Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và vận tải trường thành trong giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 83 - 90)

Học viện Chính Sách và Phát Triển Khóa luận Tốt nghiệp

Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty các năm từ 2018 – 2020 sẽ cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp như bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9 : Bảng phân tích sự biến động trong kinh doanh Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Trường Thành

(Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu (1) 1. Doanh thu BH, CCDV 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần (3=1–2) 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp (5=3–4) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính - Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng

QLDN

10. Lợi nhuận thuần {10=5+(6- 7)-(8+9)} 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác (13=11–12) 14. Tổng LNTT (14=10+13) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 17. LNST TNDN (17=14–15)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2018-2020)

Xét giai đoạn 2018 – 2019 như sau:

Doanh thu trong giai đoạn này tăng trưởng rất tốt lên tới 41,64% năm 2019 tương đương với mức tăng là 186.081.541.775 đồng so với năm 2018. Cụ thể, năm 2018, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 446.933.024.561 đồng; năm 2019, doanh thu đã tăng lên thành 633.014.566.336 đồng. Chính vì thành công trong việc đàm phán và ký hợp đồng cung ứng đầu vào cho các công ty ximăng lớn, đồng thời cung cấp dịch vụ và các loại vật liệu liên quan đến nhu cầu xây dựng từ khách hàng tăng cao trong năm 2019 đã giúp doanh thu của công ty tăng lên ấn tượng so với năm 2018. Đây là 1 tín hiệu khả quan trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá vốn hàng bán: Năm 2019, khoản giá vốn mà công ty đang cung cấp cho khách hàng đã tăng lên 55,2% tương đương mức tăng 161.468.434.842

công ty là điều dễ hiểu khi việc tiêu thụ hàng hóa ngày một tăng và công ty đang đáp ứng tốt nhu cầu đến từ phía các khách hàng.

Học viện Chính Sách và Phát Triển Khóa luận Tốt nghiệp

Lợi nhuận gộp của công ty trong giai đoạn này lượng tăng đạt 15,95% tương ứng 24.640.042.839 đồng tăng thêm, giúp công ty đạt 179.144.528.812 đồng lợi nhuận gộp vào năm 2019. Điều này đến từ việc hạn chế tối đa đầu tư, mua mới vào tài sản dài hạn (nhà xưởng, máy móc, thiết bị) mà tập trung gia tăng, tận dụng việc sử dụng các loại tài sản ngắn hạn mang tính linh hoạt hơn. Đẩy mạnh thu hút các khách hàng mới bên cạnh các khách hàng quen thuộc từ trước, tận dụng các khoản vay, thuê tài chính ngắn hạn giúp đáp ứng yêu cầu các đơn hàng cần nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn.

Có 3 loại chi phí chính: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí về lãi vay; là nguyên nhân làm cho lợi nhuận thuần thu về sụt giảm lên tới 7.884.615.086 đồng tương đương mức giảm tận 291%, thậm trí đạt giá trị âm lên tới 5.172.318.102 đồng về lợi nhuận thuần vào năm 2019.

Chi phí bán hàng năm 2019 tăng 14.754.860.668 đồng ứng với 12,68% tăng thêm so với năm 2018. Công ty đang phải chi trả chi phí bán hàng nhiều nhất lên tới 131.114.434.571 đồng (2019) cho khoản mục chi phí này trong việc đảm bảo chi trả tiền lương, bảo hiểm cho các nhân sự phục vụ quy trình bán hàng của công ty như nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, công nhân vận chuyển, …. Đồng thời, công ty phải chi trả cho việc bảo quản, bến bãi, kho

chứa, vận chuyển hàng hóa đúng quy định và vẫn đảm bảo chất lượng tốt khi đến tay khách hàng. Ngoài ra, phải chi trả tiền bảo trì, bảo dưỡng tất cả trang thiết bị, máy móc để đảm bảo không xảy ra lỗi kỹ thuật cũng như hoạt động ổn định, kịp tiến độ giao hàng cho khách hàng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2019, chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 47.577.076.635 đồng, tăng 16.709.995.703 đồng tương đương 54,14% so với năm 2018 chỉ có 30.867.080.932 đồng. Đây là loại chi phí tốn kém thứ 2 đứng sau chi phí bán hàng mà công ty phải chi lớn để phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp. Việc chi phí này tiếp tục tăng lên là điều không tốt cho doanh nghiệp, đặc biệt làm suy giảm lợi nhuận thuần của công ty. Điều này chủ yếu đến từ việc quản lý không chặt ché chi phí quản lý doanh nghiệp dẫn tới việc doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận lại ngược chiều sụt giảm mạnh lên tới 7.884.615.086 đồng như trên.

Chi phí tài chính (chi phí lãi vay) là khoản tương đối nhỏ so với 2 loại chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp ở trên nhưng cũng đạt mức tăng 22,89%

Học viện Chính Sách và Phát Triển Khóa luận Tốt nghiệp

tương đương 1.049.322.879 đồng. Chi phí này tăng lên là điều dễ hiểu do phải tiêu thụ 1 lượng hàng hóa tăng lên đáng kể cũng như phải vận hành nhiều máy móc thiết bị phục vụ xây dựng và vận chuyển trong năm 2019 so với năm 2018 thì doanh nghiệp mới cần nhiều vốn vay trong ngắn hạn và phải lấy lợi nhuận bù đắp chi phí chi trả những khoản vay của mình.

