Sơ lược về Ngân hàng TMCP Sacombank Thăng Long

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 41)

5. Bố cục của luận văn

2.1.Sơ lược về Ngân hàng TMCP Sacombank Thăng Long

2.1.1. Giới thiệu chung

➢ Tên chi nhánh: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thăng Long.

➢ Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK.

➢ Tên viết tắt: SACOMBANK ➢ Logo:

Logo ngân hàng Sacombank thiết kế khác đơn giản với dòng chữ khẳng định thương hiệu “Sacombank”. Như một lời khẳng định vững vàng, thể hiện sự bền vững và đem lại niềm tin cho khách hàng. Với gam màu xanh dương chủ đạo, tạo lên vẻ tươi mát. Đây cũng là màu của trời, biển cho thấy quyết tâm bay cao, vươn xa. Hơn hết dưới dòng chữ tên thương hiện có vạch vàng thẳng tắp, tạo nên sự ấm áp. Đây là biểu tượng của niềm tin, trung thực, thẳng thắn.

➢ Hình thức pháp lý: Ngân hàng thương mại cổ phần

➢ Địa chỉ: 60A Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa ➢ Số điện thoại: (024).37756.707

➢ Số Fax: (024).37756.708

33 ➢ Email: mailto:haiphong@sacombank.com ➢ Tổng số lao động: 141 nhân sự

➢ Ngành nghề kinh doanh:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi.

- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. - Hoàn vốn và liên doanh theo pháp luật.

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. - Kinh doanh ngoại tệ và vàng, thanh toán quốc tế.

- Huy động vốn từ dịch vụ nước ngoài và các dịch vụ khác. - Hoạt động bao thanh toán.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

a. Ngân hàng TMCP Sacombank

Ngày 21/12/1991 ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập và đi vào hoạt động với sự hợp nhất của 4 Hợp tác xã tín dụng là: Gò Vấp – Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia tại thành phố Hồ Chí Minh với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng.

Năm 1991 với xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khan của đất nước, vốn điều lệ của Sacombank là 3 tỷ đồng và Ngân hàng hoạt động chủ yếu tại các quận vùng ven thành phố Hồ Chí Minh. Đến cuối năm 2010, vốn điều lệ đã tăng lên là 9.179 tỷ đồng.

Ngày 12/07/2006 Sacombank là Ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM (nay là Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM), đây là một sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩa cho sự

34

phát triển của thị trường vốn Việt Nam, cũng như tạo tiền đề cho việc niêm yết cổ phiếu của các NHTMCP khác.

Ngày 16/05/2008, Sacombank cũng là Ngân hàng Việt Nam tiên phong công bố hình thành và hoạt động theo mô hình Tập đoàn tài chính tư nhân với 11 công ty thành viên và 369 Phòng giao dịch: gồm các Chi nhánh cấp 1,2,3,4 và các Phòng giao dịch phân bổ khắp 3 miền.

Tháng 01/2008 với việc khai trương Văn phòng đại diện Nam Ninh tại Trung Quốc và Chi nhánh Lào, Sacombank trở thành Ngân hàng đầu tiên thành lập văn phòng đại diện và Chi nhánh tại nước ngoài. Đây được xem là bước ngoặt trong quá trình mở rộng mạng lưới của Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu nối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tài chính của khu vực Đông Dương.

Hiện tại Sacombank có hơn 8000 cán bộ công nhân trẻ, năng động sáng tạo. Sacombank còn có quan hệ với gần 10.986 đại lý của hơn 300 Ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn 70.000 cổ đông đại chúng.

Với những nỗ lực phát triển và sự đóng góp tích cực cho nền kinh tế, tài chính Việt Nam, Sacombank đã nhận được rất nhiều bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tế, điển hình như:

o “Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam” do Global Finance bình chọn.

o “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2009” (Best Retail Bank in Vietnam 2009) do The Asian Banker bình chọn.

o “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn.

o “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007 và 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Năm 2017, vinh dự nhận 4 giải thưởng bao gồm Top 3 ngân hàng có doanh số giao dịch thẻ cao nhất năm 2017, Top 3 ngân hàng phát hành thẻ Visa Debit đạt doanh số cao nhất thị trường, Ngân hàng dẫn đầu về triển khai công nghệ thanh toán bằng QR code tại buổi lễ Tri Ân Khách Hàng năm 2017 của Visa.

