Đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến vận dụng kế toán môi trường trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vận dụng kế toán môi trường tại công ty cổ phần hóa dầu quân đội thanhpvh (Trang 48 - 54)

i. Hệ thống cơ sở pháp lý, chuẩn mực điều chỉnh EFA

3.3.Đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến vận dụng kế toán môi trường trong doanh nghiệp

toán môi trường trong doanh nghiệp

3.3.1. Tính chất và đặc điểm sản phẩm mỡ 1-13

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hóa dầu là một lĩnh vực kinh doanh quan trọng của Công ty hóa dầu Quân đội. Các sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của từng đối tượng được cung cấp. Nhà máy sản xuất chính được đặt tại Hải Phòng, tại đó các sản phẩm được sản

xuất, đóng gói và lưu kho hoặc vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Nhà máy sản xuất được tổ chức gồm các bộ phận:

- Bộ phận sản xuất: tổ chức quy trình sản xuất các sản phẩm hóa dầu; - Phòng hóa nghiệm: phân tích và kiểm tra chất lượng của sản phẩm; - Bộ phận đóng gói: đóng gói bao bì thành phẩm;

- Bộ phận vận chuyển, lưu kho: lưu kho, vận chuyển thành phẩm đến nơi tiêu thụ.

- Quản lý và hành chính

Công ty hóa dầu Quân đội sản xuất hai dòng sản phẩm hóa dầu chính là dầu các loại và mỡ.

Các sản phẩm dầu chủ yếu do công ty sản xuất bao gồm: dầu động cơ ô tô Milpc 01 SAE-40; dầu truyền động Milpc 02 SAE – 90, Milpc 03 SAE – 140; dầu động cơ thủy Milpc 04 SAE – 40; dầu công nghiệp 32 Milpc 05-32… Các sản phẩm dầu là được tạo thành bằng cách pha trộn giữa các loại dầu gốc theo một tỷ lệ nhất định để ra được một độ nhớt theo quy định, quá trình trộn quấy không đòi hỏi phải gia nhiệt ở nhiệt độ cao (nhiệt độ cao nhất khoảng 70oC), chính vì vậy quy trình sản xuất dầu tương đối đơn giản, chỉ qua một công đoạn và không có biến đổi tính chất hóa học của dầu gốc, độ hao hụt nhỏ dưới 1%. Các sản phẩm dầu sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra để đạt các chỉ số tiêu chuẩn dựa theo hệ ASTM của Hoa Kỳ. Do sự đơn giản trong quá trình sản xuất nên tác giả nhận định không đưa các sản phẩm dầu vào mẫu nghiên cứu phục vụ cho luận văn này.

Các sản phẩm mỡ được sản xuất tại công ty có thị trường hẹp hơn so với sản phẩm dầu. Mỡ không dùng để bán ra trên thị trường mà chỉ sản xuất để phục vụ cho nhu cầu quân đội của quốc gia, như để bôi trơn, bảo quản vũ khí, máy móc, động cơ chiến đấu… Chính vì tính chất sử dụng đặc biệt nên công ty được yêu cầu việc sản xuất tất cả các sản phẩm mỡ phải đảm bảo tuân thủ theo yêu cầu về quy trình, loại, lượng nguyên vật liệu sử dụng do Liên bang Nga cung cấp, sản phẩm hoàn thành phải đảm bảo yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng theo Hệ tiêu chuẩn GOST của Liên bang Nga. Tùy thuộc vào yêu cầu của từng loại sản phẩm mà quy trình sản xuất mỡ

có thể có từ 2, 5 đến 7 công đoạn hay quá trình. Mỗi một quá trình thay đổi phụ thuộc vào tốc độ quay của bồn quấy và nhiệt độ gia nhiệt. Nhiệt độ trong quá trình sản xuất cao nhất là 150oC, vì vậy trong quá trình quấy trộn nguyên vật liệu đầu vào sẽ bị biến đổi tính chất hóa học (hiện tượng xà phòng hóa). Qua tìm hiểu ban đầu, tác giả lựa chọn sản phẩm mỡ 1-13 với quy trình đầy đủ gồm 7 giai đoạn trong sản xuất làm mẫu nghiên cứu.

Các nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất mỡ 1-13 được nhập khẩu trực tiếp từ Liên bang Nga bao gồm:

- Nguyên liệu gốc: là nguyên liệu cơ sở tạo ra các đặc tính vật lý của sản phẩm. Nguyên liệu gốc có 2 loại đặc và loãng. Do yêu cầu đảm bảo tính bảo mật thông tin trong quân sự, tác giả ký hiệu tên các nguyên vật liệu sử dụng như sau: nguyên liệu gốc loãng: No1, đặc: No2.