Ngoài ra, khoản lợi nhuận khác là yếu tố chính giúp lợi nhuận sau thuế tăng 133,6% tương đương mức tăng 393.268.076 đồng năm 2019. Khoản lợi nhuận khác này tăng được là do công ty cắt giảm tối đa khoản chi phí khác lên tới 10.958.865.526 đồng tương ứng mức giảm 83,3%. Cụ thể, trong bảng lưu chuyển tiền tệ ở phần phụ lục, ta có thể thấy khoản chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác đóng vai trò chính khi giảm lên tới 21.912.350.000 đồng. Bên cạnh đó còn có khoản mục cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu cũng giảm từ 179.216.303 đồng năm 2018 xuống còn 12.892.517 đồng năm 2019.

Xét giai đoạn 2019 – 2020 như sau:

Doanh thu công ty tăng khá lớn, tiếp nối đà tăng từ giai đoạn trước. Năm 2020 là 811.131.069.944 đồng, tăng tới 178.116.503.608 đồng tương đương 28,14% so với năm 2019 là 633.014.566.336 đồng. Doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu. Do đó, doanh thu trên bằng với doanh thu thuần.

Giá vốn hàng bán: là chi phí lớn nhất của công ty trong giai đoạn 2019 - 2020. Giá vốn tăng tới 30,76% tương đương 139.607.514.159 đồng là một con số rất lớn. Điều này cho thấy giá vốn và doanh thu luôn được ghi nhận đồng thời. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào mà công ty mua đang tăng rất nhanh so với giai đoạn trước, chiếm tới 72 – 73% doanh thu. Tỷ lệ này cao hơn cả giai đoạn trước đó và gây ra bất lợi lớn cho công ty. Công ty cần đưa ra chính sách mua hàng hợp lý hơn để có nguồn hàng tương đương với chi phí rẻ hơn. Từ đó sẽ giúp công ty nâng cao được lợi nhuận của mình.

Chi phí bán hàng: Là chi phí công ty phải bỏ ra nhiều nhất trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Cụ thể, chi phí bán hàng công ty đã bỏ ra chiếm lần lượt 73,1% (2019) và 79,9% (2020) so với lợi nhuận gộp mà công ty thu được. Năm 2019 là 131.114.434.571 đồng và năm 2020 chi phí bán hàng lên tới 173.977.037.288 đồng, tăng 32,7% so với năm 2019 tương

Học viện Chính Sách và Phát Triển Khóa luận Tốt nghiệp

đương mức tăng lên đến 42.862.602.717 đồng. Điều đó cho thấy công ty tốn khá nhiều nguồn lực để đáp ứng lượng lớn các chi phí: chiến lược marketing quảng bá sản phẩm (quảng cáo, giới thiệu, chào hàng) mạnh mẽ tới khách hàng; chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển hàng hóa, vật liệu, bao bì cũng như bảo hành sản phẩm để đảm bảo chất lượng tốt nhất theo đúng yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, phải chi trả lương cho nhân viên bán hàng cũng như khấu hao, bảo dưỡng phương tiện (thay dầu, sửa chữa hỏng hóc xe ben, máy xúc, tàu biển, sà lan).

Chi phí quản lý doanh nghiệp: giảm 15.628.934.369 đồng tương đương 32,85% từ 47.577.076.635 đồng năm 2019 xuống chỉ còn 31.948.142.266 đồng năm 2020. Điều này cho thấy công ty đã cắt giảm được một khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tương đối lớn. Vì vậy, nó cho thấy công ty đang làm tốt việc vận hành và quản lý doanh nghiệp. Tối ưu bộ máy quản lý, cắt giảm một số nhân sự, khuyến khích nhân viên cấp dưới làm việc hiệu quả, tận dụng tối đa trang thiết bị hiện có và hạn chế tối đa các chi phí không cần thiết (hội nghị, công tác phí, chi phí dịch vụ thuê ngoài, mua sắm trang thiết bị mới, chi phí mua ngoài như điện nước, sửa chữa các loại tài sản cố định,…). Tuy nhiên chi phí trên vẫn còn ở mức cao chiếm lần lượt 26,6% (2019) và 14,7% (2020) so với lợi nhuận gộp thu được, công ty cần quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa để cân đối được thu chi của mình.

Lợi nhuận sau thuế: Luôn là mục tiêu hàng đầu của công ty. Mặc dù lợi nhuận sụt giảm 32,61% tương đương mức giảm 224.289.808 đồng nhưng công ty vẫn làm ăn có lãi đạt 463.409.534 đồng (2020) trong bối cảnh kinh tế biến động, dịch bệnh bùng phát vào cuối năm 2020 và sức cạnh tranh lớn đến từ các nhà cung cấp lớn trên địa bàn. Tuy nhiên, mức lợi nhuận thấp như vậy khiến cho khả năng sinh lời của công ty kém đi, khó có thể mở rộng hoạt động kinh doanh một cách mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và vận tải trường thành trong giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 83 - 90)