Phân tích cấu trúc tình hình tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và vận tải trường thành trong giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 58 - 73)

a, Phân tích tình hình cơ cấu và sự biến động của tài sản trong doanh nghiệp

Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu tài sản

(Đơn vị tính: VNĐ)

Chỉ tiêu tài sản

A. Tài sản ngắn hạn

I. Tiền và các khoản tương đương tiền III. Các khoản phải thu ngắn hạn

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 6. Phải thu ngắn hạn khác 7. Dự phòng phải thu khó đòi IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn II. Tài sản cố định IV. Tài sản dang dở dài hạn

V. Đầu tư tài chính dài hạn

Tổng tài sản

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2018-2020)

Bảng 2.2: Phân tích sự biến động tài sản

(Đơn vị tính: VNĐ)

Chỉ tiêu tài sản

A. Tài sản ngắn hạn

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

hạn

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng

Học viện Chính Sách và Phát Triển

2. Trả trước cho người bán ngắn hạn

6. Phải thu ngắn hạn khác 7. Dự phòng phải thu khó đòi IV. Hàng tồn kho

V. Tài sản ngắn hạn khác

B. Tài sản dài hạn

I. Tài sản cố định

II. Tài sản dang dở dài hạn III. Đầu tư tài chính dài hạn

Tổng tài sản

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2018-2020)

Giai đoạn 2018 – 2019 như sau:

Trong giai đoạn này, ta thấy quy mô Tổng tài sản của công ty tăng rất nhanh lên tới 17,15% tương đương với mức tăng 46.284.484.990 đồng. Cụ thể năm 2018, tổng tài sản chỉ ở mức 269.933.585.391 đồng nhưng sang năm 2019 đã tăng lên thành 316.218.070.381 đồng. Điều này được lý giải chủ yếu đến từ việc công ty gia tăng lượng tài sản ngắn hạn với việc đóng góp mức tăng lên tới 66.027.734.121 đồng ứng với mức tăng đạt 46,23%, trong khi đó theo chiều hướng ngược lại thì lượng tài sản dài hạn lại mang xu hướng giảm 15,53% tương đương mức giảm là 19.743.249.131 đồng.

Đối với cơ cấu tài sản của Công ty năm 2018, tài sản ngắn hạn đang chiếm 52,91% và tài sản dài hạn chiếm lên tới 47,09%. Mức tài sản dài hạn ở mức lớn như vậy là do công ty đang đầu tư mạnh vào việc xây nhà xưởng, mua sắm các trang thiết bị, máy móc, các loại phương tiện vận tải, truyền dẫn như tàu biển, xà lan cũng như các loại xe téc, xe ben, xe bệ, máy xúc phục vụ cho việc xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và nhà máy; để phục vụ nhu cầu xây dựng tăng cao trên địa bàn. Nhưng bước sang năm 2019, công ty dần dần thay đổi định hướng trong kinh doanh, giảm dần tỷ trọng của tài sản dài hạn và tăng dần tỷ trọng của tài sản ngắn hạn. Cụ thể, tài sản dài hạn chỉ còn chiếm

Học viện Chính Sách và Phát Triển Khóa luận Tốt nghiệp

33,95% và tài sản ngắn hạn tăng lên thành 66,05%. Điều này cho thấy công ty đang hạn chế, không đầu tư thêm vào tài sản cố định nữa mà tận dụng những máy móc, trang thiết bị hiện có, thanh lý, nhượng bán những tài sản đã cũ và hỏng hóc để thu hồi vốn. Đồng thời, công ty tận dụng việc bên phía khách hàng cung cấp phương tiện tài sản để cung cấp dịch vụ kinh doanh cũng giúp cho công ty tránh lãng phí vốn, tiết kiệm được các khoản đầu tư chưa thực sự cần thiết để tập trung sang việc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ đến khách hàng như cho khách hàng trả chậm, tăng dự phòng các khoản phải thu khó đòi, dự trữ hàng tồn kho để cung ứng ra thị trường khi nhu cầu tăng cao,…; thông qua việc gia tăng tài sản ngắn hạn.

