Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 37 - 39)

Biểu đồ 2.1: Kim Ngạch và sản lượng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam năm 2019

Nguồn: Số liệu Hải Quan Việt Nam

Trong năm 2019 gạo và rau củ là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, giá trị của dòng nông sản rau củ ước đạt trên 3,4 tỷ USD tương đương với sản lượng 2,4 triệu tấn trong khi gạo đạt 2,79 tỷ USD tương đương gần gấp 2 lần so với sản lượng của rau củ là 6,34 triệu tấn. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 11/2020, kim ngạch xuất khẩu nông sản ước đạt gần 3,72 tỷ USD. Cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, gỗ và sản phẩm từ gỗ,... là những mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt giá trị kim ngạch trên 2 tỷ USD trong năm 2020.

Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 16,76 tỷ USD, giảm 0,5%; chăn nuôi ước đạt 297 triệu USD, giảm 18,5%; thủy sản ước đạt khoảng 7,75 tỷ USD, giảm 0,9%; lâm sản chính đạt trên 11,65 tỷ USD, tăng 15,0%. Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn do tác động của dịch COVID-19, một số mặt hàng vẫn đạt giá trị xuất khẩu cao hơn có với cùng kỳ, như: gạo, rau, sắn, gỗ và sản phẩm gỗ, quế, mây tre.

Cụ thể, giá trị xuất khẩu gạo đạt trên 2,8 tỷ USD (tăng 10,4%); rau đạt 621 triệu USD (tăng 7,7%); sắn và sản phẩm sắn đạt 874 triệu USD (tăng 2,3%), quế đạt 222 triệu

0 1 2 3 4 5 6 7 Rau quả Hạt điều Cà phê Gạo Cao su

Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam năm 2019

30

USD (tăng 37,2%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 10,9 tỷ USD (tăng 14,1%); mây, tre, cói thảm đạt 545 triệu USD (tăng 26,1%).

Biểu đồ 2.2: Kim Ngạch và sản lượng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam năm 2010

Nguồn: Số liệu Hải Quan Việt Nam

Bộ NN&PTNT cho biết, trong tháng còn lại của năm, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường lương thực, thực phẩm, tình hình xuất nhập khẩu; tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn về thị trường, ổn định nguồn cung.

Phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng tổ chức diễn đàn thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu (thịt gà, thịt bò chất lượng cao, sản phẩm chứng nhận Halal).

Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai các giải pháp nhằm cân bằng thương mại nông lâm thủy sản, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thương mại; phổ biến quy định thị trường, chính sách trong thúc đẩy thương mại nông sản trước diễn biến mới của dịch bệnh trên thế giới, tập trung vào các thị trường trọng điểm (Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... ).

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cảnh báo các quy định mới của thị trường, kịp thời cung cấp thông tin cho địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường Trung Quốc; truyền thông mạnh mẽ các hoạt động, sự kiện xúc tiến thương mại nổi bật của ngành, các sự kiện về xuất khẩu nông sản sang thị trường EU theo Hiệp định EVFTA. 0 2 4 6 8 10 12 Hạt Điều Rau củ Gạo Cao su Cà phê Sắn và các sản phẩm sắn Quế Gỗ và sản phẩm từ gỗ Mây, tre, cói

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam năm 2020

31

Theo thống kê hiện có 8 nhóm, mặt hàng nông sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD; trong đó có 07 nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD( cà phê 2,5 tỷ USD, gạo 2,8 tỷ USD, hạt điều đạt 2,9 tỷ USD, rau quả đạt 3 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,4 tỷ USD.

Về thị trường xuất khẩu, tính chung 11 tháng, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 9,8 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ và chiếm khoảng 26,2% thị phần.

Tiếp đến là Trung Quốc ước đạt gần 9,2 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ và chiếm 24,6% thị phần, thị trường EU ước đạt 3,44 tỷ USD, giảm 0,3% và chiếm 9,2% thị phần.

Xuất khẩu sang Ấn Độ đạt khoảng 3,43 tỷ USD, tăng 2,8% và chiếm 9,18% thị phần; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, giảm 1,5% và chiếm gần 8,3% thị phần. Về triển vọng xuất khẩu nông sản trong thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Toản tỏ ra khá lạc quan: Dịch Covid-19 từng bước được Thế giới và Việt Nam kiểm soát. Đặc biệt với hàng loạt các FTA (Hiệp định thương mại tự do) mà Việt Nam đã tham gia ký kết mở ra nhiều cơ hội cho về xuất khẩu đối với các mặt hàng nông nghiệp. Do đó, xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục khởi sắc. Để tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu đồng thời giá tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp chúng ta sẽ cần tiếp tục có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để doanh nghiệp, hợp tác xã tập trung vào sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm nông sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 37 - 39)