Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 82)

5. Bố cục của luận văn

2.3.4.Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân có thể đề cập trước tiên ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng là sự cạnh tranh càng nhiều của các ngân hàng từ nhà nước, các ngân hàng TM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài hay các tổ chức tài chính… Các ngân hàng không chỉ quan tâm đến lãi suất huy động mà còn chú ý hơn đến việc đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn (chứng chỉ tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá có lãi bậc thang…), huy động vốn được tặng quà, nhận mã số dự thưởng…

Sự tham gia ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả vào nền kinh tế của các trung gian tài chính như các công ty chứng khoán, các công ty tài chính, các công ty bảo hiềm, tiết kiệm bưu điện… Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh để giành ưu thế với nhau mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác.

Môi trường pháp lý nước ta còn chưa đồng bộ và thống nhất, mặc dù Luật các tổ chức tín dụng cũng đã có song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần điều chỉnh cụ thể, ngoài ra các hệ thống luật liên quan hầu như chưa hoàn chỉnh do vậy rất khó cho công tác kinh doanh nói chung và công tác huy động vốn nói riêng của chi nhánh.

Thêm một yếu tố khá khó kiểm soát được đó là tình hình dịch bệnh Covid 19 thực sự rất phức tạp làm gần như đóng băng nền kinh tế toàn cầu chứ không riêng gì Việt Nam. Dịch bệnh cũng là một thử thách không nhỏ để các ngân hàng trong đó có Sacombank làm thế nào có thể cố gắng thực hiện tốt nhất có thể “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

2.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Trong những năm vừa qua, hệ thống Ngân hàng Sacombank toàn quốc

74

quan khi khai thác tương đối tốt mọi nguồn vốn cả ngắn hạn, trung và dài hạn đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn có một số những hạn chế cần khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn trong thời gian tới:

Thứ nhất, về cơ sở vật chất, nói chung trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh thực sự đang khá cũ so với nền công nghệ hiện tại mà Việt Nam đang đạt được. Trong khi đó nhiều ngân hàng, thậm chí là những ngân hàng trẻ các công nghệ, máy tính họ sử dụng vào kinh doanh, phục vụ khách hàng lại được đầu tư, nâng cấp rất tốt. Những sự đi xuống của các thiết bị như này cũng phần nào khiến ảnh hưởng khá lớn đến khả năng cạnh tranh của chi nhánh.

Thứ hai, sản phẩm dịch vụ của chi nhánh dù đã có sự nỗ lực thay đổi nhưng nhìn chung vẫn chưa quá nổi trội so với nhiều sản phẩm, chương trình mà các ngân hàng bạn đang có. Về các hình thức huy động thì vẫn đang dừng ở mức độ huy động đơn giản như truyền thống chưa áp dụng nhiều hình thức linh hoạt hơn như là thanh toán séc du lịch.

Thứ ba, công tác marketing và chăm sóc khách hàng tuy đã được chi nhánh qua tâm chú trọng nhưng vẫn chưa đủ để ý thức được hết toàn bộ tầm quan trọng của công tác này, nhận thức còn đơn giản dẫn nên trong phối hợp thực hiện vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Thứ tư, về các sản phẩm liên quan tới thanh toán không dùng tiền mặt, thực ra đây là một khó khăn chung của hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay khi điều này là khá hạn chế. Các dịch vụ thanh toán tiện chưa trở nên phổ biến tới mức như chúng ta mong muốn đã làm giảm nguồn tiền ký gửi vào ngân hàng. Trong thời gian tới chi nhanh nên thúc đẩy tập trung tốt hơn trong việc mở rộng, phát triển các sản phẩm cộng thêm vào tiền gửi thanh toán nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng hình thức thanh toán qua ngân hàng.

Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, đặc biệt lãi suất biến động nhiều như thời gian qua thì lãi suất chính là yếu tố hút khách hàng nhất tuy

75

nhiên chính lãi suất của chi nhánh chưa thực sự thu hút nhiều khách hàng mới mà phần lớn trong đó là lượng khách hàng thân thuộc.