35

Ngoài những giải thưởng và bằng khen quan trọng trên, Sacombank còn nhận được rất nhiều bằng khen và giải thưởng quan trọng khác. Với nỗ lực mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, Sacombank huy vọng thương hiệu và uy tín của mình sẽ được nhiều người biết đến.

b. Ngân hàng TMCP Sacombank Chi nhánh Thăng Long

Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Thăng Long được chính thức thành lập vào ngày 08/08/2007, và được đặt trụ sở tại 60A Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội. Từ đó đến nay, Chi nhánh đã từng bước mở rộng mạng lưới, thành lập và quản lý thêm 5 phòng giao dịch trên địa bàn.

- 09/2009: thành lập phòng giao dịch Đội Cấn.

- 11/2009: thành lập phòng giao dịch Trần Duy Hưng. - 12/2009: thành lập phòng giao dịch Hoàng Cầu. - 08/2010: thành lập phòng giao dịch Đốc Ngữ. - 2019: thành lập phòng giao dịch Nam Trung Yên

Tại Chi nhánh, Sacombank đã triển khai tất cả các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại, như huy động vốn, cấp tín dụng đa dạng, chuyển tiền nhanh, thanh toán quốc tế, bao thanh toán, bảo lãnh, phát hành thẻ...

Chi nhánh đã từng bước khẳng định và nâng cao vị thế của mình với hệ thống Sacombank. Đồng thời, góp phần xây dựng mục tiêu hàng đầu “hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững”, trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu ở Việt Nam và khu vực.

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ

Chi nhánh Thăng Long cũng như các chi nhánh khác trong hệ thống Sacombank toàn quốc đều thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Huy động vốn: Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn của dân cư, nhận tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức với nhiều hình thức phong phú; đi vay

36

của các TCTD khác, vay trên thị trường vốn, và các nguồn khác… bằng VNĐ và ngoại tệ.

- Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn với các sản phẩm theo nhiều mục đích khác nhau; cho vay và đồng tài trợ các dự án đầu tư lớn và hiệu quả; tài trợ xuất nhập khẩu; đầu tư liên doanh liên kết với các TCTD và các định chế tài chính trong nước và quốc tế…

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán: Phát hành thẻ (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước); thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, sec; chuyển tiền, vàng nhanh trong và ngoài nước; phát hành, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu (L/C); nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng từ (D/A); nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ (D/P); nhờ thu giao chứng từ theo điều kiện khác (D/OT) …

- Cung cấp các dịch vụ khác: Phát hành và xác nhận bảo lãnh, bao thanh toán; mua bán ngoại tệ và các giấy tờ có giá; quản lý tiền mặt; thu chi hộ tiền mặt bằng VNĐ và ngoại tệ; quản lý tài khoản Nhà đầu tư chứng khoán; cho thuê ngăn tủ sắt; bảo lãnh; dịch vụ ngân hàng điện tử; các dịch vụ khác…

Để thực hiện được những nhiệm vụ trên, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, chi nhánh phải lập kế hoạch, phương án kinh doanh; tuyển dụng và đào tạo những nhân viên có tài; quản lý kho quỹ…

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Sacombank Chi nhánh Thăng Long

37

- Ban giám đốc có thẩm quyền xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra các chiến lược hoạt động kinh doanh và phương pháp phát triển cho chi nhánh. Đồng thời, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Phòng kế toán ngân quỹ: Thực hiện trực tiếp các nghiệp vụ kế toán như hạch toán kế toán, hạch toán thanh toán, thống kê, ngân quỹ, quản lý - kiểm soát- sử dụng nguồn vốn, quản lý tài sản, chi phí, thu nhập, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh; Thực hiện hướng dẫn kiểm tra tài chính, ngân quỹ, kế toán với các đơn vị trực thuộc theo sự chỉ đạo của cấp trên.

