Quá trình phát triển VHDN của công ty TTM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp để thu hút và giữ chân nhân viên của công ty TNHH thương mại và dịch vụ tri thức mới (Trang 41)

v. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1 Quá trình phát triển VHDN của công ty TTM

Tại TTM luôn chú trọng và phát triển không ngừng những vai trò quan trọng của VHDN như nguồn nhân lực, chất xám, phẩm chất và cá tính của mỗi nhân viên trong công ty. Những vai trò này cũng là phương châm để có thể giữ gìn và phát triển VHDN của Công ty đồng thời với thời kỳ phát triển như hiện nay VHDN còn được coi là một vũ khí để có thể cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường.

Ban giám đốc tại TTM luôn dựa trên những vai trò chính của VHDN để phát triển, xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp, để từ đó giữ gìn, phát triển nó qua từng giai đoạn, từng thế hệ nhân viên khác nhau.

Yếu tố tạo nên sự khác biết giữa TTM với những công ty khác chính là nhờ những bản sắc về văn hóa trong lối sống, giao tiếp và môi trường làm việc,… Tại TTM từ ban giám đốc đến nhân viên luôn cùng nhau tạo ra một môi trường làm việc cởi mở để tất cả mọi người ngày cả với những những người mới cũng có thể nhanh chóng hòa nhập.

Công ty luôn có sự kết hợp giữa các hoạt động trong công việc như chia sẻ kinh nghiệm, training kiến thức mới với các hoạt dộng về đời sống tinh thần như các hoạt động thể thao, các buổi tổ chức các ngày lễ, tết để giúp các thành viên gần gũi và gắn bó với nhau nhiều hơn trong cả công việc và trong cuộc sống.

Ngoài những giá trị về văn hóa doanh nghiệp có thể dễ dàng nhìn thấy và cảm nhận, TTM cũng công bố những giá trị cốt lõi, mục tiêu,… để thể hiện rõ những bản

sắc riêng, tạo nên sự độc đáo và khác biệt giữa TTM với những công ty về công nghệ thông tin khác ở Việt Nam và trên thế giới.

Công ty luôn khuyến khích và đưa ra những biện pháp khác nhau để tất cả nhân viên trong công ty cũng hành động, có thể duy trì văn hóa doanh nghiệp của TTM.

2.4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến VHDN của công ty TTM

2.4.2.1. Yếu tố bên trong tác động đến VHDN của công ty TTM

Người lãnh đạo

Tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tri Thức Mới, bà Trần Thanh Mai – Giám đốc công ty là một trong những người có ảnh hưởng lớn đến hầu hết các giá trị về VHDN của công ty tư lúc thành lập đến nay. Với xuất phát điểm là một du học sinh Nhật Bản – chuyên ngành công nghệ thông tin, bà đã nhìn thấy tiềm năng về thị trường, nên khi quay về Việt Nam bà đã thành lập công ty, đưa ra những tầm nhìn, sứ mệnh cũng như các mục tiêu mà công ty cần hướng đến và đạt được.

Bà Trần Thanh Mai cũng là người đưa ra những định hướng, chiến lược phát triển – những quyết định lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến VHDN của TTM. Những nhân viên đầu tiên tại công ty cũng được bà đào tạo, truyền lửa với nghề để họ giữ những lửa, đam mê đó truyền lại cho những thế hệ tiếp theo. Những quyết định về kiến trúc văn phòng, logo, xây dựng website, fanpage, các nghi lễ,… của công ty đều được bà đề xuất và phê duyệt.

Qua đó, có thể thấy được bà Trần Thanh Mai có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các giá trị về văn hóa của công ty giúp công ty đi đúng hướng, phù hợp và phát triển vững mạnh.

Ngành nghề kinh doanh

Với nội dung lý thuyết đã nêu ra ở chương 1, mỗi công ty có ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có những giá trị về VHDN được xây dựng khác nhau. Với ngành nghề kinh doanh tại TTM là về công nghệ thông tin nên những văn hóa của công ty cũng có những nét đặc trưng của ngành này. Cụ thể, nhân viên công ty hầu hết là những kỹ sư phần mềm, cần sự trao đổi, giao tiếp làm việc nhóm nhiều nên không gian làm việc mở, không có sự ngăn cách giữa các nhân viên. Đồng thời đa số nhân viên

đều là những bạn trẻ nên các hoạt động teambuilding cũng được diễn ra thường xuyên. Văn hóa giao tiếp trong công ty hòa đồng, vui vẻ, thoải mái, không có sự phân chia cấp bậc giữa sếp với nhân viên. Điều này cũng là một trong những nét đặc trưng của môi trường công nghệ thông tin.