Chi nhánh chưa có chính sách marketing hiệu quả cao để thu hút khách hàng, đặc biệt là phát sinh thêm nhiều khách hàng mới thay vì những khách hàng có sẵn. Mặc dù đây là một công việc quan trọng nhưng hoạt động marketing của chi nhánh chỉ dừng lại ở việc in ấn những tờ rơi quảng cáo, hay đăng những quảng cáo giới thiệu sản phẩm những cũng không có lượng tương tác cao trên các hệ thống online. Dịch vụ tư vấn hiệu quả nhất có thể kể tới chỉ dừng lại tại quầy giao dịch điều này là không thực sự tốt khi đặc biệt trong hoàn cảnh dịch bệnh tương tự như hiện nay thì sẽ rất khó để có thể mời và tư vấn trực tiếp truyền thống như vậy. Điều này nếu không cải thiện sẽ khó đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh, huy động.

Kết chương:

Nếu như ở chương đầu sinh viên nghiên cứu đưa ra các khái niệm, định

hướng, phương pháp và những bài học cơ bản làm nền móng cho việc đi sâu vào thực trạng tại chương hai. Thì ở chương hai này sinh viên nghiên cứu đã tập hợp, thống kê và đưa ra giới thiệu một cách khá chi tiết, cụ thể hơn rất nhiều về các yếu tố quan trọng của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Thăng Long, phần mềm phân tích Eviews 10 cũng đã được sinh viên sử dụng để làm rõ hơn độ liên quan giữa các yếu tố tới nguồn huy động. Đặc biệt hơn là tình hình hoạt động trong suốt giai đoạn 5 năm qua của ngân hàng đã được thể hiện, phân tích rất rõ ràng. Về căn bản, Chi nhánh Sacombank Thăng Long trong thời gian 5 năm vừa rồi 2016 – 2020 có rất nhiều điều lạc quan về tình hình kinh tế nói chung và việc huy động vốn nói riêng. Từ những số liệu được cập nhật đầy đủ cung cấp bởi chính Sacombank Thăng Long có thể thấy rõ sự hiệu quả của Chi nhánh này trong huy động và phần lớn trong đó đến từ các cá nhân, hộ gia đình. Từ đó cho thấy Sacombank Chi nhánh Thăng Long rất chú trọng và luôn thiện chí trong vấn đề mở rộng nhiều hơn mối quan hệ với

76

tất cả các đối tượng khách hàng. Trong chương này sinh viên cũng đưa ra những sự so sánh căn bản với những số liệu, chỉ số chính xác nhất đã thu thập được với một đối thủ cùng ngành, cùng khu vực là Ngân hàng Agribank Thăng Long để tạo cơ sở đánh giá khách quan hơn nhằm đưa ra những nhận xét cũng như tìm ra những điều mạnh điều chưa mạnh của ngân hàng. Dựa trên cơ sở được xây dựng chi tiết của chương 2, sinh viên nghiên cứu sẽ đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhỏ nhằm thúc đẩy tốt hơn hoạt động của Sacombank Thăng Long trong thời gian sắp tới ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK

CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.1. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại Sacombank Thăng Long Long

Đối với mỗi ngân hàng hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt

động quan trọng. Bởi vậy, trong những năm vừa qua đối với Sacombank Chi nhánh Thăng Long việc tích cực đẩy mạnh các biện pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn luôn được chú ý và xem như một nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa để làm sao đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán. Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thăng Long cũng đã đề ra một số định hướng cơ bản nâng cao khả năng huy động như sau:

Chi nhánh tiếp tục nâng cao việc tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm sát chặt chất lượng tín dụng và phù hợp với quy mô nguồn vốn huy động, tái cơ cấu nguồn vốn huy động đảm bảo tính cân đối hợp lý giữa huy động và sử dụng vốn. Sacombank Thăng Long tăng cường nâng cao kế hoạch để triển khai các chương trình huy động vốn sao cho phong phú đa dạng hơn và đặc

77

biệt đưa ra nhiều hơn các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho các đối tượng khách hàng.

