7 Tổng chi phí môi trường 1.030.622.400 1.226.826
4.2.2. Nhóm giải pháp về kế toán
4.2.2.1. Tổ chức thu thập thông tin
Các chi phí môi trường cần phải được gắn với một yếu tố môi trường cụ thể, chính vì vậy việc tổ chức thu thập thông tin về môi trường phải được bắt đầu từ khâu thu thập các thông tin yếu tố môi trường chịu ảnh hưởng bởi sản xuất kinh doanh tại công ty. Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, cần gắn với các thông tin kế toán, thông tin sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo cơ sở để đưa ra các dấu hiệu nhận diện môi trường trên các chứng từ, sổ sách hiện tại của công ty.
Các yếu tố môi trường công ty cần xem xét bao gồm:
- Môi trường nước: cần nắm được thông tin về lượng nước cấp và lượng nước thải cho sản xuất và sinh hoạt cũng như lượng nước bị thất thoát trong sản xuất. Trong chương 3, tác giả căn cứ vào sổ nhật ký sản xuất của một mẻ mỡ 1-13 và các phiếu kiểm tra thông số kỹ thuật do phòng hóa nghiệm thực hiện để tính toán lượng nước bay hơi cho từng công đoạn, vì vậy theo tác giả, công ty nên kiểm tra, theo dõi và tính toán dựa trên các số liệu đã có của nhật ký sản xuất cho từng mẻ sản xuất hay từng sản phẩm.
- Chất thải rắn: cần thu thập được các thông tin về độ hao hụt nguyên vật liệu, chỉ tiêu kỹ thuật của phế thải, khả năng tái chế, tái sử dụng hoặc bán phế liệu, đánh giá giá trị của phế thải như thế nào là hợp lý, các chất thải rắn phát sinh từ sản xuất và sinh hoạt và các phương án để xử lý hiện có…
- Môi trường không khí: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường không khí tại doanh nghiệp, khả năng phát sinh khí thải từ sản xuất là có hay không, mức độ ảnh hưởng như thế nào và các phương án xử lý hiện có…
- Tiếng ồn: việc vận hành các máy móc có gây tiếng ồn quá mức cho phép ảnh hưởng đến nhân công và người dân xung quanh hay không, trường hợp quá mức, cần tìm hiểu được nguyên nhân và các phương án khắc phục hiện có…
- Đa dạng sinh học và cảnh quan: cần nắm được sự ảnh hưởng của đa dạng cảnh quan và sinh học có ảnh hưởng đến đời sống công nhân viên và sản xuất như
thế nào, các nhân tố ảnh hưởng, chi phí bỏ ra và những lợi ích có thể thu được từ đa dạng sinh học và cảnh quan đối với công ty và môi trường xung quanh.
- Môi trường đất và nước ngầm: hoạt động sản xuất của công ty có ảnh hưởng đến môi trường đất và nước ngầm hay không? Nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng tới môi trường đất và nước ngầm…
- Đời sống công nhân viên trong công ty: công ty đã đảm bảo các yêu cầu về bảo hộ lao động, điều kiện về chăm sóc sức khỏe cho công nhân viên chưa? Các hoạt động chăm sóc sức khỏe công nhân viên hiện tại có phù hợp và hiệu quả không? Các phương án cải thiện chất lượng cuộc sống và môi trường làm việc cho công nhân viên có hiệu quả và đạt được mục tiêu mong muốn không?...
- Các yếu tố môi trường khác: công ty cần nắm được các thông tin về nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm xã hội đối với môi trường; các phương án về công nghệ sản xuất sạch, các dự án đầu tư cho xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, chất đốt, bao bì vật liệu…
Nguồn thu thập của các thông tin trên có thể từ:
Các dạng thông tin Minh họa
Thông tin kinh doanh - Các luồng thông tin hiện có - Mô tả từng công việc Thông tin hạch toán kế toán/tài
chính/quản lý
- Hệ thống hạch toán hiện có - Dự toán vốn
- Các chỉ tiêu tài chính khác - Các tài sản cố định
Thông tin môi trường - Các hoạt động môi trường
- Các hoạt động bảo vệ môi trường hiện có
Bảng 4.1. Các dạng thông tin dữ liệu
Các thông tin thu thập được nên được đánh dấu hoặc ghi chú riêng biệt để tránh bỏ sót trong quá trình tính toán sau này. Công ty có thể:
- Trong các mẫu chứng từ, mẫu sổ sách, báo cáo nên thiết kế thêm một mục “Có yếu tố môi trường” ngay bên cạnh tên khoản mục chi phí phát sinh, được đánh dấu lại ngay khi phát sinh để giúp người làm có thể nhận diện chi phí nhanh chóng mà không bỏ sót.
