Đánh giá tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 41)

1.2.1. Nhng kết quđạt được

Thứ nhất, các tác giả trong và ngoài nước đã hệ thống hóa, phân tích các lý thuyếtpháp lý cơ bản về bản chất pháp lý của doanh nghiệp. Đây là nền tảng lí luận để hiểu rõ hơn mô hình đại diện của doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ sự cần thiết và vị trí của người ĐDTPL của doanh nghiệp trong hoạt động quản trị doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh.

Để tồn tại và vận hành bình thường, các doanh nghiệp cần có người ĐDTPL. Khẳng định đó được nhiều nhà nghiên cứu thống nhất trong các công trình khoa học trong thời gian qua. Tiêu biểu như: học giả Bùi Xuân Hải trong “Lý thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam", Tạp chí Khoa học Pháp lý 2007, số 4 (14); tác giả Ngô Huy Cương trong bài viết “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – nhìn từ góc độ luật so sánh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2009; Luật gia Trương Thanh Đức vớibài viết “Bình luận chế định pháp nhân và đại diện pháp nhân trong Bộ luật

Dân sự năm 2005”trong Kỷ yếu Hội thảo sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Dân sự năm 2005 do Bộ Tư pháp tổ chức 30/82011, Lê Văn Thiệp trong bài viết “Một số vấn

đề lý luận và thực tiễn về đại diện theo pháp luật”, Tạp chí Kiểm sát, Số Tân Xuân năm 2012 hay nhà nghiên cứu Vũ Thị Lan Anh trong bài “Quy định mới của LDN năm 2014 vềngười đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Tạp chí Luật học số4 năm 2016.

Th ba, ĐDTPL của doanh nghiệp là một hình thứcquan hệ đại diện. Dù mô hình đại diện cho doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau là không giống nhau thì bản chất ĐDTPL vẫn là một loại đại diện. Do đó, phần lớn các công trình nghiên cứu khoa học đều phân tích quan hệ đại diện với những đặc trưng chung, phân loại quan hệ đại diện với những yếu tố liên quan như thẩm quyền, phạm vi đại diện, quyền và nghĩa vụ của người đại diện, mối quan hệ giữa các bên trong quan hệđại diện với các bên có liên quan... Những công trình ởnước ngoài tiêu biểu có thể kể đến như: Andreas Cahn và David C.Donald với sách chuyên khảo: “Comprative Company Law” (Luật công ty so sánh); Brenda Hannigan với “Company Law” (Luật Công ty), Paul L. Davies với công trình “Gower’s Principles of Modern Company Law” (Nguyên tắc của Luật Công ty hiện đại) và Ewan McGaughey với cuốn sách “Participation in corporate

governance” tại London School of Economics and Political Science…

Các công trình trong nước có trực tiếp đề cập tới quy định của pháp luật Việt Nam rất đa dạng, bao gồm: Bài viết “Chế định đại diện theo quy định của

pháp luật Việt Nam – nhìn từ góc độ so sánh” của nhà nghiên cứu Ngô Huy Cương đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4/2009; bài viết “Lý thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam” của học giả Bùi Xuân Hải đăng trên Tạp chí khoa học pháp lý số 4/2007; bài viết “Chếđịnh đại diện trong pháp luật Việt Nam và vấn đềđặt ra trong thực tiễn áp dụng” của tác giả Nguyễn Vũ Hoàng trên tạp chí Luật học số 2/2013. Tất cả các bài viết phân tích các vấn đề liên quan đến đại diện dựa trên quy định LDN năm 2005. Nhìn chung các công trình đã chỉ ra những điểm bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật nhưng cơ bản là đánh giá quy định trong LDN 2005 và BLDS năm 2005. Do đó, có những điểm trong các kiến nghịđã được sửa đổi, bổsung trong LDN năm 2014.

Luật doanh nghiệp năm 2014 ra đời với nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung. Trên cơ sởđó, các bài viết, sách chuyên khảo của các nhà nghiên cứu như: cuốn sách “Luận giải về Luật doanh nghiệp” của Luật sư Trương Thanh Đức [19], “Pháp luật về doanh nghiệp – các vấn đề pháp lý cơ bản” của Luật sư Trương Nhật Quang[40]; Một số vấn đề pháp lý về nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần của Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn [52],“Giải quyết tranh chấp hợp đồng, những điều doanh nhân cần biết” của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam [53]. Tuy nhiên, đối với các nghiên cứu của các học giả trong nước, nhìn chung, có nhiều vấn đề được phân tích dựa trên quy định LDN năm 2005, LDN năm 2014 nên tính thời sự, cập nhật đến nay phần nào bị hạn chế. Mặt khác, các công trình này nghiên cứu chưa sâu về một số vấn đề như: lựa chọn mô hình ĐDTPL phù hợp với lý thuyết pháp lý trong quản trị doanh nghiệp và tương thích với chếđịnh đại diện được quy định trong BLDS; trách nhiệm pháp lý của người ĐDTPLcũng như doanh nghiệp quan hệđại diện và đối với người thứ ba.