Tiền và các khoản tương đương tiền: tăng 688.806.074 đồng ứng với mức tăng 28,31% từ 2.432.697.605 đồng (năm 2018) tăng lên thành 3.121.503.679 đồng (năm 2019). Mức tăng trên là rất tốt nhưng vẫn ở mức rất thấp. Điều này được lý giải là do tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền luôn ở mức dưới 1% so với tổng tài sản sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn khi phải trang trải những chi phí đòi hỏi phải cần đến tiền mặt thanh toán ngay. Vì tiền và tương đương tiền là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất và các tài sản ngắn hạn khác rất khó chuyển đổi thành tiền khi công ty cần ngay lập tức.

Các khoản phải thu ngắn hạn: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tài sản ngắn hạn của công ty. Trong giai đoạn 2018 – 2019, phải thu ngắn hạn tăng thêm 20.601.798.476 đồng tương ứng mức tăng đạt 22,25%. Các khoản phải thu này chiếm từ 34% đến 35% tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy các khoản phải thu chiếm mức tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và các khoản phải thu này chỉ tập trung chủ yếu vào phải thu của khách hàng mà không phân bổ rải rác ra các nguồn khác. Vì vậy, công ty có thể gặp rủi ro về tính thanh khoản khi không thu hồi được nợ của các khách hàng. Do đó, công ty nên đề ra các phương án quản lý các khoản phải thu một cách hiệu quả hơn cũng như kiểm soát chặt việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho những khách hàng có khả năng thanh toán ngay là tốt nhất.

Hàng tồn kho: Đây là khoản mục lớn thứ hai sau các khoản phải thu trong tài sản ngắn hạn của công ty. Năm 2018, hàng tồn kho chiếm 17,593% tương đương 47.489.535.801 đồng, năm 2019 tăng lên 28,57% tài sản ngắn hạn tương đương 90.325.960.156 đồng. Mức tăng hàng tồn kho đạt được trong giai đoạn này là 90,2% ứng với mức tăng 42.836.424.355 đồng. Giải thích cho mức tăng

Học viện Chính Sách và Phát Triển Khóa luận Tốt nghiệp

lớn này là do công ty đã ký kết thành công đối với các khách hàng là các công ty xi măng lớn vào thời điểm cuối mỗi năm như Công ty xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Công ty xi măng Nghi Sơn (Thanh Hóa), Công ty xi măng Cẩm Phả (Quảng Ninh) và Công ty xi măng Đỉnh Cao (Nghệ An); trong việc cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng.

Giai đoạn 2019 – 2020 như sau:

Quy mô tổng tài sản của Công ty có xu hướng gia tăng nhưng lượng tăng là không đáng kể so với giai đoạn 2018 - 2019 và giữ ở mức tương đối ổn định trong giai đoạn năm 2019 – 2020. Năm 2019 tổng tài sản là 316.218.070.381 đồng, năm 2020 là 318.701.722.213 đồng, tăng chỉ 0,79% tương ứng với mức tăng 2,483,651,832 so với năm 2019.

Cơ cấu về tài sản của Công ty cho thấy sự mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn chiếm 66,05% tổng tài sản năm 2019, tăng lên tới 74,74% vào năm 2020. Điều này cho thấy, công ty đang áp dụng chính sách quản lý tài sản một cách thận trọng (TSNH>TSDH). Một phần do thị trường xây dựng đang tăng trưởng chậm lại trong năm 2020 khiến hàng hóa bị tồn đọng và một phần do các khoản nợ đọng từ phía khách hàng khiến công ty thiếu hụt về vốn và phải phụ thuộc nhiều vào khách hàng.

Tiền và các khoản tương đương tiền: Lượng tiền trong công ty là rất ít, chỉ chiếm 0,987% tài sản ngắn hạn năm 2019 và năm 2020 giảm còn 0,854%. Xu hướng giảm này làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu tiền mặt trong hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn trước 2018 – 2019. Đây có thể là một điều đáng ngại vì như vậy sẽ làm giảm khả năng thanh toán tức thời của công ty đối với nhà cung cấp và các khoản lãi vay ngân hàng đến hạn trong khi đó công ty vẫn phải chi trả các khoản chi phí doanh nghiệp như: tiền lương, thưởng cho nhân viên,…

Các khoản phải thu ngắn hạn: Tăng 15,4% tương ứng mức tăng 17,436,834,898 đồng. Năm 2019, giá trị phải thu ngắn hạn là 113.207.558.252 đồng, chiếm tới 54,2% tài sản ngắn hạn. Năm 2020, phải thu ngắn hạn là 130.644.393.150 đồng, chiếm 54,85% tài sản ngắn hạn. Trong đó, ta thấy phải thu khách hàng chiếm hầu như toàn bộ trong khoản phải thu ngắn hạn nhưng lại có xu hướng tăng 25,92%. Điều này là do tình hình tiêu thụ xi măng của các nhà máy cũng như thị trường xây dựng bị chững lại và công ty đang nới lỏng

