Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển ngành dịch vụ golf tỉnh đồng nai đến năm 2015 (Trang 36 - 37)

Theo báo cáo của sân golf Bochang, đến năm 2002, đơn vị này đã hoàn thành xây dựng sân golf 27 lỗ theo giấy phép đầu tư. Với lợi thế về địa hình, cảnh quan, sân golf Bochang được khách hàng đánh giá cao và được Hiệp hội Người tiêu dùng bình chọn là sân golf tốt nhất Việt Nam hai năm liền 2003, 2004. Ngoài ra, sân golf được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ nên sân golf đủ tiêu chuẩn tổ chức các giải thi đấu nhà nghề trong nước và khu vực. Tuy nhiên, các công trình phụ trợ phục vụ khách chơi golf như nhà câu lạc bộ, khu vila, nhà hàng, quầy giải khát,… xây dựng thiếu đồng bộ, trang thiết bị phục vụ kinh doanh vừa thiếu vừa lạc hậu, nên việc thu hút khách hàng cao cấp gặp nhiều khó khăn.

Sau 3 năm xây dựng và tu sửa, đến tháng 08 năm 2004, sân golf Long Thành đi vào hoạt động với qui mô một sân golf 18 lỗ, dự kiến đến tháng 9 năm 2005 sẽ hoàn thành xây dựng thêm 9 lỗ golf nữa và trở thành sân golf 27 lỗ thứ 2 ở phía Nam. Nhờ rút kinh nghiệm các sân golf đi trước, sân golf Long Thành có một phong thái riêng, tạo cảm giác mới mẻ, phong phú, ấn tượng và thu hút đối với bất

cứ khách chơi golf nào đến sân golf. Song địa hình, đất đai có những hạn chế nên một số ít đường golf chưa đạt tiêu chuẩn, làm ảnh hưởng phần nào chất lượng sân golf. Riêng các cơ sở vật chất phụ trợ dịch vụ golf được đầu tư tốt hơn sân golf Đồng Nai, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, các sân golf ở Đồng Nai đều trang bị hệ thống phun tưới tự động được điều khiển bằng máy vi tính và các máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại để chăm sóc, bảo dưỡng sân golf với diện tích hàng trăm hecta.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển ngành dịch vụ golf tỉnh đồng nai đến năm 2015 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)