5.1 Tiền trợ cấp, tiền thưởng
5.2 Khoản thu khác Tổng doanh thu môi Tổng doanh thu môi trường
KẾT LUẬN
Kiến nghị về việc vận dụng kế toán môi trường trong doanh nghiệp
Kế toán môi trường là sự phát triển tất yếu của kế toán để đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra. Tuy nhiên sự ràng buộc chính đến thành công của quá trình vận dụng thường do sự cứng nhắc hoặc không thể điều hành được trong các quá trình thay đổi của tổ chức. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tình hình vận dụng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp, trong đó các yếu tố quan trọng như quy hoạch nền kinh tế, yếu tố chính trị, thái độ và văn hóa của doanh nghiệp. Ngoài ra việc vận dụng còn vấp phải những khó khăn từ chính hệ thống quản lý môi trường chung của quốc gia khi chưa có bất kỳ đánh giá hay chính sách ghi nhận nào đối với các hoạt động vì môi trường của doanh nghiệp.
Vì phát triển bền vững đòi hỏi quá trình quản lý phải đi đầu, vì vậy những cải cách đầu tiên phải từ cải cách hệ thống tổ chức và quản lý. Trước hết để bản thân doanh nghiệp thực hiện cải cách trong tư duy và hệ thống tổ chức, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải thay đổi lại nhận thức và có những hành động tích cực hơn trong việc khuyến khích các doanh nghiệp vận dụng các biện pháp hướng tới phát triển bền vững. Nên chăng có những khoản tiền thưởng cho doanh nghiệp hoặc có những chính sách ưu tiên đối với chiến lược kinh doanh “sạch” của các doanh nghiệp. Có như vậy, kế toán môi trường mới phát huy hết vai trò của nó và việc vận dụng mới đạt được những thành công như mong muốn.
Vận dụng kế toán môi trường nói riêng và phát triển bền vững nói chung là một quá trình lâu dài và đòi hỏi cần phải được nghiêm túc xem xét và nghiên cứu ở tất cả các cấp, ban, ngành trong thời gian tới.
Những hạn chế trong nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Ngoài những nội dung mà luận văn này đã làm rõ được như hình thành mô hình tổng quát nghiên cứu và thực hiện những phương pháp tính toán nhằm đưa ra mô hình thực tiễn cho việc vận dụng, luận văn còn tồn tại những hạn chế và đặt ra những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới như sau:
Một là, do những điều kiện khách quan đề tài này mới chỉ dừng lại nghiên cứu trong một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hóa dầu tại phạm vi Hà Nội. Như vậy khả năng tổng quát hóa của nghiên cứu chưa cao.
Hai là, quy mô mẫu không lớn. Những phân tích được thực hiện cho 1 sản phẩm, 1 quy trình sản xuất duy nhất là mỡ 1-13. Tuy là sản phẩm có quy trình sản xuất điển hình nhưng việc giới hạn quy mô mẫu cũng làm ảnh hưởng đến khả năng tổng quát hóa của nghiên cứu này.
Ba là, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng mô hình xác định chi phí môi trường và tính giá thành sản phẩm chứ chưa có những phân tích cụ thể cho các đối tượng khác của kế toán như tài sản, nợ môi trường; doanh thu môi trường.
Bốn là, đề tài này mới dừng lại ở việc nghiên cứu môi trường và kế toán môi trường theo nghĩa hẹp, tức là chỉ xem xét sự ảnh hưởng tới những yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội mà con người có thể tác động được và bỏ qua những yếu tố môi trường khác.
Những hạn chế trên ảnh hưởng đến khả năng khái quát hóa của luận văn này. Trong thời gian tới, nên có nghiên cứu sâu hơn và giải quyết những hạn chế trên nhằm cung cấp những thông tin cho quá trình vận dụng kế toán môi trường vào doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Tiếng Việt
1. Nguyễn Chí Quang, 2003, Cơ sở hạch toán môi trường doanh nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật
2. Phạm Đức Hiếu, 2008, Kếtoán môi trường: một góc nhìn từ trách nhiệm xã hội của đơn vị kế toán, Tạp chí Khoa học thương mại, số 24, 6/2008.
3. Phạm Đức Hiếu, 2010, Kếtoán chi phí môi trường trong doanh nghiệp và sự
bất hợp lý của kế toán chi phí truyền thống, Tạp chí phát triển kinh tế số 241/2010.
4. Ngô Thị Hoài Nam, 2011, Kế toán môi trường là gì?, Bản tin khoa học trường Cao đẳng thương mại số 11, quý II/2011.
5. Trọng Dương, 2008, Hạch toán môi trường và việc áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí kế toán, http://www.tapchiketoan.com/ke-toan/ke-toan-hanh-chinh-su-
nghiep/hach-toan-moi-truong-va-viec-ap-dung-o-vie.html, truy cập ngày
2/11/2008.
6. Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nôi, Tài liệu hướng dẫn quy trình ứng dụng hạch toán quản lý môi trường.
Tiếng Anh
1. Craige Deegan, 2002, Australian Financial Accounting, Chapter 33: Corporate Social-Responsibility reporting, McGraw-Hill Australia Pty Ltd. 2. Gray, B.et al, 1993, Accounting for the Environment: The Greening of Accountancy, Part II, Paul Chapman Publishing Ltd.
3. Green Ledger, 1995, Case Studies in Corporate Environmental Management Accounting, Word Resourse Institute.
4. Sustainable Europe Research Institute (SERI), 2003, Material Flow Accounting and Analysis, The Internet Encyclopaedia of Ecological Economics.
5. Richard Macve, 2000, Accounting for environmental Cost in working paper,
Washington D.C:National Academy Press.
6. UNDSD, 2001, Environmental Management Accounting Procedures and Principals. New York.