Học viện Chính Sách và Phát Triển Khóa luận Tốt nghiệp

tín dụng cho khách hàng, khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ để tăng doanh thu. Vì thế, công ty cần phải thắt chặt việc thu nợ để tránh bị các công ty, các nhà đầu tư khác chiếm dụng vốn và giảm thiểu nợ xấu bằng cách tăng tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng thanh toán sớm.

Hàng tồn kho: tăng 5,746,577,407 đồng từ 90.325.960.156 đồng (2019) lên 96.072.537.563 đồng (2020) tương ứng mức tăng 6,36%. Mức tăng này chậm lại nhiều so với giai đoạn 2018 – 2019. Lượng hàng hóa tồn đọng tăng lên là để đáp ứng đầy đủ và kịp thời những đơn hàng lớn cung cấp vào dịp cuối năm cho các khách hàng là các công trình lớn và các công ty xi măng trên địa bàn khi nhu cầu hàng hóa cũng như nhu cầu xây dựng nhà ở cuối năm tăng lên. Điều này cho thấy chính sách tín dụng thương mại nới lỏng của công ty đã phát huy hiệu quả trong việc thu hút các khách hàng.

Tài sản dài hạn: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản và giảm dần từ 33,95% tổng tài sản năm 2019 xuống còn 25,26% năm 2020. Điều đó cho thấy công ty không có nhu cầu trong việc mở rộng quy mô kinh doanh và giữ nguyên chính sách ít đầu tư vào tài sản cố định để vốn quay vòng kinh doanh được luân chuyển dễ dàng trong ngắn hạn và ít bị hao mòn tài sản cố định. Tận dụng tối đa nguồn lực tránh lãng phí vốn, tiết kiệm các khoản đầu tư, tập trung nguồn vốn vào nguồn lực còn thiếu trong công ty.

b, Phân tích tình hình cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn trong doanh nghiệp

Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn

(Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu nguồn vốn C. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Phải trả người bán ngắn hạn

2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 9. Phải trả ngắn hạn khác

10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn II. Nợ dài hạn

D. Vốn chủ sở hữu

I. Vốn góp của chủ sở hữu

11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Tổng nguồn vốn

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2018-2020)

Bảng 2.4: Phân tích sự biến động nguồn vốn

(Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu tài sản C. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Phải trả người bán ngắn hạn

2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn

nộp Nhà nước

5. Chi phí phải trả ngắn hạn 9. Phải trả ngắn hạn khác

Học viện Chính Sách và Phát Triển

10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

II. Nợ dài hạn

D. Vốn chủ sở hữu

I. Vốn góp của chủ sở hữu 11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Tổng nguồn vốn

Trong giai đoạn 2018 – 2020:

Quy mô tổng nguồn vốn của công ty tăng rất mạnh lên tới 17,15% ứng với mức tăng đạt 46.284.484.990 đồng từ 243.708.930.335 đồng năm 2018 lên thành 295.308.125.412 đồng năm 2019. Mức tăng này chủ yếu đến từ nợ phải trả được lý giải qua tác động của 3 khoản mục chính:

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ phải trả. Cụ thể, năm 2018 chiếm 66,527% tổng nợ tương đương 176.878.153.933 đồng, năm 2019 chiếm 57,965%. Tuy năm 2019 có giảm về tỷ trọng nhưng giá trị vẫn tăng lên thành 183.289.989.140 đồng, đạt mức tăng là 6.411.835.207 đồng tương ứng với mức tăng 3,6%. Việc vay và nợ thuê tài chính của công ty ở mức cao như vậy là do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty chỉ là kinh doanh và vận tải và không phải công ty hoạt động sản xuất. Do đó, công ty sẽ hạn chế mua sắm các máy móc liên quan đến sản xuất cũng như giảm đầu tư vào tài sản dài hạn đã nói ở trên mục phân tích cơ cấu và biến động của tài sản. Đồng thời, công ty muốn huy động và sử dụng một lượng vốn lớn để nắm bắt cơ hội, thực hiện nhanh chóng dự án đã ký trước đó và có thêm vốn trong trung và dài hạn phục vụ cho các đơn hàng lớn.

