Phân tích tình hình công nợ và phân tích tính thanh khoản của

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và vận tải trường thành trong giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 75 - 80)

hàng tồn kho

Từ báo cáo tài chính của Công ty, ta lập bảng phân tích tình hình công nợ được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Phân tích tỷ suất liên quan đến khoản phải thu, phải trả

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu

Học viện Chính Sách và Phát Triển

2. Giá vốn hàng bán

3. Trị giá HTK đầu kỳ

4. Trị giá HTK cuối kỳ

5. Tổng các khoản phải thu trung bình

6. Doanh số mua hàng

thường niên = (2+4-3)

7. Tổng các khoản phải trả trung bình

8. Vòng quay các khoản phải thu = (1)/(5)

9. Kỳ luân chuyển các khoản phải thu = 365/(8)

10. Vòng quay các khoản phải trả = (6)/(7)

11. Kỳ luân chuyển các khoản phải trả = 365/(10) 12. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả = (5)/(7)

Giai đoạn 2018 – 2020 như sau:

Theo kết quả phân tích trong bảng 2.6, trong giai đoạn 3 năm từ 2018 đến năm 2020, hệ số vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp đều tăng lên thấy rõ. Cụ thể, năm 2018 hệ số này đạt được 5,17 vòng, sang năm 2019 đạt được 6,15 vòng và năm 2020 đạt 6,65 vòng. Có thể thấy khoản phải thu đang được nhiều vòng hơn, đồng nghĩa với việc 1 vòng quay của khoản phải thu sẽ tốn ít thời gian hơn trước. Cụ thể, kỳ luân chuyển các khoản phải thu năm 2018 là 71 tức một vòng quay của khoản phải thu mất tới 71 ngày, sang năm 2019 hệ số này

rút ngắn xuống còn 59 ngày và năm 2020 chỉ còn 55 ngày. Điều đó cho thấy công ty đang làm rất tốt trong việc siết chặt quản lý và thu hồi các khoản

Học viện Chính Sách và Phát Triển Khóa luận Tốt nghiệp

phải thu và nợ đọng từ phía khách hàng để tối đa dòng vốn thu về để quay vòng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn. Nếu giữ được mức ổn định trung bình của ngành là từ 30 đến 60 ngày thì công ty sẽ phần nào ngăn ngừa được rủi ro từ nợ khó đòi trong chính sách cấp tín dụng một cách thận trọng cho khách hàng.

Đối với các khoản phải trả, chỉ số vòng quay các khoản phải trả đo lường tốc độ mà công ty trả cho các nhà cung cấp của mình nhanh hay chậm. Giai đoạn 2018 – 2020, ta thấy rõ rằng chỉ số vòng quay đang tăng dần từ 5,46 vòng năm 2018 lên mức xấp xỉ 6,7 năm 2019 và 2020. Đồng thời, giúp cho kỳ luân chuyển các khoản phải trả giảm dần từ 67 ngày năm 2018 xuống còn 55 ngày năm 2020. Điều đó cho thấy công ty muốn tạo ra đủ doanh thu để thanh toán nhanh chóng các khoản phải trả, nhưng không quá nhanh chóng để công ty bị bỏ lỡ cơ hội vì họ có thể sử dụng số tiền đó vào các đầu tư khác hoặc chiếm dụng vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu và lợi nhuận tăng thêm từ nguồn vốn đó. Mức 55 ngày hiện tại của công ty là mức cho phép được trong mức trung bình ngành ( từ 30 – 60 ngày), các nhà cung cấp sẽ lấy đó làm căn cứ để xác định xem công ty có đủ tiền mặt hoặc doanh thu để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn hay không. Các chủ nợ có thể sử dụng chỉ số này để xem có nên gia hạn hạn mức tín dụng cho công ty hay không.

Bảng 2.7: Phân tích tính thanh khoản của hàng tồn kho

(Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu 1. Giá vốn hàng bán 2. Trị giá HTK đầu kỳ 3. Trị giá HTK cuối kỳ 4. Trị giá HTK bình quân

Học viện Chính Sách và Phát Triển

5. Số vòng quay

HTK = (1)/(4)

6. Kỳ luân chuyển

HTK = 360/(5)

Hàng tồn kho cũng giống như các khoản phải thu được phân tích ở trên, hàng tồn kho cũng là một trong các khoản mục chính yếu tác động đáng kể đến tính thanh khoản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo tài chính, Công ty tiến hành xem xét tính thanh khoản của hàng tồn kho như bảng 2.3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với năm 2018, Số vòng quay hàng tồn kho ở mức 7,52 vòng tương ứng với mỗi vòng quay hàng tồn kho sẽ mất 48 ngày. Càng về những năm tiếp theo ta càng nhận thấy rằng số vòng quay giảm dần đi và mỗi vòng quay càng tăng lên làm mất nhiều thời gian hơn trước để công ty có thể giải quyết hết số lượng hàng tồn kho của mình. Cụ thể năm 2019, ta nhận thấy rằng số vòng quay hàng tồn kho đang là 6,59 vòng tương ứng mức giảm là 12,367% và mỗi vòng quay hàng tồn kho mất 55 ngày tương ứng mức tăng 14,58% so với năm 2018. So với năm 2019 thì sang năm 2020, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm 0,22 vòng tương ứng với mức giảm 3,34% và mỗi vòng tăng lên thành 57 ngày tương ứng mức tăng 3,64%. Do giá trị hàng hóa trung bình mà công ty thực hiện năm 2020 tăng lên 35,25% ứng với 93.199.248.860 đồng lớn hơn nhiều so với 2 năm trước 2018 (38.874.609.963 đồng) và 2019 (68.907.747.979 đồng) nên làm tăng thêm thời gian để thu hồi vốn là điều dễ hiểu. Mức tăng trên là không đáng kể, không ảnh hưởng nhiều đến tình hình chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa của công ty và số ngày luân chuyển hàng tồn kho vẫn ở trong mức cho phép trung bình (dưới 2 tháng) mà các công ty cùng ngành trong lĩnh vực thương mại, vận tải đang hoạt động.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và vận tải trường thành trong giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 75 - 80)