Quá trình thành lập của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp để thu hút và giữ chân nhân viên của công ty TNHH thương mại và dịch vụ tri thức mới (Trang 31 - 36)

v. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.2. Quá trình thành lập của công ty

 Năm 2010: Công ty được thành lập với trụ sở được đặt tại Nguyễn Chánh, Trung Hòa, Cầu Giấy

 Năm 2011: Ra mắt Ninjia App trên Google Market

 Năm 2012: Hợp tác với NTT Data Chugoku Q-Agent. Đồng thời triển khai Intra- mart

 Năm 2015: Triển khai nhóm phát triển trên Liferay

 Năm 2016: Hợp tác tập đoàn Forval (Forval Telecom, TactSystem)

 Năm 2019: Thành lập công ty TTM Japan tại Tokyo

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tri Thức Mới được thành lập vào 16/06/2010 được đăng ký kinh doanh tại sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội với người đại diện pháp luật là bà Trần Thanh Mai – Tổng giám đốc công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tri Thức Mới.

Công ty được sáng lập bởi những thành viên là những người đã đi du học, làm việc trong ngành kỹ thuật, kinh doanh tại Nhật Bản. Sau khi về nước, với những kiến thức và kinh nghiệm đã có, đồng thời có sự giúp đỡ hỗ trợ của những chuyên gia công nghệ đến từ Nhật Bản, đội ngũ sáng lập đã thành lập công ty đặt tại Nguyễn Chánh, Trung Hòa, Cầu Giấy. Sau 10 năm hoạt động và phát triển, với đội ngũ nhân viên trẻ tuổi, đầy kinh nghiệm và giàu nhiệt huyết, Công ty TTM đã dần khẳng định được niềm tin và vị thế của mình trong lĩnh vực hoạt động của mình là nghiên cứu các giải pháp, phát triển ứng dụng trên nền VoIP cho những khách hàng Nhật Bản khó tính.

Với các thế mạnh đang có về kinh nghiệm làm với khách hàng Nhật Bản, TTM đang cố gắng nỗ lực để có thể chiếm lĩnh thị trường tiềm năng trong nước. Ngoài văn phòng ở Hà Nội, Công ty TTM còn có một trung tâm phát triển phần mềm đặt tại Đà Nẵng nơi được mệnh danh là “Thung lũng Silicon” của Việt Nam trong tương lai – nơi đây quy tụ những lập trình viên giàu kinh nghiệm trong các dự án phát triển phần mềm. Đến năm 2019, TTM đã mở rộng cở sở kinh doanh của mình tại Tokyo Nhật Bản.

Một số đối tác mà công ty TTM đã hợp tác:

 Công ty MOBILE TECHNIKA Inc, (Nhật Bản)

 Công ty T-SS (Nhật Bản)

 Công ty Panasonic System Networks (PSN)

 Công ty Panasonic System Solutions Japan (PSSJ)

 Công ty TNHH J-Corporation (Nhật Bản)

 Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số – Bộ Thông tin & Truyền Thông (Việt Nam)

 Công ty CP Đầu tư và phát trển Công nghệ Cao CNC

 Công ty RunSystems

 Công ty TNHH Kanamori Industries Việt Nam

2.1.3. Sản phẩm và dịch vụ của Công ty

Phát triển phần mềm: dựa trên 2 mảng hoạt động chính là tạo ra những sản phẩm gốc do chính công ty giữ bản quyền và đồng thời phát triển các phần mềm theo yêu cầu của khách hàng.

Tích hợp hệ thống SI: giúp các doanh nghiệp kết nối các chuỗi hệ thống con với những tính năng khác vào một hệ thống chủ để đảm bảo tính thống nhất giúp các doanh nghiệp tăng được giá trị và năng lực của các hệ thống chủ nhờ hợp lực tương tác giữa các hệ thống con.

Phát triển phần mềm quản lý nhân sự: với thời đại công nghệ số như hiện nay, nhiều công ty có nhu cầu xây dựng một phần mềm quản lý nhân sự để dễ dàng theo dõi như giờ làm việc – giờ ra về của nhân viên, thời gian chấm công hàng ngày hàng tháng của nhân, quản lý ngày nghỉ phép,.. cuối tháng có thể dễ dàng xuất file excel theo yêu cầu,.. với những yêu cầu này TTM đã phát triển phần mềm tích hợp nhiều công nghệ, với khả năng mở rộng và nâng cấp dễ dàng thêm được các chức năng mới tùy vào yêu cầu của từng công ty.

