6. Kết cấu của khóa luận
2.1.3.4 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho
Chỉ tiêu tài chính
Các chỉ số tài chính không chỉ cho phép so sánh các mặt khác nhau của báo cáo tài chính trong một công ty với những công ty khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay.
Bảng 2.5: Chỉ tiêu tài chính của công ty tài chính Shinhan 2018-2020
Chỉ tiêu
Nợ trên vốn cổ phần dài hạn 237,09% Tổng nợ trên vốn cổ phần 280,35% Hệ số thanh toán nhanh - Hệ số thanh toán hiện thời - Dòng tiền/ cổ phần 7,46 Doanh thu/ cổ phần 44,39 Dòng tiền kinh doanh -
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Shinhan Finance chi nhánh Phạm Hùng)
- Nợ trên vốn cổ phần dài hạn là chỉ số phản ánh quy mô tài chính được tính bằng cách chia tổng nợ cho vốn cổ phần. Nợ trên vốn cổ phần dài hạn 237,09% có nghĩa là tỷ lệ nợ và cổ phần mà công ty sử dụng chi trả cho hoạt động của mình. Tỷ lệ này rất cao, chứng tỏ công ty thường thông qua các khoản nợ để chi trả cho các hoạt động của mình. Điều này có thể dẫn tới không ổn định, vì công ty thường phải trả các khoản lãi phát sinh.
- Tỷ lệ tổng nợ trên vốn cổ phần là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty bằng cách tính chia tổng nợ cho vốn cổ phần. Nó cho ta biết về tỷ lệ nợ và cổ phần mà công ty sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Tỷ lệ này rất cao chiếm 280,35%, nếu công ty sử dụng khoản nợ chi trả cho hoạt
45
động của mình dẫn đến thu nhập không ổn định, tuy nhiên thì nó cũng có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Và nếu lợi nhuận công ty thu được cao hơn nhiều so với chi phí đi vay thì các cổ đông công ty thu được nhiều lợi ích. Tuy nhiên lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư và kinh doanh bằng khoản tiền vay có thể không bù đắp được bằng các khoản tiền đi vay dẫn đến công ty dễ nguy cơ phá sản.
- Dòng tiền trên mỗi cổ phần đánh giá khả năng công ty tạo ra tiền mặt nó thường được xem như thước đo chính xác hơn về tình trạng tài chính của một công ty so với thu nhập trên mỗi cổ phần. Chỉ số này ở mức 7,46 tốt công ty có thể chi ra để trả cho các thành viên trong công ty.
- Doanh thu trên mỗi cổ phần là lợi nhuận ròng mà người nắm giữ cổ phiếu thông thường trong một công ty được hưởng chia cho tổng số cổ phiếu thông thường. Chỉ số này thể hiện bao nhiêu đồng doanh thu tạo ra có thể chi trả bao nhiêu cổ tức cho thành viên công ty.
Chỉ tiêu lợi nhuận
Bảng 2.6: Chỉ tiêu tài chính của công ty trong 3 năm 2018-2020
Lãi gộp -
Lãi gộp kinh doanh - Hệ số biên lợi nhuận ròng 13,9% Thu nhập trên đầu tư -
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Shinhan Finance chi nhánh Phạm Hùng)
Hệ số biên lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (lợi nhuận sau thuế) của một doanh nghiệp so với doanh thu. Hệ số biên lợi nhuận ròng của công ty đạt 13,9% tỷ lệ này tương đối cao, công ty quản lý tốt nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn.
Hệ số biên lợi nhuận ròng bị giảm thông thường do mức tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu. Nguyên nhân là sự tăng trưởng doanh thu quá thấp so với mức tăng chi phí . Tuy nhiên cũng còn các lý do khác liên quan đến thuế, ví dụ công ty bắt đầu phải đóng thuế sau mấy
46
năm được miễn giảm thì hệ số biên lợi nhuận ròng cũng sẽ giảm mạnh. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một doanh nghiệp sẽ ở vào tình trạng thuận lợi nếu có hệ số biên lợi nhuận ròng cao hơn hệ số biên lợi nhuận ròng trung bình của ngành và, nếu có thể, có hệ số biên lợi nhuận ròng liên tục tăng. Ngoài ra, một doanh nghiệp càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả ở bất kỳ doanh số nào thì hệ số biên lợi nhuận ròng của nó càng cao.