-Xây dựng một bản đánh giá chung cho các yếu tố môi trường, ghi lại tất cả các thông tin thu thập được
- Xây dựng những danh mục chi phí môi trường cần kiểm tra của mỗi loại. Trong đó bao gồm đầy đủ 4 nhóm chi phí liên quan theo phân loại của Ban phát triển bền vững Liên hiệp quốc. Danh mục các chi phí môi trường cần kiểm tra được gắn với việc xác định các hoạt động môi trường trong sản xuất kinh doanh, như: cung cấp tài liệu an toàn; kiểm toán tuân thủ; huấn luyện an toàn, kiểm tra phân tích nước thải; xây dựng, quản lý, vận hành bãi thải; vận tải chất thải…
4.2.2.2. Tổ chức xử lý thông tin
Tổ chức xử lý thông tin cần thực hiện theo các bước sau: - Phân loại thông tin
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí và phạm vi chi phí cần tập hợp - Tập hợp chi phí.
i. Phân loại thông tin: Việc phân loại thông tin là rất quan trọng và có ảnh hưởng đến tính chính xác cho những tính toán sau này. Việc phân loại chi phí nên được tổng hợp trong một bảng tổng hợp, nhằm tiện cho việc theo dõi và đánh giá của những người sử dụng thông tin. Ở đây tác giả thiết kế một bảng mẫu đã được dùng trong chương 3 để công ty có thể xem xét vận dụng:
Yếu tố môi trường
Loại chi phí Theo dõi
Ký
hiệu Chi phí môi trường
Có theo dõi Đề xuất thêm Nước thải C1 C2
C3 C4 Chất thải rắn C1 C2 C3 C4 … ……
Bảng 4.2. Tổng hợp phân loại chi phí môi trường
ii.Xác định đối tượng tập hợp chi phí và phạm vi chi phí cần tập hợp
Tùy thuộc vào nhu cầu, mức độ quan tâm, mục tiêu và nguồn lực của công ty, kế toán môi trường có thể được áp dụng ở nhiều đối tượng, quy mô và phạm vi khác nhau:
- Một sản phẩm, nhóm sản phẩm hay dây chuyền sản xuất - Một quá trình đơn lẻ hay nhóm các quá trình
- Phân xưởng, văn phòng hay nhóm phân xưởng độc lập - Nhà máy
- Công ty, tổng công ty hoặc tập đoàn
Phạm vi chi phí môi trường cần tập hợp chính là các loại chi phí môi trường cần tập hợp, tùy thuộc vào mong muốn của công ty mà phạm vi chi phí môi trường cần tập hợp có thể hẹp, dễ xác định đối với các chi phí truyền thống, hoặc rộng hơn như xác định các chi phí ẩn, chi phí không lường trước hay các chi phí xã hội.
iii.Tập hợp chi phí:
Dựa vào kết quả phân tích ta có thể thấy mỗi khoản mục chi phí môi trường cần được hạch toán vào một tài khoản riêng biệt. Điều này là cần thiết nhằm cung cấp cho những người sử dụng thông tin kế toán có cái nhìn tổng quan và có thể so sánh giữa chi phí môi trường và các chi phí khác của doanh nghiệp.
