Để đánh giá khả năng thanh toán, ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ số thanh toán tổng quát, tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán tức thời.
Học viện Chính Sách và Phát Triển
Chỉ tiêu
1. Tổng tài sản
2. Tài sản ngắn hạn
3. Tiền và các khoản
tương đương tiền
4. Hàng tồn kho 5. Nợ ngắn hạn 6. Nợ phải trả 7. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = (1/6) 8. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (2-4)/5 9. Hệ số khả năng thanh toán tức thời = (3/5)
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho phép các nhà quản lý đánh giá được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (hiện hành) của doanh nghiệp đang
ởmức lớn hơn 1, cụ thể là từ 1,07 – 1,1 lần, cho thấy tài sản của Công ty có đủ khả năng trang trải và thanh toán được các khoản nợ hiện tại. Tuy nhiên, có thể thấy hệ số này vẫn ở mức chưa thực sự quá an toàn khi chỉ xấp xỉ mức lớn hơn 1 không đáng kể, mức độ an toàn về tài chính được đánh giá là không cao. Qua 3 năm từ năm 2018, 2019 cho đến năm 2020, hệ số có dấu hiệu ổn định và tăng rất chậm, không đáng kể. Trong những năm tiếp theo, Công ty cần gia tăng tỷ số này bằng việc tăng tổng tài sản lên hoặc giảm phần nợ phải trả xuống để tăng khả năng chi trả các khoản nợ và đảm bảo an toàn hơn cho tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích tiếp hệ số khả năng thanh toán nhanh cho ta thấy được hệ số này thông qua giai đoan từ năm 2018 – 2020 lần lượt là 0,4; 0,401 và 0,4776 lần.
Học viện Chính Sách và Phát Triển Khóa luận Tốt nghiệp
Cả 3 năm trên thì hệ số này đều ở mức dưới ngưỡng an toàn cho phép của hệ số này trong khoảng từ 0,5 – 1 lần. Cụ thể là năm 2019, 46,23% tương đương 66.027.734.121 đồng là mức tăng của tài sản ngắn hạn so với mức tăng ở mức cao của hàng tồn kho và nợ ngắn hạn lần lượt là 90,2% và 21,17%. Theo công thức tính của hệ số thanh toán nhanh thì điều đó giải thích cho việc hệ số khả năng thanh toán nhanh gần như không thay đổi do 2 mức tăng của tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho cùng nợ ngắn hạn đều lớn, đối nghịch lẫn nhau. Năm 2020, hệ số này có chiều hướng dịch chuyển tăng lên và được cải thiện chủ yếu là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của cả hàng tồn kho và nợ ngắn hạn. Năm 2020 thì tài sản ngắn hạn tăng tới 14,05% tương đương 29.350.254.826 đồng, trong khi hàng tồn kho và nợ ngắn hạn chỉ tăng lần lượt ở mức 6,36% và 0,77%.
Đối với khả năng thanh toán tức thời, ta có thể thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 đều ở mức rất thấp dưới 0,5. Cụ thể là năm 2018 chỉ đạt 0,001 lần, năm 2019 và năm 2020 chỉ ở mức 0,0106 lần và 0,0091 lần. Có thể thấy hệ số này đang giảm sút qua các năm. Điều này chứng tỏ Công ty có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Trong những thời điểm cấp bách, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn khó có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để đáp ứng kịp những khoản nợ ngắn hạn đến hạn phải trả.
Qua phân tích của cả 3 hệ số khả năng thanh toán tổng quát, nhanh và tức thời ở trên cho thấy rằng khả năng thanh toán của công ty đang ở mức rất thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Công ty cần có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc quay vòng vốn đầu tư và vốn vay, để duy trì việc đảm bảo kỷ luật thanh toán của mình. Thêm vào đó, công ty cần nỗ lực cải thiện khả năng thanh toán, điều này sẽ làm yên lòng các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng có quan hệ vay vốn, các nhà cung cấp và các khách hàng của mình.
2.2.2 Tình hình hoạt động của công ty TNHH Thương mại và Vận tải Trường Thành trong giai đoạn năm 2018 – 2020