Tập trung đến các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp từ vừa và nhỏ đến những doanh nghiệp lớn, cùng với đó là các cá nhân có nguồn tiền gửi ổn định. Sacombank ngoài có gắng để duy trì phát triển hệ khách hàng truyền thống, vừa tập trung vào đối tượng có điều kiện kinh tế ổn định để làm sao giảm sự biến động nguồn tiền khi có sự thay đổi về lãi suất huy động. Chi nhánh cũng khai thác triệt để mọi nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn thông qua các tổ chức, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp, dân cư, … để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cho ngân hàng. Cần có thêm giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, cũng như tìm cách để thu hồi nợ xấu để xử lý rủi ro cho chính chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh sẽ phải tích cực thực hiện các chính sách tiếp thị, quảng bá hình ảnh sản phẩm. đưa ra những thông tin, những tiện ích vượt trội của sản phẩm Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở một lĩnh vực cần sự linh hoạt, mở rộng nhiều nhất các mối quan hệ thì việc có thêm những nhân sự, tập trung để đào tạo đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp được coi là thiết yếu với Sacombank. Trong thời gian tới, Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thăng Long sẽ đưa ra những chương trình tuyển dụng, đào tạo với những kế hoạch cụ thể, hiệu quả cho cá chuyên viên khách hàng. Bên cạnh đó, Sacomabank sẽ mở thêm những khóa đạo miễn phí dành cho những nhân viên tân tuyển hay những chuyên viên đã làm việc lâu năm tại Ngân hàng nhằm củng cố, kiểm tra kiến thức thường xuyên để khi đi vào thực tế các chuyên viên có thể tự tin và không mắc những lỗi sai cơ bản trong quá trình tiếp xúc khách hàng.

Trong thời kỳ đang phát triển như hiện nay thì yếu tố công nghệ và các trang thiết bị văn phòng đầy đủ là cần thiết đối với đội ngũ nhân viên Sacombank. Bởi thế Ngân hàng sẽ tiếp tục cập nhật, thay đổi, bảo dưỡng cũng như mua sắm các trang thiết bị nhằm đáp ứng tối đa cho việc kinh doanh của các chuyên viên trong hệ thống Ngân hàng trong những năm sắp tới.

78

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thăng Long. Sacombank – Chi nhánh Thăng Long.

3.2.1. Tập trung xây dựng hình ảnh và uy tín của thương hiệu Sacombank trên thị trường. trên thị trường.

Căn cứ giải pháp: Mặc dù Sacombank vẫn là một trong top 10 nhãn hiệu Ngân hàng số 1 tại Việt Nam tuy nhiên với nền kinh tế phát triển chóng mặt như hiện nay thì mọi vị trí có thể thay đổi trong vài nốt nhạc nếu như không có những quyết định chiến lược lâu dài trong vấn đề duy trì và nâng cao giá trị thương hiệu. Để so với sự phổ biến, độ bao phủ thương hiệu các Ngân hàng thương mại những năm gần đây thì phải nhìn vào thực tế Sacombank vẫn không có nhiều điều nổi trội về thương hiệu thậm chí đang bị chính các ngân hàng bạn át sóng. Do vậy, toàn thể Sacombank nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng cần có chính sách tốt hơn để nâng cao giá trị thương hiệu hơn nữa.

Mục đích giải pháp: Giúp Ngân hàng Sacombank có định hướng rõ ràng hơn và quyết liệt hơn để làm sao thúc đẩy, phát triển hình ảnh ấn tượng hơn trong mắt các khách hàng hiện hữu cũng như các khách hàng tiềm năng. Nội dung giải pháp:

