Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển ngành dịch vụ golf tỉnh đồng nai đến năm 2015 (Trang 31 - 35)

Thứ nhất, đối thủ cạnh tranh

Đồng Nai hiện có hai sân golf đang hoạt động và hai dự án sân golf khác đang xin cấp phép và được xem là một trong những tỉnh có dịch vụ golf phát triển nhất nước. Các dự án golf ở Đồng Nai nằm gần các khu công nghiệp lớn của vùng kinh

tế trọng điểm phía Nam, có nhiều dự án đầu tư nước ngoài, là nơi hình thành thị trường golf chính yếu hiện nay. Tuy nhiên, ngành dịch vụ Golf ở Đồng Nai muốn tồn tại và phát triển thì phải nâng cao lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ phía Nam, đặc biệt các đối thủ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sau đây là một số điểm chính các đối thủ cạnh tranh của các sân golf ở Đồng Nai.

Bảng 2.9 : Các đặc điểm đối thủ cạnh tranh Số lỗ Diện tích ha Tổng vốn USD Vốn thực hiện USD Thị phần Sân golf Thủ Đức 36 280 70,000,000 35%70,000,000 Vốn lớn,gần thị trường tiêu thụ.

Chi phí kinh doanh cao.

Sân golf Sông Bé 18 160 28,231,000 20%19,685,000

Khả năng quản lý tốt,gần thị trường tiêu thụ.

Chất lượng sân golf đạt thấp.

Sân golf Vũng Tàu 18 120 98,200,000 9%40,858,000 Vốn lớn,nằm ở trung tâm du lịch.

Đầu tư thiếu đồng bộ, quản lý không tốt.

Sân golf Phan Thiết 18 80 13,000,000 8,000,000 8% Sân golf đạt tiêu chuẩn.

Xa thị trường tiêu thụ.

Sân golf Đà Lạt 18 70 40,000,000 6%40,000,000 Cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ.

Xa thị trường tiêu thụ.

Quy mô

Điểm mạnh Điểm yếu Đối thủ

( Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chi hội Golf Việt Nam) Trong 5 đối thủ cạnh tranh ở khu vực phía Nam, các sân golf ở Đồng Nai xác định 3 đối thủ cạnh tranh chính là sân golf Thủ Đức, sân golf Sông Bé, sân Golf Vũng Tàu. Mỗi đối thủ đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng của họ, vì thế các sân golf ở Đồng Nai cần có sự nghiên cứu và phân tích từng khía cạnh để đưa ra đối sách kịp thời và thích hợp.

Về đầu tư

Trong các đối thủ ngành dịch vụ Golf ở Đồâng Nai, sân golf Thủ Đức có quy mô đầu tư lớn nhất với 36 đường golf đúng tiêu chuẩn, các dịch vụ phụ đầu tư tương đối đồng bộ như: khu hội quán, hồ bơi, sân tennis, khu biệt thự, khu Water World… và đồng thời các thiết bị phục vụ kinh doanh được trang bị đầy đủ và cao cấp.

Sân golf Sông Bé có quy mô nhỏ nhất trong 3 đối thủ cạnh tranh, nhưng đây là Sân golf duy nhất ở Việt Nam hiện nay đã đầu tư hoàn chỉnh nhà câu lạc bộ gồm nhiều dịch vụ phục vụ khách chơi golf với vốn đầu tư hơn 5.000.000 USD. Tuy

nhiên, các đường golf ở đây được thiết kế đơn điệu, chất lượng sân golf chưa đạt tiêu chuẩn.

Sân golf Vũng Tàu có vốn đăng ký lớn nhất, nhưng đầu tư chưa đồng bộ, chất lượng sân golf đạt thấp, một số công trình phụ trợ phục vụ khách chưa đạt yêu cầu. Đây là dự án có hiệu quả kinh doanh đạt thấp nhất ở khu vực phía Nam.

Vị trí kinh doanh

Ngoài quy mô đầu tư, việc xác định vị trí kinh doanh giữ vai trò quan trọng đối với ngành dịch vụ golf. Do sản phẩm dịch vụ golf tiêu thụ tại chỗ, không có tồn kho, nên sân golf càng gần thị trường tiêu thụ thì càng có lợi thế so với các đối thủ. Sân golf Thủ Đức và sân golf Sông Bé chỉ cách TPHCM hơn 20 km, vì thế họ dễ dàng chiếm thị phần và có ưu thế hơn so với các sân golf ở Đồng Nai. Đối với sân golf Vũng Tàu, tuy nằm ở khu du lịch biển, nhưng ở xa thị trường golf nên thị phần còn hạn chế.

Thị phần

Theo ước tính của Chi hội Golf Việt Nam, khu vực phía Nam có khoảng trên 4.000 người thường xuyên chơi golf và tổng số lượt khách chơi golf trong năm 2004 lên đến 234.900. Trong số này, sân golf Thủ Đức và sân golf Sông Bé chiếm tỉ lệ nhiều nhất, kế đến là các sân golf ở Đồng Nai, sau cùng là sân golf Vũng Tàu và các sân golf khác.