- Nguyên liệu phụ gia: là những nguyên liệu được thêm vào để tạo ra những tính chất mong muốn phục vụ cho nhu cầu sử dụng. Có ba loại chất phụ gia:

i. Phụ gia tạo chỉ số độ nhớt giúp tạo độ bền về nhớt, ký hiệu No3;

ii. Phụ gia tạo độ kiềm giúp trung hòa axit, chống oxy hóa, chống ăn mòn hóa học, ký hiệu No5;

iii. Phụ gia tạo cấp giúp tạo ra nhiều tính chất cho sản phẩm, ký hiệu No4. Mỗi loại nguyên liệu được pha trộn theo một tỷ lệ nhất định để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Mỗi mẻ sản xuất mỡ 1-13 thường sản xuất cho 3,5 tấn sản phẩm, trong đó tỷ lệ các nguyên liệu sử dụng như sau:

Thứ tự Tên nguyên liệu Tỷ lệ (100%)

1. Nguyên liệu No1 : 18 2. Nguyên liệu No2 : 70 3. Nguyên liệu No3 : 2 4. Nguyên liệu No4 : 5 5. Nguyên liệu No5 : 5 Bảng 3.1. Tỷ lệ nguyên vật liệu cho 1 mẻ SX mỡ 1-13

Kết thúc mỗi giai đoạn sản xuất, mỡ sản phẩm cần được làm hóa nghiệm tại Phòng hóa nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, trong trường hợp không đạt bất cứ chỉ tiêu nào, nhà máy buộc phải quay lại sản xuất ở khâu trước. Các chỉ tiêu kỹ thuật cần kiểm tra khi phân tích (theo bộ tiêu chuẩn GOST – Liên bang Nga) bao gồm:

Thứ tự Tên chỉ tiêu Đơn vị Tỷ lệ

1. Hàm lượng kiềm mgKOH/g <=0,2

2. Nhiệt độ nhỏ giọt oC >=120 3. Độ ổn định keo % <=20 4. Giới hạn bền Pa >=150 5. Xuyên kim mm/10 180 - 250 Bảng 3.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật – Mỡ 1-13 3.3.2. Quy trình sản xuất mỡ 1-13

Trước sản xuất: Cần chuẩn bị nguyên liệu và kiểm tra máy móc thiết bị. Bể quấy hay bể sản xuất chính là bể M1, các bể phụ chứa nguyên vật liệu bao gồm bể B1 chứa dầu No1, bể B2 chứa hỗn hợp dầu No2. Các bước chuẩn bị cho sản xuất bao gồm:

- Bơm dầu No1 lên bể B1 trên sàn tầng 3

- Hỗn hợp dầu No2 được bơm lên B2 và sục khí cho đều trong thời gian khoảng 20 phút.

- Chuẩn bị các dung dịch No3, No4, No5 tại khu vực riêng biệt sau đó bơm lên bể chứa đặt tại tầng 3 hoặc được cho vào bể M1 qua cửa bể tại từng thời điểm.

- Trước và sau khi bơm nguyên liệu lên các bể cần tiến hành thổi khí các đường ống.

Quy trình sản xuất gồm 7 bước:

Bước 1: Xả 25% tổng khối lượng nguyên liệu No2 cần sử dụng đã chuẩn bị từ

38 – 40 v/p và cấp nhiệt đến nhiệt độ 60oC. Sau khoảng 2h thì bổ sung nguyên liệu No5. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 2: Sau khi cho No5 khoảng 7h thì cấp nhiệt cho bể M1 lên 90oC. Sau đó

bổ sung 25% khối lượng nguyên liệu No2 lần 2 từ B2 xuống M1. Duy trì nhiệt độ 90oC trong vòng 7h thì tăng nhiệt độ lên 100oC, tiếp 6h sau thì tăng nhiệt độ lên 105oC, sau đó 5h tăng nhiệt lên 110oC và duy trì nhiệt độ trên trong vòng 5h.

Bước 3: Gia nhiệt lên 130oC, khi đạt nhiệt độ trên thì bổ sung 25% khối lượng

cần dùng của No2 lần thứ 3 xuống bể M1, duy trì nhiệt độ 130 – 135oC trong vòng 5h.

Bước 4: Tiếp tục cấp nhiệt cho bể M1 lên 140oC, khi đạt nhiệt độ trên thì bổ

sung hết phần nguyên liệu No2 còn lại từ B2 xuống và duy trì nhiệt độ 140- 145oC trong vòng 5h, sau đó lấy mẫu kiểm tra hàm lượng kiềm.

