Chú trọng đến chính sách nhân sự

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 94 - 97)

5. Bố cục của luận văn

3.2.6.Chú trọng đến chính sách nhân sự

Căn cứ giải pháp: Thông qua khảo sát, đánh giá của khách hàng về đội

ngũ nhân viên của Chi nhánh, vẫn còn tồn tại một bộ phận được nhận định là đang còn khá mới, chưa có chuyên môn, kỹ năng cao trong công việc. Thậm

86

chí vẫn còn tồn tại một số trường hợp phục vụ khách hàng chưa được nghiêm túc và chuyên nghiệp theo đúng yêu cầu đề ra.

Mục đích giải pháp: Nâng cao thêm chất lượng nguồn nhân sự của Chi nhánh, đào tạo thêm được nhiều đội ngũ chuyên viên khách hàng chuyên nghiệp, có trình độ cao, có khả năng chủ động tác chiến, năng động, sáng tạo, linh hoạt trong công việc nhằm giúp gia tăng chất lượng huy động vốn nói riêng và toàn bộ dịch vụ của ngân hàng nói chung.

Nội dung giải pháp:

Cán bộ nhân viên là một khâu quan trọng hàng đầu trong việc quyết định

hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của một tổ chức. Kết quả kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm, tính sáng tạo năng động, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng, đó cũng là những vấn đề mà khách hàng phàn nàn nhiều nhất và mong muốn nhiều nhất từ ngân hàng. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng và tạo được hình ảnh thân thiện trong lòng khách hàng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chính là một giải pháp rất quan trọng, có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển của Sacombank nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng. Để thực hiện giải pháp này, Sacombank CN Thăng Long nên tập trung trên các phương diện sau:

Một là, nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị hệ thống, áp dụng các phương thức quản lý theo chuẩn mực quốc tế: Nâng cao tính chủ động nhạy bén, thích ứng với môi trường hoạt động kinh doanh của các cấp quản lý. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát từ xa, theo dõi thường xuyên các hoạt động của ngân hàng, của tất cả các chi nhánh. Nghiên cứu triển khai xây dựng hệ thống quản trị thông tin đáp ứng cho yêu cầu điều hành quản trị ngân hàng.

Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức mới cho các cấp cán bộ và

87

quản lý bằng các khóa đào tạo ngắn ngày tại trụ sở các Chi nhánh để giúp cho nhân viên ngân hàng có thêm các kỹ năng, trình độ cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho cá nhân được phát huy tối đa năng lực cá nhân.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, trao đổi về hoạt động nghiệp vụ. Đặc biệt là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế; bảo lãnh; kiến thức về phát triển các dịch vụ mới của các ngân hàng trên thế giới. Song song với đó, tổ chức các lớp bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, văn hóa nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng, đạo đức của nhân viên trong thời đại hiện nay.

Áp dụng chương trình hướng nghiệp và đào tạo cho nhân viên như: bổ sung kiến thức cơ bản về giao tiếp, ngoại ngữ, tin học, nâng cao những nghiệp vụ thực tế cho nhân viên làm quen với các dịch vụ mới phát triển.

Ba là, xây dựng môi trường làm việc tích cực và có chính sách đãi ngộ tương xứng. Môi trường làm việc tốt là ở đó, đội ngũ nhân viên làm việc tận tâm, năng động sáng tạo, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cởi mở, chân thực, thẳng thắn. Đó là môi trường nảy nở và phát huy tốt nhất mối quan hệ con người. Là cơ sở cho sự hợp tác nâng cao chất lượng kinh doanh ngân hàng. Làm việc trong một môi trường mà người cấp trên luôn coi trọng giá trị con người, thì rõ rang không lạ gì khi người lao động cống hiến hết mình với thái độ, trách nhiệm lao động tốt nhất.

Cần xây dựng một mối quan hệ tốt giữa nhà quản trị với nhân viên, đặc biệt là nhân viên giỏi và giữa các nhân viên với nhau. Từ đó tạo nên một thứ văn hóa mà tất cả nhân viên ràng buộc với nhau không chỉ với tinh thần đồng đội, đồng nghiệp mà như những người thân trong gia đình. Duy trì quan hệ tốt bằng những việc rất nhỏ như hỏi thăm nhau, quan tâm nhau lúc ốm đau, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua thách thức công việc, …

Các nhà quản trị Sacombank cũng cần quan tâm hơn đến nhân viên, tin tưởng và mạnh dạn giao việc cho họ kể cả khi họ đang mới, ít kinh nghiệm để làm sao cho họ thấy được tầm quan trọng của họ đối với công việc và trong

88

công cuộc phát triển ngân hàng đi lên. Từ đó, có thể hình thành long trung thành, sự tin tưởng và phát triển thành sự cam kết, cộng tác. Hãy tạo cơ hội tốt nhất cho nhân viên phát huy hết năng lực để cống hiến cho ngân hàng, hãy cho họ thấy rằng năng lực nghề nghiệp mới chính là chìa khóa giúp họ thành công và thăng tiến nhanh hơn cả.

Tiếp tục thực hiện đánh giá luân chuyển cán bộ giữa các phòng ban giữa các chi nhánh, phòng giao dịch với nhau. Áp dụng hệ thống quản trị hiệu quả công việc, xây dựng hệ thống chấm điểm và chính sách lương thưởng theo hiệu quả công việc và phạm vị hoạt động.

Bốn là, nâng cao năng suất lao động và xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng tới khách hàng. Tất cả cán bộ, nhân viên của Sacombank từ cấp thấp nhất phải có được tinh thần tận tụy vì sự thành công chung của ngân hàng. Mọi thành viên trong ngân hàng cần hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của cả khách hàng bên trong (cán bộ, nhân viên) cũng như khách hàng bên ngoài, luôn phấn đấu nỗ lực bằng tất cả vì sự hài long của khách hàng và uy tín của chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 94 - 97)