Trong đó CP môi trường:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vận dụng kế toán môi trường tại công ty cổ phần hóa dầu quân đội thanhpvh (Trang 74 - 76)

- Phí đổ rác thải (3) - CP trồng cây xanh (3)

- Khấu hao hệ thống xử lý nước thải(1) - CP mua hóa chất xử lý nước thải (3) - Tiền quan trắc chất lượng MT (3) - CP cải tạo HT xử lý nước thải(1) - Lệ phí, thuế môi trường (3)

- CP trả cho nhân viên chăm sóc cây(3)

183.655.000 6.000.000 6.000.000 2.500.000 45.000.000 38.205.000 30.000.000 53.000.000 4.150.000 4.800.000 188.225.000 6.000.000 3.000.000 45.000.000 38.575.000 30.000.000 56.500.000 4.150.000 5.000.000 7 Tỷ trọng CP môi trường/Tổng CP 1,064(%) 0,876(%)

Bảng 3.13. Tổng hợp chi phí theo kế toán truyền thống

Theo kế toán truyền thống, chi phí môi trường chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng chi phí tại nhà máy sản xuất. Năm 2009 chỉ chiếm khoảng 1,064%, năm 2010 chi phí môi trường còn thấp hơn năm 2009, chỉ còn khoảng 0,876%. Các chi phí môi trường thường được ghi nhận hoặc phân bổ vào chi phí sản xuất chung hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp là chủ yếu, tuy nhiên phần được phân bổ cho chi phí sản xuất cũng không nhiều, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí sản xuất, chính vì vậy chi phí môi trường cũng không ảnh hưởng tới giá thành sản xuất sản phẩm. Lợi ích thu được chỉ mang tính chất định tính đó là việc đảm bảo đầu ra sản xuất đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn và không gây hại đến môi trường xung quanh. Lợi ích này thường không dễ thấy và theo đánh giá của công ty thì không ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của ban lãnh đạo công ty. Nếu dựa vào kết quả của kế toán truyền thống có thể thấy là yếu tố môi trường không có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, tăng giảm của chi phí môi trường không cho thấy lợi ích thu được thể hiện bằng tiền. Chính vì vậy công ty chưa quan tâm xem xét đến các yếu tố chi phí này và mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá bề nổi những khoản chi cho một số hoạt đông môi trường tại công ty. Tuy nhiên khi sử dụng kế toán môi trường để phân tích lại cho ta thấy bức tranh chi phí hoàn

toàn khác. Ngoài những chi phí đã được kế toán ghi nhận, sau khi bóc tách còn phát sinh thêm những chi phí chưa được ghi nhận tại bất cứ khoản mục nào. Cụ thể:

TT Chi phí Năm 2009 Năm 2010

1 Chi phí sản xuất:

- CP nguyên vật liệu trực tiếp - CP nhân công trực tiếp - CP sản xuất chung 16.456.909.320 15.015.984.000 337.008.000 1.103.917.320 20.613.965.240 19.130.218.400 371.280.000 1.112.466.840 2 CP Khấu hao TSCĐ 299.630.000 309.630.000 3 CP quản lý 321.750.000 376.940.000 4 CP bán hàng 178.220.000 183.119.000 5 Tổng chi phí 17.256.509.320 21.483.654.240

6 Trong đó CP môi trường:

- Chi phí xử lý chất thải

- CP phòng ngừa và quản lý MT - Giá trị thu mua của các phế thải - CP chế biến không tính vào sản phẩm

1.030.622.400 510.392.600 510.392.600 74.523.000 436.519.200 9.187.600 1.226.826.390 551.141.000 88.510.000 570.062.920 17.112.470

7 Tỷ trọng chi phí môi trường (%) 5,972 5,711

Bảng 3.14. Tổng hợp chi phí theo kế toán môi trường

Có thể thấy là sau khi áp dụng kế toán môi trường vào chi phí và tính giá thành sản phẩm thì các khoản chi cho môi trường đều lớn hơn rất nhiều so với kế toán truyền thống. Nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng và bóc tách một cách cụ thể hơn thì chi phí môi trường có thể còn phát sinh nhiều hơn thế. Một điểm dễ nhận thấy là ở cả 2 phương án phân tích trên đều cho tỷ lệ chi phí môi trường năm 2010 giảm so với năm 2009, có nghĩa là chi phí môi trường có thể được điều chỉnh cắt giảm hoặc tăng chậm hơn so với độ tăng của các chi phí khác. Do vậy chi phí môi trường hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu được quan tâm đúng mức.

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệchi phí môi trường theo 2 phương pháp

Mặt khác, vận dụng kế toán môi trường giúp các nhà quản lý công ty nhìn thấy rõ nơi phát sinh chi phí kể cả đối với những chi phí ẩn, chi phí nào phân bổ vào giá thành sản phẩm, chi phí nào phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng…, từ đó có thể đưa ra những biện pháp điều chỉnh phù hợp và triệt để. Ngoài ra, kế toán môi trường cũng giúp chỉ ra những lợi ích trực tiếp và gián tiếp và giá trị những lợi ích đó đối với doanh nghiệp mà bình thường rất khó để nhận biết. Căn cứ vào những tính toán về chi phí và thu nhập môi trường như trên, ban lãnh đạo công ty hoàn toàn có thể tính toán được chi phí cơ hội của việc sản xuất kinh doanh có yếu tố bảo vệ môi trường như tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, chống ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải, đầu tư cho công nghệ sạch, hệ thống xử lý chất thải, cải tạo dây chuyền sản xuất, thay thế nguyên vật liệu có hại bằng những nguyên liệu thân thiện với môi trường hơn…Từ đó có những cân nhắc, so sánh để đưa ra các chiến lược đảm bảo hiệu quả kinh doanh, cắt giảm chi phí hợp lý, giảm giá thành và tăng lợi nhuận một cách tối đa và nâng cao hình ảnh, vị thế của công ty trên thị trường.

TT Chi phí môi trường Năm 2009 Năm 2010

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vận dụng kế toán môi trường tại công ty cổ phần hóa dầu quân đội thanhpvh (Trang 74 - 76)