- Phòng hành chính: Thực hiện công tác tuyển dụng đảm bảo chất lượng và yêu cầu của chi nhánh; tổ chức, phối hợp với các đơn vị khác để thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo, tái đào tạo các nhân viên; xây dựng quy chế lương thưởng, chế độ xã hội, các biện pháp khuyến khích người lao động; chấp hành, tổ chức, thực hiện các chính sách, chỉ thị của cấp trên đưa ra; quản lý và bảo vệ các loại tài sản của chi nhánh, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

- Phòng hỗ trợ kinh doanh: có chức năng quản lý tín dụng như hỗ trợ tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ, thanh toán quốc tế như xử lý các giao dịch thanh toán, chuyển tiền quốc tế, xử lý các giao dịch như thực hiện các nghiệp vụ

Ban giám đốc Phòng Kế toán và Kế toán quỹ Phòng Hỗ trợ kinh doanh Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Hành chính Kế toán quỹ Thanh toán quốc tế Hỗ trợ tín dụng Xử lý giao dịch Quan hệ khách hàng Thẩm định Hành chính Nhân sự Bảo vệ Lái xe Tạp vụ Công nghệ thông tin Cá nhân Doanh nghiệp Doanh nghiệp Cá nhân Kế toán

38

tiền gửi thanh toán và các dịch vụ có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng.

- Phòng dịch vụ khách hàng: có nhiệm vụ chung là làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của Ngân hàng cho khách hàng, triển khai các tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn và lập chứng từ kế tốn; thực hiện cơng tác tiếp thị để phát triển thị phần; xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch; hướng dẫn, hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thu.

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng những năm gần đây. đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường nước ta đang ngày càng phát triển,

đổi mới, nhiều Ngân hàng mới đã ra đời và trong đó có những Ngân hàng đi lên thật sự mạnh mẽ. Chính nhờ sự đổi mới, cập nhật nhiều sản phẩm tốt tương đồng nhau nên giữa các Ngân hàng trong nước cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Đối với riêng Sacombank chi nhánh Thăng Long cũng đã có những giải pháp triển khai đạt kết quả cao trong hoạt động kinh doanh, liên tục cập nhật một cách toàn diện cả rộng sâu đến chiều sâu nhằm làm sao đáp ứng đủ điều kiện đóng góp phần nhỏ sức lực cho nhu cầu phát triển, đổi mới của Thủ Đô trên mọi lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Những kết quả đó được thể hiện rõ qua các mặt như sau:

a. Hoạt động huy động vốn

Phần lớn các ngân hàng hoạt động không phải bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu đến từ nguồn vốn huy động, do đó hoạt động huy động được coi là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu. Vì đây là nguồn vốn quan trọng cho các hoạt động của Ngân hàng như: huy động vốn khác, phát hành giấy tờ có giá, cho vay, tài trợ, … nên trong những năm qua Sacombank Thăng Long đã tận dụng triệt để lợi thế từ vị trí đến quan hệ và sự đổi mới trong nhiều khía cạnh để chủ động nâng cao chính sách huy động, dịch vụ. Với những nỗ lực như vậy vốn huy động của Sacombank chi nhánh Thăng Long thường chiếm

39

tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể:

Bảng 2.1. Tình hình huy động của Sacombank Thăng Long (2016 – 2020)

ĐVT: Triệu đồng

ST T

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn huy động 6,455,247 100% 6,574,911 100% 7,178,402 100% 8,061,024 100% 8,492,00 0 100%

