Đẩy mạnh hoạt động Marketing tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 89 - 90)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2.Đẩy mạnh hoạt động Marketing tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã

hội cũng như tiền gửi từ dân cư.

Căn cứ giải pháp: Trong môi trường kinh doanh, cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, việc tăng cường các hoạt Marketing để thu hút khách hàng là rất cần thiết. Tại chi nhánh ngân hàng Sacombank Thăng Long, các biện pháp Marketing chưa được quan tâm đúng mức, chưa được phổ biến mạnh mẽ như các ngân hàng bạn. Các quảng cáo qua các kênh trực tuyến qua mạng vẫn chưa được sự tương tác mạnh từ chính những chuyên viên trong ngân hàng, từ đó gây ra tình trạng các sản phẩm mới được quảng cáo ra không được phủ rộng một cách tối đa nhất có thể.

Mục đích giải pháp: Tăng cường phát huy hoạt động Marketing để xây dựng mô hình tổ chức kinh doanh theo định hướng khách hàng, thực hiện tốt chính sách khách hàng, xây dựng hình ảnh ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn, từ đó tạo niềm tin đối với các khách hàng, các nhà đầu tư và đặc biệt các đối tác bên ngoài để làm sao duy trì uy tín, thương hiệu, giá trị của ngân hàng Sacombank nói chung và Sacombank Chi nhánh Thăng Long nói riêng.

Nội dung giải pháp:

Trong những năm gần đây mặc dù Ngân hàng Sacombank nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng đã đưa ra nhiều những chính sách sản phẩm hấp dẫn tuy nhiên kết quả kinh doanh, sự kỳ vọng mà ban giám đốc đặt lên những sản phẩm chiến lược đã bàn thì chưa đáp ứng. Marketing sản phẩm vẫn là một lĩnh vực mà Chi nhánh chưa thực sự được quan tâm đầu tư, tập trung

81

thích đáng. Điều này phần nào khiến cho khá nhiều người dân hay các doanh nghiệp họ không được biết tới những sản phẩm mà chính họ đang cần mà Sacombank có. Từ đó làm mất đi chính cơ hội mở rộng thêm khách hàng của Sacombank Thăng Long. Bởi vậy để mở rộng thêm việc huy động tiền gửi, tiết kiệm từ các cá nhân hay các doanh nghiệp thì ngoài việc đổi mới, cập nhật sản phẩm thì việc quảng cáo phải được tiến hành thường xuyên trên các phương tiện đại chúng là hết sức cấp thiết, nên tập trung vào một số các vấn đề như: cách thức gửi, quy trình thủ tục, lãi suất tiền gửi, dịch vụ đi kèm hay giá trị mà sản phẩm đem lại cho người dùng,… Đặc biệt có thể thấy tiền gửi của các doanh nghiệp đang chiếm tỷ trọng khá ít trong chi nhánh gần đây trong khi đó ở Thủ đô lại có rất nhiều doanh nghiệp và các doanh nghiệp lượng vốn của họ có cũng lại rất lớn. Nếu như mất đi những cơ hội tiếp cận, hợp tác với những doanh nghiệp như vậy thì thật sự đáng tiếc và vô hình chung tạo điều kiện cho các ngân hàng bạn. Bởi vậy, ngân hàng cần có những chính sách điều động các chuyên viên để trực tiếp làm việc, mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp uy tín bên ngoài, cung cấp thêm công tác phí cho các chuyên viên trong việc tiếp thị tạo quan hệ tốt hơn với khách hàng. Nếu cải thiện được điều đó thì sẽ rất tốt cho Chi nhánh trong thời gian sắp tới sẽ mở rộng thêm nhiều margin khách hàng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 89 - 90)