Bước 5: Tiến hành bật tuần hoàn và đồng nhất trong vòng 8h

Bước 6: Lấy mẫu phân tích tổng thể, tắt tuần hoàn và tắt đồng nhất. Nếu kết

quả đạt tiến hành bước 8, không đạt tiến hành theo bước 7.

Bước 7: Tiến hành duy trì nhiệt độ 140-145oC, điều chỉnh các chỉ tiêu sau đó

khoảng từ 8h thì lấy mẫu phân tích theo bước 6.

Bước 8: Bật tuần hoàn và tiến hành đóng phuy sản phẩm, sản phẩm được

đóng phuy ở nhiệt độ 130-135oC, khối lượng là 170kg/phuy. Lấy mẫu khi đóng phuy sản phẩm, khối lượng 1,5 – 3 kg. Kết thúc đóng phuy phải tiến hành thổi đường ống cho sạch.

Thời gian trung bình để sản xuất một mẻ mỡ 1-13 là 2 ngày. Công ty sử dụng hệ thống bảo ôn để gia nhiệt phía bên ngoài bồn quấy cũng như quanh đường ống dẫn nguyên liệu và thành phẩm. Nguyên vật liệu được gia nhiệt bằng dầu FO, để đạt được nhiệt độ bể quấy là 150oC thì dầu trong hệ thống gia nhiệt phải đạt ở mức 180oC. Như vậy có thể coi dầu FO phục vụ cho việc gia nhiệt là nguyên liệu không đi vào sản phẩm hay nói cách khác không cấu thành nên sản phẩm.

Độ hao hụt tối đa trong quá trình sản xuất mỡ 1-13 là 5%, chủ yếu là do nguyên nhân nguyên liệu bám dính thành bể, bị cháy, bị bắn ra ngoài trong quá trình khuấy tại bể M1.

Thành phẩm sau khi được đóng phuy, tiến hành rửa và vệ sinh các bể, toàn bộ những mỡ dư thừa còn lại do bám dính, cháy hoặc bắn ra ngoài (tối đa 5%) sẽ được gom thành mỡ phế phẩm, được xử lý tái sử dụng cho mẻ tiếp theo hoặc làm chất đốt cho nhà máy.

Sơ đồ 3.2. Quy trình sản xuất mỡ 1-13

3.3.3. Chính sách môi trường tại công ty cổ phần hóa dầu Quân đội

Công ty có quan tâm đến vấn đề môi trường và đã thực hiện một số hoạt động mang tính chất về môi trường, như xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất, thanh toán với cơ quan Nhà nước tiền lệ phí môi trường, các khoản phí vệ

Bể M1 Bể B1 Bể chứa NVL còn lại Bể B2 Hệ thống gia nhiệt Phuy V = 38 – 40v/p Gia nhiệt bằng dầu FO

sinh đầy đủ, hàng năm thực hiện quan trắc chất lượng môi trường xung quanh khu vực sản xuất…Nhưng dưới quan điểm của DN thì ngoài việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải một cách cơ bản là mang tính chất bảo vệ môi trường thì các hoạt động còn lại chỉ đơn thuần là phục vụ sản xuất và quản lý của doanh nghiệp.

Song nhìn nhận dưới quan điểm của kế toán môi trường thì ngoài lượng nguyên vật liệu thất thoát hoặc không đi vào sản phẩm thì chi phí cho các hoạt động này là chi phí môi trường của doanh nghiệp:

- Vệ sinh nhà máy và phân xưởng sản xuất: hàng ngày có 2 lao động thuê ngoài chịu trách nhiệm quét dọn và vệ sinh các phòng ban. Nhiệm vụ của họ là thu gom rác thải như giấy từ khu văn phòng, quét dọn các phòng ban, sân, hành lang và các khu vực sản xuất.

- Đối với trang phục của công nhân sản xuất: 2 lao động thuê ngoài trên ngoài vệ sinh nhà máy và phân xưởng còn có nhiệm vụ giặt giũ trang phục này hàng ngày.

- Chi phí mua bảo hiểm xã hội cho các công nhân.

- Các chi phí dịch vụ bên ngoài khác phục vụ cho sản xuất.

- Khấu hao các thiết bị phục vụ trực tiếp như máy quấy, hệ thống gia nhiệt… - Lượng điện, nước tiêu thụ vượt quá định mức quy định (nếu có).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vận dụng kế toán môi trường tại công ty cổ phần hóa dầu quân đội thanhpvh (Trang 48 - 54)