Chi phí quản lý liên quan khác 21.750.000 21.838

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vận dụng kế toán môi trường tại công ty cổ phần hóa dầu quân đội thanhpvh (Trang 70 - 71)

5 Tổng cộng loại C2 74.523.000 88.510.000

Bảng 3.11. Tóm tắt các chi phí môi trường loại C2

iii. Loại C3 – Giá trị thu mua của các phế thải

Nguyên liệu qua sản xuất có một phần không đi vào sản phẩm mà trở thành mỡ phế phẩm. Trong quá trình quấy và gia nhiệt, dầu nguyên liệu có thể bị bắn lên thành bể, bị cháy cạnh. Tỷ lệ hao hụt trong sản xuất mỡ 1-13 là rất thấp chỉ khoảng 5%/ tổng nguyên vật liệu sử dụng. Những mỡ phế phẩm này thu được do làm sạch các bể quấy, bể chứa nguyên vật liệu sau mỗi mẻ sản xuất. Tùy thuộc vào chất lượng mà mỡ phế phẩm có thể được sử dụng lại để sản xuất cho mẻ tiếp theo hoặc dùng làm nguyên liệu đốt cho nhà máy. Lượng hao hụt càng thấp thì chi phí bị lãng phí do mất mát nguyên vật liệu càng ít, đồng thời còn có ý nghĩa môi trường trong việc bảo vệ và duy trì nguồn nguyên vật liệu có trong tự nhiên, chính vì vậy phần chi phí do hao hụt này cũng là một khoản chi phí môi trường nhưng có tính chất ẩn. Chi phí phế liệu cần được tính dựa trên giá gốc của nguyên vật liệu đầu vào, chi phí này là chi phí cá thể của doanh nghiệp và phần này doanh nghiệp phải chịu do quản lý chưa tốt quá trình sản xuất. Nói cách khác, các chi phí này không được chuyển cho người tiêu dùng và phải được trừ khỏi giá thành sản phẩm.

Giá trị của mỡ phế phẩm bị hao hụt trong sản xuất của 2 năm cụ thể: - Năm 2009: (5% x 8.730.384.000) 436.519.200(đồng/năm)

- Năm 2010: (5% x 11.401.258.400) 570.062.920(đồng/năm)

iv. Loại C4 – Chi phí chế biến không tính vào sản phẩm

Trong quá trình sản xuất mỡ 1-13, lượng nguyên liệu thô mất mát chiếm khoảng 5% và có thể tính toán cụ thể như đã trình bày phần trên, tuy nhiên trong

dòng chảy nguyên vật liệu có một lượng nước rất lớn bị mất mát do bay hơi. Cụ thể theo bảng 3.6, khối lượng nước bay hơi trong tất cả các khâu chiếm khoảng 98,54% lượng nước thêm vào. Lượng nước bay hơi không được tạo ra sản phẩm nhưng công ty vẫn phải trả tiền để mua được lượng nước đó, vì vậy chi phí này cần được xem xét là chi phí môi trường. Căn cứ bảng số liệu 3.5 và 3.6 có tính toán chi phí nước bay hơi như sau:

- Năm 2009:

Lượng nước bay hơi = 3.885 * 60% * 98,54% = 2.296,9 (m3)

Chi phí nước bay hơi = 2.296,9 * 4.000 (đồng/m3) = 9.187.600 (đồng) - Năm 2010:

Lượng nước bay hơi = 4.320 * 60% * 98,54% = 2.554,1 (m3) CP nước bay hơi = 2.554,1 * 6.700 (đồng/m3) = 17.112.470 (đồng)

Ngoài ra, khi sử dụng dầu FO cho hệ thống gia nhiệt, có một lượng dầu FO bay hơi và bị thất thoát, theo đánh giá của quản lý nhà máy, lượng dầu FO thất thoát rất thấp vì vậy nhà máy không có theo dõi cụ thể. Tuy nhiên trên thực tế, những chi phí phải bỏ ra cho việc bổ sung thêm dầu FO trong quá trình sản xuất do mất mát bay hơi cũng là một khoản chi phí môi trường loại C4. Do điều kiện hạn chế trong nghiên cứu và kiến thức về kỹ thuật nên tác giả chưa có những tính toán về những thất thoát của dầu FO.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vận dụng kế toán môi trường tại công ty cổ phần hóa dầu quân đội thanhpvh (Trang 70 - 71)