Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán môi trường trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vận dụng kế toán môi trường tại công ty cổ phần hóa dầu quân đội thanhpvh (Trang 40 - 43)

i. Hệ thống cơ sở pháp lý, chuẩn mực điều chỉnh EFA

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán môi trường trong doanh nghiệp

tiêu xã hội.

Tóm lại giữa kế toán môi trường và kế toán thông thường với từng nội dung tương ứng, vừa là mối quan hệ tổng thể và bộ phận, vừa là mối quan hệ tương hỗ cho nhau.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán môi trường trong doanh nghiệp doanh nghiệp

2.3.1. Các yếu tố chủ quan

2.3.1.1. Nhận thức của doanh nghiệp

Việc vận dụng kế toán môi trường là cần thiết trong xu thế phát triển hiện nay, tuy nhiên trên thế giới cũng như tại Việt Nam, kế toán môi trường chưa thực sự phát triển và được các doanh nghiệp ứng dụng. Nguyên nhân trước hết xuất phát từ ý thức chủ quan của các doanh nghiệp.

Để tiến hành được hoạt động bảo vệ môi trường, doanh nghiệp cần phải bỏ ra một chi phí đầu tư tương đối lớn, kể cả chi phí cho việc phát hiện các chi phí và lợi ích môi trường. Tuy nhiên hoạt động này thường không cho kết quả ngay tức thì mà có ảnh hưởng và kết quả thế hiện một cách lâu dài. Chính vì vậy bản thân các doanh nghiệp cũng chưa nhận thức được hết ý nghĩa và lợi ích của hoạt động môi trường. Ngay trong việc tính toán các chi phí môi trường, đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn không tiến hành, đơn giản vì nhiều nhà quản lý không biết rằng chi phỉ bỏ ra để dò tìm phát hiện các chi phí môi trường vẫn nhỏ hơn tổng chi phí phải gánh chịu khi họ phải trả thuế, phí hay tiền phạt. Nói một cách khác, chi phí cơ hội cho việc có thực hiện hay không các hoạt động môi trường đã bị bỏ qua trong quá trình quản lý các của các doanh nghiệp.

2.3.1.2. Hạ tầng cơ sởkhông đáp ứng được yêu cầu

Thực tế hiện nay cho thấy bản thân hệ thống kế toán mà các doanh nghiệp đang áp dụng không cho phép các doanh nghiệp thực hiện được kế toán môi trường. Muốn áp dụng được thì hệ thống hạch toán kế toán của doanh nghiệp cần phải thay đổi và điều chỉnh rất nhiều. Hệ thống tài khoản, sổ sách, chứng từ không ghi nhận riêng biệt những thông tin môi trường. Bộ phận kế toán của doanh nghiệp cũng không có những nhân viên kế toán môi trường riêng biệt. Ngay cả khi doanh nghiệp muốn vận dụng kế toán môi trường thì chuyên môn của những nhân viên kế toán cũng không đủ đáp ứng được yêu cầu, bởi hiên nay cũng không có bất cứ một hướng dẫn cụ thể nào về kế toán môi trường. Đây là một hạn chế rất lớn của các doanh nghiệp hiện nay khi họ phải loay hoay tìm hướng đi cho mình để hướng tới thỏa mãn mục tiêu xã hội.

Cuối cùng, bản thân những thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp, mà căn cứ vào đó kế toán môi trường chọn lọc, phát hiện những thông tin về chi phí hay lợi ích môi trường cũng thường ở trong tình trạng kém chất lượng, thông tin không chính xác, không đồng nhất, nhiều trường hợp rất khó để thu thập cũng là một trở ngại rất lớn để vận dụng kế toán môi trường vào doanh nghiệp.

2.3.2. Các yếu tố khách quan

2.3.2.1. Tác động từ tựdo hóa thương mại và hội nhập quốc tế

Trong những năm qua, chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc chú trọng hơn đến bảo vệ môi trường. Một mặt, hội nhập và tự do hóa thương mại ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của người dân cũng như các doanh nghiệp, mặt khác cũng ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới vấn đề bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

Những ảnh hưởng tích cực có thể kể đến như việc tham gia các tổ chức quốc tế và được sự giúp đỡ của công động quốc tế, chúng ta đã ban hành được nhiều chính sách về bảo vệ môi trường như Luật Bảo vệ môi trường. Đồng thời cũng gia tăng nhận thức của mọi người góp phần hạn chế tình trạng gia tăng ô nhiễm, đặc

biệt hướng tới các nhà sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hay các các trung tâm dân cư lớn.

Tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế cũng mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội làm ăn, nhiều cơ hội tiếp cận thu công nghệ cao, công nghệ ít hoặc không sản sinh chất thải, tiếp cận với thị trường thế giới hơn. Một mặt đòi hỏi các doanh nghiệp phải cung cấp những sản phẩm đảm bảo yêu cầu về chất lượng vệ sinh, mặt khác cũng làm tăng thu nhập cho người lao động. Khi yêu cầu về sản phẩm xanh sạch ngày càng tăng cao cũng là lúc đòi hỏi nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Cùng với việc thu nhập gia tăng, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để đầu tư cho các hoạt động môi trường nhiều hơn và hiệu quả hơn, một trong số đó là khả năng vận dụng kế toán môi trường vào doanh nghiệp.

Bên cạnh đó tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế cũng tạo ra không ít những ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp. Khi những cơ hội làm ăn đến nhanh và nhiều hơn, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ bị lợi nhuận làm che mắt. Các doanh nghiệp phải khai thác tài nguyên nhiều hơn, sản xuất nhiều và nhanh hơn với chi phí có thể rẻ hơn để có thể có được những đơn hàng xuất nhập khẩu. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến môi trường, khi tài nguyên bị sử dụng không có kiểm soát, chất thải đổ ra môi trường không có kiểm soát. Hơn nữa với hạ tầng cơ sở chưa kịp đổi mới, các doanh nghiệp sẽ cần phải đầu tư nhiều hơn nếu muốn thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường, trong khi lợi ích do nó đem lại lại không thể nhìn thấy ngay trước mắt. Đây cũng là một rào cản lớn ảnh hưởng lớn đến việc vận dụng kế toán môi trường vào doanh nghiệp.

2.3.2.2. Hệ thống pháp luật, chính sách chưa có nhiều hỗ trợ cho DN

Nói đến trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thì có hai loại: trách nhiệm mang tính bắt buộc và mang tính tự nguyện. Ngoài việc bắt buộc các doanh nghiệp phải đóng các loại thuế, phí môi trường như là để nhắc nhở DN phải nhớ đến trách nhiệm xã hội của mình, thì muốn hoạt động bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao nhất, bản thân các doanh nghiệp phải tự giác, tự nguyện thực hiện chúng. Trong khi

đó Luật pháp Việt Nam lại thiếu đồng bộ và không có chế độ đãi ngộ hay hỗ trợ đối với những doanh nghiệp tự nguyện thực hiện những hoạt động môi trường. Việc này vô hình chung không khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của mình.

Việt Nam cũng chưa có những chính sách cụ thể hướng dẫn việc thực hiện hạch toán môi trường, mọi thông tin đều mang tính chất chung chung, chưa rõ ràng, vì thế cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận các thông tin về chính sách của Nhà nước trong vấn đề môi trường. Đây cũng là những vướng mắc ảnh hưởng đến vận dụng KTMT vào DN, đồng thời gián tiếp tác động đến nâng cao nhận thức của DN đối với vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vận dụng kế toán môi trường tại công ty cổ phần hóa dầu quân đội thanhpvh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)