Th, các công trình nghiên cứu vềđại diện ở một số quốc gia như Anh, Hòa Kỳ, Pháp, Đức, Trung Quốc... đã hình thành nên bức tranh tổng thể về mô hình đại diện của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý của người ĐDTPL ở các nước. Trong đó, có làm rõ được sự tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật các nước vềngười có quyền đại diện cho doanh nghiệp trong mối quan hệ với chính doanh nghiệp và với bên thứ ba. Tuy nhiên, khi tham khảo các bài viết, sách chuyên khảo cho thấy cơ sở trong việc lựa chọn mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp, việc xác định quyền, nghĩa vụ của

người đại diện hay trách nhiệm với bên thứ ba có sự khác nhau. Mặc dù vậy, các nghiên cứu của các học giả này có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu so sánh mô hình đại diện của doanh nghiệp ở Việt Nam với các nước. Điều này thể hiện trong các công trình nghiên cứu như: Comprative Company Law của Andreas Cahn và David C.Donald (2010), Agency Law and Principles của Rodedick Munday (2010), Corporate Governance in China của Giovanni Pisacane (2017),... Các công trình này góp phần đưa ra những gợi mở cho việc xác định những giải pháp phù hợp nhất trong thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật ở Việt Nam.

1.2.2. Nhng vấn đề lun án tiếp thu và tiếp tc phát trin

Th nht, tác giả tiếp tục nghiên cứu về mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp trên cơ sở những lý thuyết đã được các nhà khoa học pháp lý xây dựng và nghiên cứu rất công phu. Đó là cách tiếp cận vấn đề từ các lý thuyết về bản chất pháp lý của công ty, lý thuyết về đại diện đã được tìm hiểu và phân tích tại mục 1.1.1 chương 1 của luận án. Những lý thuyết này được phân tích trong bối cảnh hệ thống pháp luật Việt Nam về quan hệ đại diện, điều kiện kinh tế và xã hội để làm rõ thêm những ưu, nhược điểm của mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp hiện nay. Khi nghiên cứu mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp trong và ngoài nước, cần cân nhắc điều kiện thực tiễn ở Việt Nam hiện nay với đặc trưng riêng trong sự phát triển kinh tế, để xác định xem việc lựa chọn áp dụng biện pháp, nguyên tắc nào thực sự hữu ích và phù hợp với đời sống kinh tế và hệ thống văn bản pháp luật có liên quan.

Th hai, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu khoa học đi trước về lý luận như đặc trưng, thẩm quyền đại diện, phân loại đại diện, quyền và nghĩa vụ của các bên bên trong quan hệ đại diện và với bên thứ ba, nghiên cứu sinh sẽ hệ thống hóa, phân tích các quy định của pháp luật hiện nay nhằm làm rõ sự kế thừa, phát triển và những điểm tồn tại cần khắc phục trong pháp luật doanh nghiệp liên quan đến ĐDTPL. Mặt khác, các nghiên cứu về mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp từ các khía cạnh như thẩm quyền, căn cứ xác lập và thay đổi quan hệ đại diện, tiêu chuẩn và điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong BLDS năm 2015, LDN năm 2005, LDN năm 2014 đã được nhắc đến không ít. Ít nhiều, các vấn đề lý luận đó vẫn còn giá trị nhất định.

Các kết quả nghiên cứu các quy định vềngười ĐDTPL của pháp nhân trong BLDS năm 2015 và của doanh nghiệp trong LDN năm 2020 đã được công bố dù chưa nhiều nhưng cũng là nguồn tư liệu tham khảo rất có giá trị khi viết luận án này.

Th ba, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về ĐDTPL của doanh nghiệp cũng như tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật cần tham khảo kinh nghiệm quy định và quá trình thực thi pháp luật của các nước trên thế giới, trong đó có thể kể đến Pháp, Đức, Anh, Mỹ là các nước có nền kinh tế thịtrường phát triển. tác giả tập trung nghiên cứu pháp luật các nước theo truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law) với đại diện tiêu biểu là Pháp, Đức và các nước theo hệ thống thông luật (Common Law) với đại diện là Anh, Mỹ. Nguyên nhân bởi sự khác nhau cơ bản giữa hai hệ thống này về việc sử dụng những khái niệm pháp lý cơ bản (ví dụ: các nước Châu Âu lục địa không có khải niệm tương đương với khái niệm “Trust” - ủy thác như pháp luật Anh) và phương thức lâp luận pháp lý cũng được sử dụng với mức độ ưu tiên khác nhau. Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa thường sử dụng phương thức suy diễn (căn cứ quy tắc chung để suy ra các quy định cụ thể cần áp dụng) và các nước Anh, Mỹ sử dụng phương thức áp dụng áp luật tương tự (áp dụng quy định của pháp luật hiện có cho những trường hợp giống như các trường hợp đã áp dụng trước đó). Đây được xem là hai hệ thống pháp luật lớn được phân loại dựa trên tiêu chí cơ cấu của các quy định của pháp luật. Mặt khác, tác giả cũng giới thiệu các quy định của pháp luật của Trung Quốc, bởi có những sự liên hệ vềảnh hưởng lịch sử của pháp luật Xô – Viết. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu về người đại diện của doanh nghiệp, các quy định của pháp luật và các án lệ có liên quan ở các quốc gia này sẽ được luận án tham khảo trong việc đề xuất các giải pháp, vận dụng vào bối cảnh thực tế của Việt Nam.

