Doanh thu môi trường thông thường là những khoản thu nhập ẩn xuất hiện trong các trường hợp như tiền thu được do tiết kiệm nước, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng chất đốt… hoặc tiền thu được từ bán các phế phẩm sau sản xuất.
Đối với nước sử dụng cho sản xuất, nước được tuần hoàn lại ở công đoạn rửa bể quấy do đó có thể tiết kiệm được nước. Việc sử dụng tuần hoàn đã được công ty áp dụng ngay từ những ngày đầu tiên thành lập công ty, do vậy không có sự so sánh cho thấy khác biệt về lượng nước sử dụng khi có và không có tuần hoàn.
Máy móc, công nghệ sản xuất cũng hoàn toàn thực hiện theo yêu cầu của Liên bang Nga, do vậy việc tiết kiệm điện cũng không được thể hiện rõ rệt. Tuy nhiên
việc gia nhiệt bằng dầu FO cũng tiêu thụ rất nhiều điện năng, do vậy công ty hoàn toàn có thể nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới như gia nhiệt dầu FO bằng năng lượng mặt trời để có thể tiết kiệm điện năng. Khi đó chi phí tiết kiệm được sẽ được ghi nhận là một khoản thu nhập môi trường.
Các phế phẩm mỡ được tái sử dụng và không được bán ra bên ngoài, do vậy cũng không phát sinh các khoản thu được do bán phế phẩm. Mỡ phế phẩm chủ yếu được dùng để làm chất đốt cho những quy trình sản xuất khác tại nhà máy, giá trị được đánh giá lại tùy thuộc vào đánh giá chất lượng dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật do phòng Hóa nghiệm thực hiện. Chính vì vậy theo quan điểm của công ty, giá trị thu mua của mỡ phế phẩm không được ghi giảm chi phí sản xuất.
Việc phân tích doanh thu môi trường rất phức tạp vì vậy trong giới hạn luận văn này, tác giả không đi sâu phân tích để bóc tách các khoản thu nhập môi trường.
Các khoản chi phí môi trường sau khi đánh giá được tổng kết lại trong bảng sau đây:
Loại Chi phí môi trường Năm 2009 Năm 2010
C1 Chi phí xử lý chất thải 510.392.600 551.141.000
C2 CP phòng ngừa và quản lý môi trường 74.523.000 88.510.000
C3 Giá trị thu mua của các phế thải 436.519.200 570.062.920
C4 CP chế biến không tính vào SP 9.187.600 17.112.470
Tổng chi phí môi trường 1.030.622.400 1.226.826.390
Bảng 3.12. Bảng tổng hợp chi phí môi trường 3.4.2.4. Phân tích và đánh giá
Phân tích và đánh giá chung
Kế toán môi trường đã bóc tách được 4 loại chi phí môi trường một cách đầy đủ cho nhà máy sản xuất của công ty cổ phần hóa dầu Quân đội. Mặt khác cũng giúp công ty có thể đánh giá được cơ cấu chi phí môi trường, hay nói cách khác mình đã tiêu tốn cho chi phí nào nhất và cơ cấu đó có hợp lý hay không trong điều kiện sản xuất của công ty. Có thể dễ dàng nhận thấy trong bảng 3.12, chi phí xử lý chất thải và giá trị thu mua của các phế thải chiếm tỷ trọng lớn nhất ảnh hưởng do
đặc thù sản xuất mỡ: giá trị nguyên liệu đầu vào rất lớn, chất thải sau sản xuất nhiều mặc dù tỷ lệ hao hụt rất thấp. Thông thường, chi phí xử lý chất thải chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên quy trình xử lý chất thải của sản xuất mỡ 1-13 cũng không quá phức tạp và không đòi hỏi đầu tư nhiều, vì vậy không có sự chênh lệch rõ rệt giữa 2 loại C1 và C3. Biểu đồ sau thể hiện rõ tỷ trọng các loại chi phí môi trường trong 2 năm 2009 và 2010:
Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng chi phí môi trường trong 2 năm
Để thấy rõ hơn những lợi ích của việc phân tích chi phí môi trường, ta cần so sánh với kết quả tính toán theo kế toán truyền thống. Trên cơ sở vận dụng chế độ kế toán hiện hành, trong tổng chi phí của nhà máy, chỉ có một số khoản được coi là chi phí môi trường, thể hiện trong bảng tổng hợp sau (trong phần chi phí môi trường, số đặt trong ngoặc dùng để chỉ khoản mục đó nằm trong chi phí có thứ tự tương ứng):
TT Chi phí Năm 2009 Năm 2010