Phát triển Contact Center: chứa đựng tất cả các dữ liệu của doanh nghiệp bao gồm các thông tin khách hàng được tổng hợp từ các trao đổi qua điện thoại, e-mail, fax, hóa đơn thanh toán,.. Đây là hệ thống chăm sóc khách hàng ở mức độ cao hơn, đưa doanh nghiệp lại gần hơn với khách hàng thông qua các phương thức liên lạc tương tác, điện thoại, e-mail, tin nhắn SMS, … Mỗi khách hàng có 1 kho dữ liệu và những yêu cầu cụ thể khác nhau nên TTM phát triển nên một hệ thống Contact Center phù hợp.

2.2. Cơ cấu bộ máy nhận sự của Công ty

Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Phòng nhân sự

Ban giám đốc (BOD)

Giám đốc điều hành (CEO)

Phòng kế toán TTM Japan Tuyển dụng và C&B Team Test Leader Test Tester

Team Software Dev

Team Leader

Team BrSE

Leader BrSE

BrSE

Dev Dev

Chức năng của từng bộ phận:

Ban giám đốc (BOM): gồm 3 thành viên có nhiệm vụ hoạch định các chiến lược,

quyết sách để đảm cho sự phát triển của công ty, là người trực tiếp đàm phán thương lượng với khách hàng để mang những dự án mới về cho công ty, là bộ phận quản lý cấp cao, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.

Giám đốc (CEO): là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty, là

người có quyền quyết định, chịu trách nhiệm chung với mọi hoạt động kinh doanh của công ty trước pháp luật.

TTM Japan: là chi nhánh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tri Thức Mới ở

Nhật Bản, hoạt động độc lập theo quy định của nước Nhật Bản. Phòng nhân sự:

Tuyển dụng và C&B: là bộ phận tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty đồng thời cũng là bộ phận chịu trách nhiệm chính về việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và quan hệ lao động. Thực hiện việc tính lương, thưởng và các chế độ chính sách, BHXN, BHYT cho toàn bộ nhân viên trong công ty.

PR Nội bộ & Admin: là bộ phận làm các công việc liên quan đến các thủ tục hành chính, giấy tờ cho nhân viên, mua sắm các thiết bị văn phòng, tổ chức các sự kiện thường niên cho công ty, truyền đạt các thông điệp chính sách của Ban giám đốc đến nhân viên.

Phòng kế toán: tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, tổ

chức hạch toán kinh doanh trong toàn công ty phù hợp với chế độ chính sách của Nhà nước, công ty và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Đảm bảo việc du trì, phát triển nguồn vốn có hiệu quả.

Phòng công nghệ: đứng đầu là CTO (Chief Technology Officer): Giám đốc công nghệ: là người chịu trách nhiệm chính trước Ban giám đốc đối với các vấn đề về công nghệ và kỹ thuật. Đồng thời là người điều hành các hoạt động nghiên cứu phát triển của công ty, giám sát các dự án, đề xuất và đưa ra các quyết định sử dụng vốn để thiết

kế, thực hiện việc cải tiến công nghệ nhằm giúp công ty thực hiện các dự một cách hiệu quả nhất.

Phòng công nghệ của công ty TTM chia làm 3 bộ phận chính là Development, BrSE và Test cùng phối hợp với nhau để hoàn thành dự án một cách tốt nhất.

Bộ phận BrSE (Bridge System Engineer): Kỹ sư cầu nối: là cầu nối trung gian giữa khách hàng với bộ phận Dev để phát triển sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Là bộ phận đảm nhận việc phân tích các yêu cầu của khách hàng.

Bộ phận Software Developer (Kỹ sư phần mềm): là bộ phận nhận những yêu cầu của khách hàng từ bộ phận BrSE để phát triển các chương trình, chịu trách nhiệm khắc phục các lỗi phát sinh và đồng thời cung cấp các bản cập nhật, thường xuyên kiểm tra, bảo trì các chương trình mình viết ra. Tại TTM chia thành nhiệm nhóm Dev khác nhau thực hiện các dự án khác nhau đứng đầu mỗi nhóm là PM (Project Manager - Quản lý dự án) để giám sát các dự án diễn ra hiệu quả và đúng kế hoạch.

Bộ phận Tester (Kiểm thử phần mềm): là người đầu tiên tiếp xúc với các phần mềm mà bộ phận Dev viết ra và kiểm tra về khả năng sử dụng của những phần mềm đó, tương tác với khách hàng để hiểu sản phẩm, tham gia vào quá trình

đánh giá sản phẩm, cung cấp đầu vào theo yêu cầu và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn, lỗi mà phần mềm có thể bị khi đưa vào môi trường sử dụng chính thức.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp để thu hút và giữ chân nhân viên của công ty TNHH thương mại và dịch vụ tri thức mới (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w