Lịch sử và quy mô

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tri Thức Mới với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại thị trường Nhật Bản tuy không phải là thời gian dài nhưng cũng đủ để công ty có cho mình chỗ đứng nhất định và xây dựng cho mình một hệ thống VHDN mang nét đặc trưng. Về quy mô công ty, với số lượng 60 người không quá đông nên nhân viên trong công ty đều quen và thường xuyên trao đổi, trò chuyện với nhau tạo cảm giác gần gũi. Tất cả nhân viên trong công ty đều cũng nhau giúp đỡ nhau trong công việc, tương trợ nhau. Đó cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của TTM.

2.4.2.2. Các yếu tố bên ngoài tác động đến VHDN của TTM

Văn hóa dân tộc

Văn hóa dân tộc Việt Nam ảnh hưởng đến văn hóa của công ty chính là tinh thần tập thể. Mỗi công ty muốn phát triển lâu dài và bền vững cần có một tinh thần đoàn kết từ nhân viên đến lãnh đạo. Tất cả nhân viên trong công ty đều cố gắng nhất quán, đồng lòng toàn tâm toàn trí vì một mục tiêu chung đó là giúp công ty phát triển, vững mạnh. Công ty khi kế thừa được văn hóa tốt đẹp đó của dân tộc sẽ giúp cho công tác quản lý sẽ dễ dàng và hiểu quả. Đồng thời, khi toàn thể nhân viên đều đồng lòng, nhất quán thì các giá trị về VHDN của công ty cũng dễ dàng triển khai, lan tỏa đến mọi người.

Thể chế chính sách kinh tế

Thể chế chính trị, pháp luật và các chính sách về kinh tế của nhà nước chính là những yếu tố của môi trường bên ngoài tác động lớn đến quá trình hình thành và phát triển VHDN của công ty. Với lĩnh vực kinh doanh là công nghệ thông tin, khi xây dựng và phát triển những phần mềm và website công ty cần tuân thủ theo những quy định đã ban hành của nhà nước về những vấn đề liên quan. Việc tuân thủ, thực hiện

những điều phát luật của nhà nước đề ra cũng là một trong những yếu tố thuộc về VHDN mà TTM đang xây dựng và duy trì.

Khách hàng

Khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành VHDN của TTM. Nguồn khách hàng chính của TTM là các công ty đến từ Nhật Bản, với những nét đặc trưng của doanh nghiệp Nhật Bản như uy tín, coi trọng sự đúng giờ, mọi người làm việc trên tình thần cởi mở trách nhiệm. Chính nhờ những nét đặc trưng về văn hóa của các đối tác kinh doanh đó nên TTM cũng xây dựng cho mình một nền văn hóa phù hợp. Qua đó, TTM đã tạo cho mình những uy tín nhất định với các khách hàng, tạo sự tin tưởng và có thể hợp tác lâu dài.

Quá trình toàn cầu hóa

Khi quá trình toàn cầu hóa dần trở nên phổ biến, các nền văn hóa có sự giao thoa với nhau cũng là yếu tố tác động đến quá trình phát triển trong VHDN của TTM. Lãnh đạo cũng như nhân viên trong công ty có cơ hội được học hỏi, bổ sung thêm những kiến thức mới để luôn làm mới bản thân và giúp công ty phát triển tốt hơn. Các bài học về các doanh nghiệp thành công trên thế giới cũng là những ví dụ, động lực để công ty học hỏi và phát triển. Tuy có sự học tập kế thừa đó nhưng phương châm tại TTM là hòa nhập chứ không hòa tan, luôn luôn giữ những giá trị cốt lõi của công ty.