Theo quan điểm của tác giả, chi phí môi trường có mối quan hệ mật thiết với các khoản chi phí khác, vì vậy nên xây dựng hệ thống tài khoản môi trường trên cơ sở hệ thống tài khoản sẵn có, vừa đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin môi trường,
vừa không làm xáo trộn hệ thống kế toán hiện tại của công ty. Công ty nên mở thêm các tài khoản chi tiết có tính chất môi trường, ví dụ:
- TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu, mở chi tiết cho tài khoản Phế thải tái sử dụng
- Tk 621 mở thêm chi tiết cho TK Giá trị thu mua của các phế thải
- TK 622 mở thêm chi tiết cho TK Chi phí môi trường liên quan đến nhân sự - TK 627 mở thêm chi tiết cho TK Chi phí môi trường (có thể mở chi tiết hơn nữa cho từng đối tượng chịu chi phí)
- TK 641, 642 mở thêm chi tiết cho TK Chi phí môi trường (có thể mở chi tiết hơn nữa cho từng đối tượng chịu chi phí)
4.2.2.3. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Trước hết công ty cần lựa chọn cho mình phương pháp kế toán phù hợp để thực hiện kế toán môi trường. Như đã trình bày ở trên, có nhiều phương pháp kế toán khác nhau, và trong luận văn này tác giả đã thực hiện phân tích theo phương pháp kế toán theo dòng vật liệu. Theo đánh giá của tác giả, công ty cổ phần hóa dầu Quân đội đặc thù là sản xuất sản phẩm, vì vậy nên sử dụng phương pháp này bởi nó giúp kế toán bóc tách được hầu hết các chi phí môi trường, đặc biệt là các chi phí ở dạng ẩn. Thông qua việc xác định lượng đầu vào, đầu ra là sản phẩm, đầu ra không là sản phẩm, kế toán có thể tính toán và cân nhắc những chi phí môi trường một cách đầy đủ và chính xác. Các bước thực hiện kế toán theo dòng vật liệu đã được trình bày trong sơ đồ 2.5. Quy trình xác định chi phí môi trường dựa theo MFA.
Mặt khác, kế toán môi trường coi tất cả các yếu tố đầu vào, đầu ra liên quan đến quá trình sản xuất là trọng yếu. Vì thế trong quá trình thực hiện MFA phát sinh chi phí phế liệu hay giá trị thu mua của các phế thải cần phải coi là trọng yếu, được tính toán và trình bày thành một khoản mục riêng biệt trên các báo cáo chi phí và giá thành. Các phí tổn liên quan đến phế liệu, phế thải phải được tính trên cơ sở giá gốc của các yếu tố đầu vào trước khi được tính vào hay loại bỏ khỏi giá thành sản phẩm.
Những chi phí chế biến không tính vào sản phẩm là những chi phí ẩn khó nhận biết cũng cần được xem xét là trọng yếu và tính toán, trình bày thành khoản mục riêng biệt trên báo cáo chi phí và giá thành của doanh nghiệp.
4.2.2.4. Tổ chức sổ kếtoán và báo cáo chi phí môi trường
Kế toán môi trường được vận dụng trên cơ sở của kế toán truyền thống, vì vậy hệ thống sổ sách kế toán không nên thay đổi. Tuy nhiên tương ứng với mỗi tài khoản kế toán môi trường được mở thêm, trên mỗi báo cáo nên bổ sung thêm những chỉ tiêu về môi trường đã tính toán và phân tích được. Ví dụ trên Báo cáo giá thành sản phẩm nên bổ sung các chỉ tiêu Giá trị thu mua của phế thải, Chi phí nhân công liên quan đến môi trường, Chi phí sản xuất chung liên quan đến môi trường…Đặc biệt đối với các chi phí không tính vào giá thành sản phẩm cần công khai, phải lập hoặc trình bày riêng trên các trên các báo cáo của doanh nghiệp.
Mặt khác, cần có một báo cáo môi trường để thể hiện các thông tin đã thu thập và phân tích được. Đối với yêu cầu và các điều kiện hiện tại ở Việt Nam, tác giả cho rằng báo cáo môi trường nên xây dựng theo một hệ thống vừa thể hiện được tính vật lý của các thông tin, vừa thể hiện được định lượng của chúng trong mối liên quan với các thông tin kế toán khác của doanh nghiệp. Trên cơ sở này, các báo cáo có thể xây dựng bao gồm:
- Báo cáo về các yếu tố môi trường: liệt kê và đánh giá các yếu tố môi trường có tại doanh nghiệp
- Danh mục hệ thống chi phí môi trường: Liệt kê các chi phí môi trường theo 4 loại chi phí trên tính cho từng yếu tố môi trường. (Bảng 4.2)
- Bảng phân bổ chi phí môi trường: phân bổ chi phí môi trường cho các yếu tố chi phí theo hệ thống chi phí hiện tại của doanh nghiệp. (Bảng 3.15)
- Báo cáo tài chính hiện có của doanh nghiệp: nên thể hiện thêm yếu tố môi trường trên cơ sở báo cáo hiện có tại công ty.
Bảng 4.3. Mẫu báo cáo tổng quát hệ thống chi phí môi trường
Chi phí môi trường Nướ c thải Chất thải rắn Khô ng khí Tiến g ồn/ độ rung Đất/ nước ngầ m Cản h quan / sinh học Các vấn đề khác Tổng cộng 1/ Chi phí xử lý chất thải 1.1 Khấu hao các TB có liên quan