phẩm, đáp ứng đúng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn về mã số, mã vạch, bao bì...Đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng, tìm hiểu thị trường, tập quán kinh doanh của phía đối tác. - Ngoài ra hiện nay Công ty còn bỏ ngỏ một số thị trường có nhiều tiềm năng để xuất khẩu nông sản như Nhật, Châu Phi... Trong thời gian tới Công ty cần nghiên cứu những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường này. Góp phần nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty.

3.1.2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động trong thời gian tới

Trong thời gian tới Công ty vẫn xác định việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản sẽ vẫn giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu chung của toàn công ty. Dựa trên những triển vọng xuất khẩu nông sản trong thời gian tới, định hướng xuất khẩu nông sản của công ty đến 2020 cụ thể là:

- Định hướng phát triển: trở thành nhà cung cấp nông sản hàng đầu tại Việt Nam cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế với chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích chung của xã hội và góp phần bảo vệ môi trường.

- Về quy mô xuất khẩu: Mở rộng quy mô sản xuất tiêu thụ, gia tăng tổng giá trị thương mại của sản phẩm đặc biệt là thị trường trọng điểm. Đặt mục tiêu thâm nhập tốt những thị trường truyền thống, mở rộng và ổn định thị phẩn tại các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,... Trong những năm tới công ty đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu bình quân khoảng 70% sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản và mở rộng khai thác sang thị trường Châu Âu, Tây Á 25-30%

- Về chất lượng hoạt động xuất khẩu: Chuyển đổi cơ cấu mặt hàng cho phù hợp với xu hướng của thị trường để phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, tăng tỷ trọng những mặt hàng có tỷ khả năng sinh lời tốt trong số các mặt hàng được đưa ra cung ứng trên thị trường.

- Về hiệu quả xuất khẩu: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bằng cách nâng cao tỷ lệ lợi nhuận/vốn.

- Củng cố thị trường hiện hữu và kế hoạch phát triển thị trường mới: Hiện tại thì Công ty đã xây dựng được thị trường cho hoạt động kinh doanh của mình bao gồm thị trường Pakistan, Ấn Độ, Ba Lan, Ai Cập,... Công ty sẽ cố gắng phát huy tốt khả năng kết hợp với các đối tác, chính sách chăm sóc khách hàng, khách hàng mục tiêu để đáp ứng nhu cầu một các tốt nhất. Tạo uy tín và niềm tin trong công việc để từ đó khẳng định được vị trí của mình trên thị trường sản phẩm nông sản.

- Phát triển nguồn nhân lực: Công ty luôn chú trọng vào nguồn nhân lực và coi đó là tài sản quý giá nhất mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty. Việc xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực là một trong những ưu tiên hàng đầu. Trong những năm tới, Công ty sẽ thực hiện việc tuyển dụng nhân viên có trình độ và kinh nghiệm giỏi, tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên. Công ty, cung cấp các điều kiện làm việc tốt và chế độ khen thưởng kịp thời đối với các nhân viên, tập thể phòng ban có thành tích xuất sắc, có sáng kiến tạo lợi nhuận cho Công ty nhằm khuyến khích người lao động phát huy tối đa năng lực của mình tạo điều kiện cho sự phát triển của sản phẩm nông sản xuất khẩu.

- Duy trì mặt hàng thế mạnh: Công ty vẫn duy trì các mặt hàng là thế mạnh

của mình, phát triển và hoàn thiện cao về chất lượng cũng như mẫu mã phong phú. Đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng cao để đáp ứng tốt hơn nhu cầu từ thị trường nhập khẩu, đảm bảo kết quả kinh doanh tương đương hoặc vượt các năm trước và chỉ tiêu đề ra. - Công ty tiếp tục duy trì những thị trường cũ, thâm nhập sâu hơn vào những thị trường đó. Đồng thời tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu mới. Đẩy mạnh việc xuất khẩu một số mặt hàng nông sản vào thị trường EU, Nhật Bản, đồng thời tìm kiếm những thị trường mới nhiều tiềm năng như Trung Quốc và Châu Phi.

- Về sản phẩm xuất khẩu: nâng cao chất lượng hàng nông sản, đẩy mạnh công tác bảo quản thu mua, chế biến sau thu hoạch, đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng của những thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU.

- Công ty tập trung các thế mạnh cho công tác xuất khẩu dựa trên những tiềm lực sẵn có của Công ty và những tác động tích cực của thị trường nông sản trong nước, do vậy ngoài việc xuất khẩu những mặt hàng nông sản truyền thống công ty sẽ mở rộng các mặt hàng xuất khẩu mới nhiều triển vọng.

- Nghiên cứu và thực hiện hợp tác, đầu tư liên doanh liên kết với các công ty, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu - tận dụng lợi thế để tăng cường xuất khẩu. Đảm bảo kết quả kinh doanh vượt năm trước. Bảo đảm khai thác có hiệu quả nguồn vốn doanh nghiệp có và tăng cường bổ sung thêm. Hoàn thành các khoản nộp ngân sách theo đúng số lượng và thời gian. - Nâng cao hiệu quả cho công tác làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu nhất là khâu đàm phán giao dịch. Đẩy mạnh công tác xúc tiến tiêu thụ hàng nhập khẩu mà công ty mới kinh doanh.

- Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty để đáp ứng tốt nhu cầu về nguồn nhân lực trong bối cảnh Việt Nam đã là thành biên của WTO.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng nông sản của công ty TNHH một thành viên khải thành logistics vina (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w