2.4.3 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp của Công ty TTM

Như cơ sở lý luận đã nêu ra ở chương 1, VHDN của TTM cũng được biểu hiện qua ba cấp độ chính là cấp độ giá trị hữu hình, cấp độ được chấp nhận và giá trị ngầm định. Các biểu hiện về văn hóa doanh nghiệp đó tại công ty được biểu hiện trong bảng sau:

Bảng 2. 6 : Các biểu hiện về VHDN của Công ty TTM

Cấp độ 2

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.4.3.1 Yếu tố thứ nhất - Về các giá trị hữu hình

Để xét về các giá trị hữu hình của công ty ta xét trên các yếu tố gồm có: kiến trúc, nhận dạng thương hiệu, các kênh truyền thông, các nghi lễ hoạt động phong trào của công ty và các yếu tố trách nhiệm với cộng động.

 Về kiến trúc, cơ sở hạ tầng

Công ty TTM đã dựa trên các yếu tố: về tính hiệu quả khi sử dụng không gian, về các trang thiết bị để phục vụ cho nhân viên, về môi trường làm việc và về sự tiện nghi để xây dựng một quy chuẩn cho việc thiết kế một kiến trúc văn phòng tiêu chuẩn. Do đó, hiện nay các khu vực trong văn phòng của công ty đều được thiết kế một cách tối ưu để có thể sử dụng hết công năng của nó.

Bảng 2. 7: Không gian phòng làm việc của nhân viên

Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự

Trụ sở của công ty hiện đang được đặt tại tầng 2, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội với diện tích 250m2 được chia thành các khu vực làm việc khác nhau như phòng làm việc nhân viên, phòng họp, phòng giám đốc, khu vực sinh hoạt chung,.. Với quy mô nhân sự còn nhỏ như hiện nay, việc thuê văn phòng là hoàn toàn hợp lí để có thể tiện kiệm được chi phí và cũng có nguồn lực để trang bị cho nhân viên một khu làm việc hiện đại. Tất cả trang thiết bị trong văn phòng của công ty như màu sắc của bàn ghế, các đồ dùng sinh hoạt khác đều có một sự thống nhất tạo ra cảm giác thân thuộc khi ta làm việc ở bất kỳ văn phòng nào. Với ngành nghề công việc đặc thù là về Công nghệ thông tin nên mỗi cá nhân đều được trang bị đầy đủ các phương tiện cá nhân hiện đại để phục vụ công việc như: bộ bàn ghế, máy tính, tai nghe, điện thoại và tủ đồ cá nhân. Không gian khu vực làm việc cũng được bố trí những cây xanh để khu vực làm việc thêm tươi mát hơn đó cũng một một trong những yếu tố cần thiết của một văn phòng hiện đại.

Bảng 2. 8: Hình ảnh lối ra vào đƣợc đặt cây xanh

Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự

Khu vực làm việc của Ban giám đốc có khu vực làm việc riêng để tiếp khách, trao đổi cách công việc với các leader để đảm bảo tính bảo mật.

Dựa vào sơ đồ của văn phòng, khu vực làm việc của nhân viên được thiết kế giống nhau và theo hướng mở với mục đích tạo ra sự bình đẳng cho mọi người trong công ty đồng thời các team có thể dễ dàng trao đổi công việc, không có sự ngăn cách, phân chia cấp bậc giữa leader với các nhân viên hay giữa các team này với team khác. Đặc biệt, với môi trường làm việc của công ty Công nghệ thông tin, việc tạo ra một không gian mở giúp các nhân viên vừa có thể làm việc độc lập, vừa có thể trao đổi công việc. Công ty muốn tạo điều kiện tốt nhất đẻ nhân viên có thể chủ động đưa ra quyết định, hành động một các độc lập và nhanh chóng đáp ứng được các yêu cầu mà khách hàng đưa ra.

Khu vực phòng họp được trang bị các thiết bị cần thiết như: bảng, màn hình tivi, laptop,.. là nơi diễn ra các buổi họp của các đội, nhóm. Đồng thời, đây cũng là khu vực để công ty tổ chức các buổi nói chuyện, các buổi chuyên đề, training hàng tháng cho

các nhân viên, giúp mọi người nhanh chóng cập nhật được những kiến thức những công nghệ mới để áp dụng hiệu quả vào công việc của mình.