Phải trả người bán ngắn hạn: chiếm tỷ trọng từ 23,486% (năm 2018) đến 26,945% (năm 2019). Đây là khoản lớn thứ 2 trong tổng nợ, đứng sau khoản vay và nợ thuê tài chính. Giai đoạn 2018 – 2019, phải trả người bán tăng 34,4% tương ứng 21.806.323.855 đồng. Mặc dù việc tăng này cho thấy công ty có uy tín lớn đối với nhà cung ứng nhưng ngược lại, như đã phân tích ở trên thì phải phải thu từ khách hàng là lớn nhất nên chính từ việc cho khách hàng trả chậm

Học viện Chính Sách và Phát Triển Khóa luận Tốt nghiệp

cho người bán ngắn hạn tăng lên. Điều này nếu còn tiếp diễn, kéo dài sẽ khiến cho tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp sẽ không tốt và nguy hiểm.

Người mua trả tiền trước ngắn hạn: tăng 21.047.244.827 đồng tương ứng mức tăng là 6,5%. Cụ thể, tăng từ 3.232.347.290 đồng năm 2018 lên thành 24.279.592.117 đồng năm 2019. Cho thấy, các khách hàng rất tin tưởng vào công ty và các đơn hàng đang gia tăng giúp công ty có được nguồn tiền để tận dụng vốn đáp ứng cho hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn.

Trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2019 đến 2020:

Quy mô tổng nguồn vốn tăng chỉ 0,79% tương ứng mức tăng 2,483,651,832 đồng và giữ mức ở mức ổn định. Xét trên phương diện cơ cấu vốn thì tỷ trọng nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn so với vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả chiếm lần lượt là 93,39% tổng nguồn vốn năm 2019 và năm 2020 là 93,37%. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp gặp rủi ro trong việc chi trả và thanh toán các khoản nợ, đồng thời làm giảm sức hút đối với các nhà đầu tư quan tâm tới công ty cũng như sự siết chặt của ngân hàng đối với các khoản vay của công ty. Ngoài ra, việc sử dụng nợ nhưng chủ yếu là nợ ngắn hạn như vậy sẽ tận dụng được sức mạnh của đòn bẩy tài chính cũng như lá chắn thuế từ chi phí lãi vay.

Nợ ngắn hạn: Công ty chỉ sử dụng nợ ngắn hạn và không có nợ dài hạn trong cơ cấu nợ phải trả. Năm 2019, nợ ngắn hạn là 297.574.109.795 đồng, năm 2020 là 295.308.125.412 đồng, có mức tăng bằng với nợ phải trả là 0,77%. Việc chỉ có nợ ngắn hạn như vậy là điều khá dễ hiểu đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại của công ty. Vì tài sản ngắn hạn chủ yếu là hàng hóa và phải thu khách hàng trong ngắn hạn cùng với chu kỳ kinh doanh ngắn và khả năng thu hồi vốn nhanh nên công ty lựa chọn vay nợ, chiếm dụng vốn trong ngắn hạn để đầu tư cho tài sản ngắn hạn với chi phí vay nợ ngắn hạn thấp hơn nhiều so với vay nợ dài hạn. Do đó, công ty vừa tiết kiệm được chi phí vừa phù hợp với đặc thù kinh doanh của mình.

Phải trả người bán ngắn hạn: tăng 10,1% tương ứng với mức tăng 8,612,171,442 đồng. Năm 2019, chiếm 28,85% nợ phải trả, năm 2020 là 31,53% nợ phải trả. Việc tăng lên này cho thấy công ty đang tranh thủ chiếm dụng vốn trong việc chậm thanh toán để chi trả và giảm bớt gánh nặng lên tài chính của công ty.

Học viện Chính Sách và Phát Triển Khóa luận Tốt nghiệp

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn: Hầu như không có biến động. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ phải trả của công ty với tỷ lệ năm 2019 là 62,07% và năm 2020 là 61,63% nợ phải trả. Việc vay nợ ở mức cao như vậy sẽ ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận sau thuế khi chi phí lãi vay tăng. Vì là các khoản vay ngắn hạn nên công ty sẽ chịu áp lực rất lớn trong việc thanh toán trong thời gian ngắn và nếu không kịp trả gốc và lãi sẽ ảnh hưởng xấu tới tình

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và vận tải trường thành trong giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 58 - 73)