7 Tổng chi phí môi trường 1.030.622.400 1.226.826
4.2. xuất xây dựng mô hình kế toán môi trường tại công ty cổ phần hóa dầu Quân độ
dầu Quân đội
4.2.1. Nhóm giải pháp chung
4.2.1.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và toàn xã hội
Để có thể vận dụng thành công kế toán môi trường, trước hết cần tích cực nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với các vấn đề môi trường. Các doanh nghiệp cần nhận thức sâu sắc rằng, vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường không chỉ đơn thuần là vấn đề đạo đức mà những thiệt hại môi trường do doanh nghiệp gây ra sẽ trở thành những thiệt hại kinh tế cho chính bản thân doanh nghiệp. Không những vậy, bản thân người tiêu dùng, các cấp có thẩm quyền, Nhà nước, những đối tượng sử dụng dịch vụ hàng hóa của doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao nhận thức về môi trường, bởi đó là vấn đề của toàn xã hội và nhận thức của người dân thay đổi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và chiến lược của công ty.
Với việc nhận thức về môi trường ngày càng phát triển, người tiêu dùng bắt đầu phản ứng lại các hoạt động làm suy thoái di sản tự nhiên, đòi hỏi những sản phẩm và hoạt động sản xuất “thân thiện với môi trường” hơn; gây áp lực đối với các cấp thẩm quyền ban hành pháp luật và kiểm soát môi trường chặt chẽ hơn, đồng thời sử dụng những quyền hạn của họ trực tiếp chống lại những người gây ô nhiễm. Tất cả những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một mặt, sự ràng buộc chặt chẽ hơn của pháp luật sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp, mặt khác, sở thích người tiêu dùng thay đổi có thể làm doanh nghiệp mất thị phần.
Tình trạng suy thoái môi trường, xói mòn đất đai, cạn kiệt tài nguyên dẫn đến giá tài nguyên thiên nhiên ngày càng cao, hiệu quả công việc thấp hơn trong những vùng bị ô nhiễm… đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Như vậy, các doanh nghiệp buộc phải quan tâm tới khía cạnh môi trường không phải như một thứ hàng hóa tự do mà như một yếu tố bắt buộc trong đầu vào đầu ra của doanh nghiệp.
Vấn đề môi trường mà các doanh nghiệp quan tâm bao gồm: Vốn đầu tư dành cho môi trường bao nhiêu là đủ? Chi phí môi trường gồm những gì? Chiếm bao nhiêu phần trăm giá thành sản phẩm? Những chi phí nào cần được dự báo một cách chắc chắn cho các chi phí môi trường tương lai? Những hoạt động nào sẽ làm tăng chi phí môi trường? Nói cách khác, các doanh nghiệp cần hiểu rõ rằng cách thực hiện khôn ngoan để thực sự kết hợp với các chi phí môi trường không chỉ là chịu đựng chúng mà phải dự báo và quản lý được chúng. Và để có thể làm được điều này, việc vận dụng và phát triển kế toán môi trường hoàn toàn là điều tất yếu.
4.2.1.2. Phát triển hạ tầng cơ sởđảm bảo đáp ứng được yêu cầu vận dụng
Những bất cập và hạn chế của những điều kiện sản xuất và kinh doanh hiện tại ảnh hưởng tới việc vận dụng kế toán môi trường:
Một là, phương pháp hạch toán truyền thống không thể bóc tách được các chi phí môi trường một cách đầy đủ và chính xác, đặc biệt là đối với các chi phí môi trường ẩn. Việc áp dụng kế toán môi trường là cần thiết nhưng lại đòi hỏi cần phải thay đổi một cách đồng bộ từ chính sách của Nhà nước đến cách thức thực hiện cho toàn bộ các doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy cần có các thể chế, quy định và hướng dẫn cụ thể hơn về những vấn đề liên quan đến môi trường, những chi phí tuân thủ trong tương lai để khuyến khích áp dụng kế toán môi trường trong quá trình phân tích, đầu tư và ra quyết định của doanh nghiệp.
Hai là, việc vận dụng kế toán môi trường còn bị phụ thuộc vào các yếu tố như mô hình tổ chức của công ty, khả năng tổ chức nội bộ của công ty, năng lực làm việc của nhân viên… Chính vì vậy cần vận dụng kế toán môi trường một cách đồng bộ trên tất cả các khía cạnh. Công ty cần có những khóa đào tạo hoặc cử cán bộ đến
học tập những kiến thức về môi trường và hạch toán môi trường; thay đổi mô hình tổ chức như có thể phân công thêm phòng ban hoặc nhân viên chịu trách nhiệm quản lý, giám sát môi trường…
Ba là, xây dựng một lộ trình cho việc vận dụng kế toán môi trường vào doanh nghiệp. Việc xây dựng khung lộ trình sẽ giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn và phù hợp cho từng giai đoạn nhằm vận dụng kế toán môi trường một cách hiệu quả nhất. Công ty có thể dựa trên khung lộ trình vận dụng kế toán môi trường chuẩn sau đây để xây dựng lộ trình cho phù hợp với điều kiện của công ty
(Sơ đồ 4.1. Khung lộ trình vận dụng kế toán môi trường). Trong phần trình bày sau, tác giả tập trung đưa ra các giải pháp về kế toán cho các nội dung trong bước 4, 5 và 6 của lộ trình đề xuất.
Đạt được sự xác nhận và cam kết của cấp quản lý cao nhất
Việc vận dụng kế toán môi trường cần phải đạt được sự đồng thuận và ủng hộ của các cấp trong công ty, từ Ban giám đốc đến người lao động
Thành lập nhóm thực hiện
Nhóm thực hiện là tập hợp nhiều cá nhân có chuyên môn khác nhau như: kỹ sư thiết kế, người quản lý, người vận hành, nhân viên kế toán, tài chính, quản lý môi
trường, người cung cấp vật tư...
Xác định quy mô, giới hạn của hệ thống đề xuất
Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu của Ban giám đốc giới hạn việc thực hiện hạch toán một sản phẩm, bộ phận hay dây chuyền sản xuất hay toàn bộ nhà
máy? Phạm vi chi phí được cân nhắc ở đâu?
Thu thập tất cả các thông tin tài chính và vật chất
Thu thập tất cả các thông tin tài chính, số liệu đầu vào đầu ra của quá trình sản xuất, thông tin về luồng vật chất, năng lượng và các thông tin về tiền tệ
Nhận dạng các chi phí môi trường và xác định doanh thu tiềm năng hay cơ hội giảm CP
Nhận dạng toàn bộ các CP môi trường, xem xét các khía cạnh cụ thể và tác động đi kèm với các phạm vi hoạt động theo quan điểm cổ đông và công ty.
Đánh giá chi phí và doanh thu được xử lý như thế nào theo hệ thống kế toán hiện hành
Thực hiện phân tích và so sánh với kết quả của kế toán theo phương pháp truyền thống
Xây dựng giải pháp và đánh giá các giải pháp
Sau khi xây dựng các giải pháp cần đánh giá tính khả thi của các giải pháp đó
Theo dõi kết quả
Cần theo dõi tiến độ và kết quả thực hiện và cần kịp thời có điều chỉnh nếu có sai sót ở khâu nào đó.