Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 07/1988, đến nay VietinBank đã trở thành Ngân hàng thương mại hàng đầu, giữ vững vị thế trụ cột và vai trò chủ lực của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Hiện tại VietinBank là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất, lợi nhuận và nộp thuế cao nhất, chất lượng tài sản tốt nhất, nợ xấu thấp nhất ngành Ngân hàng Việt Nam. VietinBank có mạng lưới 155 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch trên toàn quốc; 02 chi nhánh tại Đức, 01 Ngân hàng con tại Lào, 01 Văn phòng đại diện tại Myanmar. VietinBank có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Hiện nay, VietinBank đang phục vụ gần 175.000 Doanh nghiệp trên toàn quốc thông qua việc cung cấp trọn gói các SPDV bao gồm các sản phẩm Tín dụng, Tiền gửi, Thanh toán và Quản lý dòng tiền, Kinh doanh ngoại tệ và Sản phẩm phái sinh, Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại, Dich vụ Ngân hàng điện tử, các Dịch vụ khác (Thẻ, Bảo hiểm, Ngân hàng đầu tư)cùng nhiều lợi ích phi tài chính, khuyến khích và tạo cơ hội cho doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phát triển.
* Khái quát thực trạng hoạt động thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam
Hoạt động thanh toán là nghiệp vụ truyền thống và ưu việt của ngân hàng, dựa vào lợi thế theo qui mô, công nghệ, giúp giảm các chi phí giao dịch và tiết kiệm thời gian. Từ đó giúp cho luồng vốn trong nền kinh tế luân chuyển nhanh hơn, góp phần cho phát triển kinh tế. Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu, tuy nhiên ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối
ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, đặc biệt là các giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Vì thế, trong thời gian qua, hoạt động thanh toán trong nền kinh tế có những chuyển biến tích cực với sự xuất hiện của nhiều loại hình dịch vụ thanh toán mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của KH. Trong đó, đặc biệt phải nói đến hoạt động thanh toán hiện đại dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - TTKDTM. Nhận thấy tầm quan trọng và tính hiệu quả NH hoạt động TTKDTM, VietinBank đã định hướng phát triển hoạt động TTKDTM phù hợp với chính sách của NHNN và theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong đó có TTVPKDTM.
TTVPKDTM là hoạt động mới phát triển, thí điểm tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2013. Kể từ khi khi áp dụng nghiệp vụ này VietinBank gặp không ít khó khăn: cơ sở hạ tầng, cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, công nghệ ngân hàng còn chưa phát triển; nghiệp vụ hạch toán khó khăn, KH chưa thực sự thấy được tiện ích của dịch vụ, thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn duy trì. Vượt qua những trở ngại ban đầu, cán bộ nhân viên tại NH không ngừng nỗ lực trao dồi học hỏi bồi dưỡng nghiệp vụ. Đồng thời, nhiệt tình giải đáp thắc mắc của KH, quảng bá, tuyên truyền những tiện ích, dịch vụ người dùngnhận được khi sử dụng TTVPPKDTM. Do đó, những năm qua hoạt động TTVPKDTM tại VietinBank đã có những chuyển biến và thành tựu nhất định.
Bảng 3.1. Doanh số TTVPKDTM tại VietinBank
Đơn vị: triệuđồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) TT bằng tiền mặt 1,656,894,900 10.1000 1,752,770,800 8.8000 1,574,540,394 8.0500 TTKD TM 14,747,721,905 89.8983 18,164,766,105 91.1984 17,984,637,484 91.9483 TTVP KDTM 283,195 0.0017 313,095 0.0016 330,122 0.0017 Doanh số TT 16,404,900,000 100 19,917,850,000 100 19.559.508.000 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)
Qua bảng số liệu cho thấy tình hình TTVPKDTM tại VietinBank qua các năm các năm đang tăng trưởng. Doanh số thanh toán năm 2018 đạt 330 tỷ đồng;
tăng 5,4% so với năm 2017. Tại các bệnh viện lớn thanh toán viện phí không dùng tiền mặt được thực hiện qua các kênh: thanh toán qua máy POS, thanh toán qua thẻ khám chữa bệnh, thanh toán qua hình thức thanh toán trực tuyến và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác. Số lượng các bệnh viện sử dụng giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng dần theo các năm. Bắt đầu thí điểm từ năm 2013 toàn quốc chỉ có 3 bệnh viện là: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, Bệnh viện chợ Rẫy và BV Bạch Mai. Đến năm 2018 tổng số các bệnh viện là 17 bệnh viện sử dụng nhiều giải pháp (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng, Bệnh viện Nội tiết TW, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện phụ sản Tâm Phúc, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hải Dương, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh việnĐa Khoa Vinh, Bệnh việnTừ Dũ, Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh việnBãi Cháy, Bệnh việnĐa Khoa Hoàn Mỹ) và hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện đa khoa thuộc tỉnh, thành phố sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt qua máy thanh toán thẻ POS, QR…
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam. Ngày 01/07/1988, Ngân hàng chính thức rađời và đi vào hoạt động trên cơ sở vụ tín dụng công nghiệp và vụ tín dụng thương nghiệp của NHNN cùng với các phòng TCTD, TDTN của 17 chi nhánh NHNN địa phương.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai (trước đây là PGD thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng) là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, thành lập ngày 06/11/2006 theo Quyết định số 269/QĐ-HĐQT-NHCT của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trên cơ sở tách ra từ Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. Ngày mới thành lập, Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai có trụ sở tại số 2 - 4 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội với 65 cán bộ nhân viên, 04 phòng giao dịch, quy mô hơn 200 tỷ đồng.
Sau 12 năm đi vào hoạt động, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai đã có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, thị phần, sự đa dạng sản phẩm cũng như về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. Tính tới thời điểm hiện tại, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai có 06 phòng ban tại trụ sở chính và 09 phòng giao dịch, 2 điểm thu lưu động với tổng số cán bộ hơn 150 người.