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay
Bảng 2.7: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay chi nhánh 2018-2020
Đơn vị: Triệu đồng,%, lần
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Tăng trưởng tổng dư nợ 252.467.071 309.601.371 311.930.314 2 Tỷ lệ dư nợ/tổng vốn huy động 83,93% 76,95% 69,23% 3 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay 117,60% 123,54% 115,21% 4 Tỷ lệ NQH 3,08% 3.81% 2,95% 5 Tỷ lệ nợ xấu 3,08% 3,14% 3,02% 6 Vòng quay vốn cho vay 0,22lần 0,23lần 0,3 lần 7 Nợ khó đòi 2.317.687 2.803.048 1.782.914 8 Tỷ lệ trích lập DPRR 3,34% 4,96% 4,41%
47
Hình 2.7: Đồ thị tăng trƣởng doanh thu chi nhánh Phạm Hùng giai đoạn 2018-2020
Tăng trưởng tổng dư nợ cho vay tăng qua các năm, cho thấy tình hình kinh doanh công ty khả quan duy trì ở mức ổn định và an toàn, khả năng cho vay và tìm kiếm khách hàng đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch cho vay tương đối ổn định. Tuy có sự ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 tổng dư nợ cho vay có chiều hướng tăng lên qua từ năm 2018 đạt 252.467.071 triệu đồng đến năm 2020 đạt 311.930.314 triệu đồng năm 2020.
Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động phản ánh công ty cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nói lên hiệu quả sử dụng huy động vốn của công ty, thể hiện công ty đã chủ động trong việc tích cực tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn huy động. Tuy nhiên mức độ sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy dộng của công ty theo chiều hướng giảm, giảm từ 83,93% năm 2018 xuống còn 69,23% năm 2020 thể hiện công ty chưa thực hiện tốt hiệu quả huy động vốn, vốn huy động tham gia vào vay ít công ty chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ vốn huy động.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay để so sánh tăng trưởng cho vay qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực tế kế hoạch cho vay của công ty. Tỷ lệ tăng trưởng biến động qua các năm từ 117,60% năm 2018, năm 2019 123,54% đến năm 2020 115,21%. Chỉ
252467071 309601371 311930314 0 50000000 100000000 150000000 200000000 250000000 300000000 350000000 2018 2019 2020 Tổng dư nợ
48
tiêu này càng cao chứng tỏ công ty mức hoạt động cho vay càng ổn định và hiệu quả, công ty đang mức tăng trưởng ổn định, không có nhiều biến động.
Tỷ lệ NQH cho thấy tình nợ quá hạn của công ty, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của công ty trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của công ty đối với khoản vay. Năm 2018 NQH 3,08% đến năm 2019 tăng 3,14% tuy nhiên năm 2020 công ty đã kiểm soát được ở mức 2,95%. Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng cho vay công ty ổn định, có thể kiểm soát được.
Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu phản ánh tình hình chất lượng cho vay tại công ty đồng thời cho thấy khả năng quản lý cho vay của công ty tốt hay không. Tỷ lệ nợ xấu công ty ở mức hơn 3% khá cao, chất lượng cho vay chưa thực sự hiệu quả tuy nhiên ở mức kiểm soát được.
Vòng quay vốn cho vay đo lường tốc độ luân chuyển vốn cho vay của công ty , thời gián thu hồi nợ của công ty là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn công ty rất thấp chứng tỏ đầu tư công ty chưa có hiệu quả.
Nợ khó đòi là nợ có khả năng bị mất vốn và không thể thu hồi được, một công ty có nợ khó đòi cao chứng tỏ công ty làm ăn không tốt, thu lỗ. Nợ khó đòi của công ty năm 2019 cao hơn hẳn so với năm 2018 và năm 2020. Năm 2019 là năm khủng hoảng kinh tế nói chung và của công ty nói riêng, tuy nhiên những con số này khả quan hơn vào năm 2020.
Tỷ lệ trích lập DPRR được trích lập để dự phòng những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không có khả năng thanh toán, không thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết. Tỷ lệ trích lập dự phòng công ty năm 2018 3,34% đến năm 2019 tăng 4,96% và năm 2020 con số này 4,41%, tỷ lệ này so với trung bình ngành không quá cao, tuy nhiên chất lượng cho vay của công ty cũng không được đánh giá cao.
2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay tại công ty tài chính shinhan chi nhánh Phạm Hùng