Trên cơ sở kế thừa kết quả đã đạt được từ các công trình đi trước, tác giả tiếp tục nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề, cụ thể là:

- Nghiên cứu nhằm xác định rõ mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp trong pháp luật Việt Nam. Cụ thể là: xác định mô hình đại diện của doanh nghiệp hiện này với những ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục; xác định chỉ dẫn rõ ràng cho doanh nghiệp trong việc thực hiện pháp luật về vấn đề này. Điều này được đặt trong bối cảnh các văn bản pháp luật như BLDS năm 2015, LDN năm 2014

và LDN năm 2020 được ban hành chưa lâu, chưa bao quát hết các trường hợp tranh chấp trong thực tiễn, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong giao dịch. Đối với trường hợp doanh nghiệp có nhiều người ĐDTPL, để đảm bảo an toàn, bên thứ ba luôn phải xác minh phạm vi thẩm quyền hoặc yêu cầu tất cả những người đại diện đều xác nhận giao dịch ảnh hưởng tới thời gian giao dịch, làm thời gian giao dịch tăng lên và chưađáp ứng được nhu cầu của các bên.

- Nghiên cứu nhằm làm rõ quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ đại diện này: người đại diện và doanh nghiệp hoặc người đại diện với các cổ đông (người sở hữu).

- Nghiên cứu nhằm đề xuất cơ chế giám sát hữu hiệu từ nội bộ doanh nghiệp đối với người đại diện và việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người ĐDTPL khi có hành vi vi phạm pháp luật. Trách nhiệm này phải được xem xét ở ba góc độ: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự.

- Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật vềĐDTPL của doanh nghiệp Việt Nam hiện hành: BLDS, LDN, LPS. Trong thực tế, việc áp dụng các đạo luật này vẫn còn vướng mắc do các quy định BLDS về đại diện nói chung và các luật chuyên ngành như LDN, LPS chưa thống nhất trong cách tiếp cận.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong thực tiễn.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu.

Luận án tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu sau đây:

- Cơ sở lý thuyết pháp lý có liên quan đến mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp có nội dung như thế nào?

- Mô hình ĐDTPL của một số quốc gia trên thế giới theo hai hệ thống pháp luật cơ bản là pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law) với đại diện là Pháp, Đức và hệ thống thông luật (Common Law) với đại diện là Anh, Mỹ như thế nào? Có điểm gì giống và khác nhau? Tại sao có sựkhác nhau đó?

- Mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp được quy định trong pháp luật doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Mô hình đó tương đồng hay khác biệt gì trong so sánh mô hình tương ứng ở một số quốc gia như Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Trung Quốc? Tại sao có sựkhác nhau đó?

- Quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam về mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp có những ưu và nhược điểm gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vấn đề pháp lý nền tảng là cơ sở cho hoạt động của ĐDTPL của doanh nghiệp trong pháp luật dân sự: trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp và người ĐDTPL đối với bên thứ ba và xử lý hậu quả pháp lý trong các giao dịch không có thẩm quyền đại diện, vượt quá thẩm quyền đại có ưu, nhược điểm gì? Tại sao?

- Thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐDTPL tại Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào? Những vướng mắc có thể nhận thấy qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại Tòa án nhân dân các cấp? Nguyên nhân những hạn chếđó?

- Giải pháp nào cần thực hiện để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật vềĐDTPL của doanh nghiệp ở Việt Nam?

Giả thuyết nghiên cứu đƣợc đặt ra nhằm làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu:

- Sự đa dạng của các lý thuyết pháp lý liên quan đến ĐDTPL của doanh nghiệp là sự thuận lợi để lựa chọn lý thuyết pháp lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật của Việt Nam và xây dựng mô hình ĐDTPL hợp lý.

- Quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện nay về ĐDTPL của doanh nghiệp như: phạm vi thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm đối với bên thứ ba cũng như trách nhiệm pháp lý của người đại diện chưa bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

- Thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐDTPL của doanh nghiệp còn nhiều bất cập: hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp vềĐDTPL của doanh nghiệp tại Tòa án nhân dân các cấp còn nhiều vướng mắc; phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp hiệu quả trong đó thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực của người đại diện, chưa khắc phục được tình trạng lạm quyền trong điều hành, tình trạng thông tin bất cân xứng và ảnh hưởng đến quyền lợi của cổđông.

- Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật liên quan đến người ĐDTPL của doanh nghiêp cần hướng vào tiêu chuẩn: hiệu quả thực hiện pháp luật trong xã hội.

Lý thuyết nghiên cứu mà tác giả vận dụng là:

Th nht, lý thuyết pháp lý liên quan đến bản chất pháp lý của công ty. Có khá nhiều lý thuyết pháp lý có liên quan, song nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu vào các lý thuyết cơ bản bao gồm: lý thuyết giả tưởng (Fiction

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 41)