I Phân loại tiền

1 Nội tệ (VND) 6,162,836 95% 6,291,096 95.68 % 6,960,349 96.96 % 7,769,022 96% 8,203,99 8 96.61 % 2 Ngoại tệ, vàng (USD) 13,211 5% 12,646 4.42% 9,345 2.99% 12,593 4% 12,416 3.36% II Phân loại theo đối tượng khách hàng

1 Tiền gửi tiết

kiệm 4,454,120.43 69% 4,378,890.7 3 66.60 % 4,518,804.0 6 62.95 % 5,239,665.7 6 65% 5,672,65 6 66.80 % 2 Tiền gửi các tổ chức kinh tế xã hội 1,742,916.69 27% 1,755,501.2 4 26.70 % 1,915,197.6 5 26.68 % 2,216,781.6 7 27.5% 2,411,72 8 28.40 % 3 Tiền gửi khác 258,209.88 4% 440,519.04 6.70% 744,400.29 10.37 % 604,576.82 7.5% 407,616 4.80%

III Phân theo

thời hạn 1 Không kỳ hạn 2,840,308.68 44% 2,810,774.4 5 42.75 % 3,124,759 43.53 % 3,635,521.9 3 45.1% 3,736,48 0 44% 2 Ngắn hạn 3,292,175.97 51% 3,714,824.7 2 56.50 % 3,985,449 55.52 % 4,352,953.0 9 54.0% 4,623,89 4 54.45 % 3 Trung và dài hạn 322,762.35 5% 49,311.83 0.75% 68,194.82 0.95% 72,549.22 0.9% 131,626 1.55%

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính Sacombank Thăng Long)

Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động của Sacombank Thăng Long (2016 - 2020) Nhận xét: 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

ĐVT: Triệu đồng

40

Từ bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.1 có thể thấy rất rõ rằng tổng nguồn vốn huy động của Sacombank chi nhánh Thăng Long đang có xu hướng tăng trưởng đều và liên tục qua từng năm trong khoảng từ năm 2016 tới năm 2020. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2020, công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt khoảng 8,492 tỷ đồng tăng hơn 430 tỷ đồng tương đương tăng 5.35% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2019 tổng nguồn vốn đạt khoảng 8,061 tỷ đồng, tăng hơn 882 tỷ đồng tương ứng tăng mức 12.30% so với năm 2018.

Về lượng huy động của ngoại tệ và vàng có thể thấy trong năm 2017 đạt được là 12,646 triệu USD (290,858 tỷ đồng) giảm 565 tỷ so với năm 2016 và tới năm 2018 tiếp tục bị giảm mạnh xuống 26.10 % so với năm trước đó. Có thể giải thích về sự suy giảm này là do trong hai năm đó lượng Kiều hối từ nước ngoài gửi về bị sụt giảm đáng kể. Một phần lý do có thể đến là tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ Trung làm ảnh hưởng tới lượng hàng hóa xuất nhập khẩu từ đó cũng ảnh hưởng đến lượng huy động vốn ngoại tệ vào ngân hàng. Thêm vào đó, việc huy động ngoại tệ cụ thể là USD cũng không đem lại lợi nhuận nên trong thời gian 2017 – 2018 Sacombank cũng có một số chính sách riêng giảm lượng huy động tiền USD. Sau đó năm 2019, 2020 để cân đối sự ổn định của tỷ giá ngân hàng đã có một số cơ chế mới để tiếp tục huy động thêm ngoại tệ.

Về lượng huy động vốn nội tệ, trong năm năm liên tiếp từ 2016 đến 2020 lượng vốn này vẫn tăng trưởng liên tục. Năm 2016, Sacombank huy động được trên 6,162 tỷ đồng cho tới 2019 lượng vốn đã huy động lên tới trên 7,769 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 96.38% tổng vốn huy động. Một năm sau đó nội tệ tiếp tục đà tăng lên đáng kể thành 8,204 tỷ đồng với tỷ trọng 96.61% tăng trên 430 tỷ (≈ 5.08%). Về vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm, nguồn huy động này của Chi nhánh Thăng Long có thể thấy phần lớn luôn chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 41)