Khu vực sinh hoạt chung là nơi sắp xếp các loại đồ uống, đồ ăn, máy pha café để phục vụ cho các nhu cầu của nhân viên. Đây còn là nơi để tổ chức các sự kiện hàng tháng của công ty như Sinh nhật hàng tháng cho các thành viên trong công ty, Giáng sinh, 8/3,..

Bảng 2. 9: Sơ đồ của văn phòng

Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự

Với các đặc điểm trên về yếu tố kiến trúc đã thể hiện được văn hóa mục tiêu mà công ty TTM muốn hướng đến là kiến trúc bên ngoài thể hiện là một văn phòng hiện đại, năng động và kiến trúc bên trong có thể thể hiện được sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty.

 Về hệ thống các văn bản quy định của công ty

Để tổ chức có thể hoạt động tốt, có trật tự và dễ dàng quản lý, ban giám đốc cần đưa ra các quy định chung để tất cả nhân viên thực hiện. Tại công ty TTM, các văn bản quy định này cũng được ban hành và liên tục cập nhật sửa đổi để phù hợp với công ty và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho nhân viên. Ban giám đốc cũng mong muốn, thông qua những văn bản quy định này có thể truyền đạt đến nhân viên những ý tưởng, mục

Bảng 2. 10: Các văn bản nội bộ đã đã ban hành gồm

STT Văn bản

1 Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty

2 Các nội quy đối với nhân viên công ty

3 Thỏa thuận bản mật thông tin của người lao động đối với công ty

4 Hợp đồng lao động

5 Quy định về quản lý nhân sự: quy định về tuyển dụng, đào tào,. 6 Quy định và quy trình về việc chấm công, nghỉ phép

7 Các quy định về an toàn thông tin mạng

8 Các công văn, các thông báo

9 Quy định về việc kiểm kê tài sản của công ty

10 Quy định về nội quy lao động, khen thưởng, kỷ luật của công ty

11 Các công văn, thông báo khác

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Với danh sách các văn bản trên, công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống văn bản quản lý khá đầy đủ, từ đó ban giám đốc có thể dễ dàng quản lý và điều hành Công ty một các tốt nhất, đồng thời với những văn bản đó, nhân viên trong công ty cũng dễ dàng hiểu và làm theo. Nhưng bên cạnh đó, những văn bản này cần được đăng lên website của công ty hoặc một kênh để nhân viên có thể dễ dàng tìm kiếm trách trường hợp làm mất thời gian của cả lãnh đạo và nhân viên.

 Về biểu tượng

Để xây dựng một thương hiệu mang theo những nét đặc trưng riêng biệt của công ty, đội ngũ ban giám đốc của công ty đã đưa ra các biểu tượng mang nét đặc trưng của

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tri Thức Mới như logo, slogan, đồng phục, .. Hiện nay công ty cũng đang tiến hành thiết kế lại website để phù hợp hơn với việc phát triển trong thời kỳ công nghệ số.

Logo của công ty được thiết kế đơn với màu chủ đạo là màu xanh tượng trưng cho sự năng động sáng tạo - một trong những tính chất đặc trưng cho ngành công nghệ thông tin, kết hợp cùng màu đỏ thể hiện cho sự quyết tâm, khao khát của TTM luôn hướng đến chinh phục những đỉnh cao phía trước. Dòng chữ trithucmoi kết hợp với hai cánh buồm vươn mình trong đại dương tri thức để vượt qua những khó khăn thử thách giúp công ty ngày càng phát triển vững mạnh.

Bảng 2. 11: Logo của Công ty TTM

Nguồn: Bộ phận Hành chính Nhân sự

Slogan của công ty được Ban giám đốc đưa ra là “Gắn k được tinh thần đoàn kết của công ty đồng thời là luôn học hỏi, ngừng, luôn áp dụng các kiến thức mới trong công nghệ vào để thay đổi không ngừng của thị trường và khách hàng.

ết- Đổi mới” thể hiện

làm mới mình không đáp ứng được những

Đồng phục của công ty cũng là một trong những yếu tố thể hiện hình ảnh thương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp để thu hút và giữ chân nhân viên của công ty TNHH thương mại và dịch vụ tri thức mới (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w