Một ngân hàng tốt ngoài những sản phẩm, dịch vụ tốt thì sự uy tín và

chất lượng trong việc phục vụ chăm sóc khách hàng là một điều quan trọng hơn cả. Để có được một Sacombank uy thế như ngày hôm nay những cán bộ nhân viên ngân hàng đã nỗ lực không ngừng, mở rộng, duy trì với các khách hàng từ những ngày đầu thành lập. Đặc biệt với lĩnh vực huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ các cá nhân, doanh nghiệp thì sự thể hiện cho họ sự uy tín, trách nhiệm của mình là yếu tố rất quan trọng, là cơ sở để khách hàng quý mến, tin tưởng để gửi tiền vào. Để làm sao không bị mất đi những gì mà thế hệ trước để lại cũng như sự tin tưởng bởi các khách hàng thì một điều Ngân hàng Sacombank nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng cần phải làm là phải thường xuyên duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Với chất lượng phục vụ tốt thì ngân hàng sẽ có được sự ủng hộ của đồng hành của nhiều khách hàng. Ngược lại nếu không duy trì, phát huy được những giá trị này thì ngay lập tức khách hàng sẽ sẵn sàng quay lưng để chọn một

79

ngân hàng khác thay thế khi hiện nay tại Hà Nội có rất nhiều ngân hàng uy tín và chuyên nghiệp cao. Cụ thể để thực hiện nâng cao chất lượng phục vụ để làm sao cạnh tranh được trong một môi trường có quá nhiều đối thủ thì cần phải thực hiện ngay những giải pháp cơ bản, những việc làm rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng như sau:

- Đầu tiên khi tới ngân hàng khách hàng sẽ tiếp xúc với bảo vệ đầu tiên, chính vì vậy cần có thêm những buổi đào tạo dành riêng cho đội ngũ bảo vệ trong việc ứng xử với khách hàng ngay từ những việc nhỏ nhất như xếp xe, hướng dẫn chỉ lối vào quầy để giao dịch hay đơn giản gần đây tại Chi nhánh Thăng Long việc các nhân viên bảo vệ đứng mở cửa chào hỏi khách hàng là một thay đổi vô cùng đáng hoan ngênh và thể hiện được sự chuyên nghiệp của một ngân hàng tên tuổi.

- Thứ hai các nhân viên tư vấn cần phải có sự quan sát hơn, niềm nở hơn trong việc tiếp đón, phục vụ khách hàng chu đáo. Các nhân viên giao dịch viên tại quầy cũng cần nâng cao thêm khả năng ứng xử chuyên nghiệp hơn với khách hàng, chủ động tiếp cận khách hàng và giới thiệu cho họ những sản phẩm hấp dẫn nhất mà ngân hàng đang có từ đó vừa tạo sự gần gũi với khách hàng mà vừa dễ dàng hơn trong việc tiếp thị, phổ biến sản phẩm của mình tới những khách hàng tiềm năng.

- Thứ ba cần phải cho khách hàng một sự tôn trọng nhất định. Thực sự trong hoạt động ngân hàng sẽ có rất nhiều việc phải làm, rất nhiều giấy tờ, hợp đồng, trình ký mà một nhân viên ngân hàng phải sử lý trong ngày, chính vì vậy việc xảy ra chậm trể, sai sót là điều không thể nào tránh khỏi. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta khiến cho khách hàng phải sốt ruột mà cần chủ động đưa ra cách giải quyết, giải thích cho khách hàng hiểu để họ cảm thông hoặc họ có thể sắp xếp xử lý những việc khác rồi quay lại. Hành động này nhỏ nhưng rất quan trọng nó đánh giá khả năng ứng biến tình huống thông minh của nhân viên và cũng thể hiện cho khách hàng cảm thấy mình được quan tâm, tôn trọng một cách chân thành.

80

- Thứ tư nâng cao hiệu quả hơn nữa trong dịch vụ tư vấn khi hướng dẫn khách hàng tỉ mỉ hơn về các sản phẩm bởi thông thường không phải khách hàng nào cũng biết và cập nhật được sản phẩm, chương trình của Chi nhánh. Các nhân viên đặc biệt là bên bộ phận giao dịch, bộ phận tư vấn phải thực sự chỉ dẫn, đưa ra những gợi ý cho khách hàng nên chọn hình thức gửi tiền nào, thời hạn bao lâu là phù hợp với họ nhất. Hoặc trong trường hợp khách hàng có nhu cầu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 82)