Chất lượng phục vụ và giá cả

Chất lượng phục vụ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công dịch vụ golf. Theo đánh giá của khách chơi golf, sân golf Long Thành và Bochang có chất lượng phục vụ tốt nhất kế đến là sân golf Thủ Đức, sân golf Sông Bé. Đây là ưu điểm mà các sân golf ở Đồng Nai cần phải củng cố và phát huy hơn nữa, trong đó chất lượng phục vụ khách trên sân golf phải quan tâm nhiều nhất.

Giá bán các sản phẩm dịch vụ golf được cấu thành từ giá thành sản phẩm, chi phí lưu thông và lợi nhuận doanh nghiệp nhưng do thị trường golf chưa phát triển, công suất sử dụng các sân golf đều thấp, nên các sân golf xây dựng chính sách dựa theo khả năng chấp nhận thanh toán của khách hàng, và thường xuyên áp dụng chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng, từ đó tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh và có lợi cho khách hàng. Các sân golf nằm vị trí bất lợi ( xa trung tâm ) thường đưa ra chính sách giá cả thấp hơn các sân golf có vị trí thuận lợi hơn.

Bảng 2.10: Bảng giá dịch vụ chơi golf của các sân golf

Sân Golf Giá chơi golf ngày thường (USD)

Giá chơi golf cuối tuần (USD)

Giá chơi golf Promotion (USD) Bochang Đồng Nai 73 90 42 Long Thành 75 110 36 Thủ Đức 85 120 45 Sông Bé 85 105 45 Vũng Tàu 70 90 40

(Nguồn: Trang web các sân golf)

Thứ hai, khách hàng

Khách hàng là một phần của công ty, khách hàng là một yếu tố không thể tách rời trong tất cả các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp và sự tín nhiệm của họ là một tài sản có giá trị nhất, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Ýù thức được điều này, các sân golf ở Đồng Nai xem “khách hàng là thượng đế” và luôn đưa ra chính sách ưu đãi nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

Ngoài ra, khách hàng chơi golf, với vai trò của mình có thể áp đặt quyền lực trở lại đối với các sân golf. Như vậy, khách hàng tạo ra cả cơ hội lẫn đe dọa vì thế các sân golf phải biết phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội và né tránh các đe dọa.

Thứ ba, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Như đã phân tích, trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập dân cư ngày càng tăng, vì thế dịch vụ golf phát triển ở Việt Nam là xu thế tất yếu, nhiều dự án đang triển khai xây dựng hoặc chờ cấp phép sẽ làm tăng nguồn cung ứng trong tương lai và gây khó khăn các dự án đang hoạt động .Vài năm tới đây, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ có một số sân golf mới ở TPHCM, Bình Dương, Vũng Tàu. Những dự án mới có những lợi thế nhất định nhờ vào nghiên cứu kỹ môi trường kinh doanh, rút kinh nghiệm khắc phục được các điểm yếu từ các dự án đi trước. Đây là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn không thua kém các đối thủ hiện có đối với các sân golf ở Đồng Nai.

Bên cạnh đó, một số khu du lịch Nha Trang, Bình Thuận, Đà Lạt với ưu thế về du lịch, sẽ thu hút nhiều dự án khu dịch vụ phức hợp(resort), trong đó kinh doanh nhiều hạng mục bao gồm cả sân golf. Đối tượng khách các khu du lịch này là

khách du lịch chơi golf kết hợp với nghỉ dưỡng. Vì thế, các khu du lịch phức hợp sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng quan tâm của các sân golf ở Đồng Nai vào những ngày nghỉ cuối tuần. Do đó, trong chiến lược kinh doanh, ngành dịch vụ Golf ở Đồng Nai phải xem các đối thủ tiềm ẩn là một thách thức phải vượt qua để bảo vệ vị trí của mình trong cạnh tranh.

Thứ tư, nhà cung cấp

Đối với doanh nghiệp kinh doanh sân golf áp lực từ phía nhà cung cấp không lớn, vì mức độ sử dụng vật tư, hàng hóa, công cụ như: điện nước, phân bón, thuốc trừ sâu, thực phẩm chế biến, dụng cụ, máy cắt cỏ, xe golf …không nhiều. Hơn nữa nguồn cung cấp dồi dào nên các sân golf có thể chủ động. Tuy nhiên, một số máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ khách chơi golf và bảo dưỡng sân golf như máy cắt cỏ, máy hút rác, máy cào hố cát, máy nhặt bóng golf, xe golf… đều phải nhập khẩu từ nước ngoài của những hãng chuyên sản xuất. Cho đến nay, hầu hết các hãng sản xuất máy móc, thiết bị chuyên dùng cho ngành golf đều có nguồn gốc từ Mỹ, đó là Toro, Jacobsen…Vì thế, các sân golf ở Đồng Nai đều phụ thuộc vào những hãng độc quyền cung cấp này, nhưng thời gian các máy móc, thiết bị thường sử dụng lâu dài nên các sân golf có thể chủ động trong việc mua sắm.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển ngành dịch vụ golf tỉnh đồng nai đến năm 2015 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)