Đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 71 - 73)

Các doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện các biện pháp hoàn thiện, củng cố điểm mạnh để tận dụng cơ hội và biến thách thức thành cơ hội mới. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế nói chung và trên thị trường Ấn Độ nói riêng.

Các nhà sản xuất và kinh doanh là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần xây dựng nền tảng chính quy từ khâu nhỏ nhất như mặt bằng sản xuất thuận tiện, công nghệ luôn cập nhật, chủ động về nguyên liệu, sáng tạo trong kinh doanh và luôn có nguồn nhân lực tay nghề cao,…

Sản xuất phục vụ hàng hóa cho thị trường, ngoài yêu cầu phải bảo đảm chất lượng phù hợp tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng cho thị trường trong nước, cũng cần tính đến nhu cầu sản xuất phục vụ cho thị trường xuất khẩu.

64

Thành lập các tập đoàn công ty lớn hoặc liên kết các công ty có quy mô nhỏ để sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng chủ lực trên quy mô sản xuất lớn, có khả năng cạnh tranh cao, tạo ra nguồn cung cấp hàng hoá xuất khẩu ổn định và lâu dài, đáp ứng được nhu cầu đặt hàng nhanh của đối tác.

Mỗi doanh nghiệp cần ưu tiên mục tiêu nâng cao chất lượng , từ đó nâng sức cạnh tranh của hàng hóa. Cùng với việc nâng cao chất lượng là việc giảm giá thành, đa dạng hóa mẫu mã, cải tiến bao bì... sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, phù hợp với phong tục tập quán các quốc gia.

Phát triển hệ thống thông tin thị trường xuất khẩu: tổ chức tốt công tác thu thập, xử lí thông tin và xúc tiến thương mại, nắm bắt được những thay đổi của thị trường. Khi có đầy đủ thông tin thì các quyết định kinh doanh nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng của doanh nghiêp sẽ chính xác hơn, đồng thời là cơ sổ để doanh nghiệp có thể nghiên cứu và áp dụng marketing mix phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, chú trọng giới thiệu hàng hóa nông sản Việt Nam trên thị trường Ấn Độ. Xây dựng và phát triển các tổ chức xúc tiến chiến lược sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm về các hàng hóa tổ chức tại Ấn Độ, nhằm quảng bá, giới thiệu các mặt hàng sâu rộng hơn.

Gây dựng quan hệ với các nhà phân phối lớn, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài uy tín để nâng cáo uy tín cho dòng sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời đưa sản phẩm của doanh nghiệp vào kênh phân phối của họ, nâng cao khả năng xâm nhập thị trường Ấn Độ.

Đa dang hóa các mặt hàng xuất khẩu tại thị trường Ấn Độ, phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, công nghệ trang thiết bị và tăng cường huy động nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất nguyên liệu và chủ thể chế biến nguyên liệu nông sản.

Thực hiện tốt công tác thu mua hàng nông sản xuất khẩu. Các doanh nghiệp chưa thiết lập được mạng lưới thu mua hàng hóa ổn định ngay tại địa phương, do vậy nguồn hàng cung cấp cho công ty bấp bênh, chất lượng chưa đảm bảo. Công tác kiểm tra chất lượng hàng khi thu mua phải thực hiện nghiêm túc, quá trình vận chuyển về kho cần giám sát chặt chẽ, để khi thu mua sẽ bảo đảm được nguồn hàng nông sản chất lượng nhất khi xuất khẩu.

Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, thường xuyên gửi các cán bộ kinh doanh trẻ có triển vọng tới các trung tâm đào tạo kinh doanh quốc tế trong và ngoài nước. Đào tạo đội ngũ nhân viên kĩ thuật làm nhiệm vụ giám định và kiểm tra hàng hóa, Bồi dưỡng các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu.

65

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)