Những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 64)

Hạn chế

Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Ấn Độ dự báo có nhiều triển vọng do nhu cầu thị trường lớn và cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế, song nhiều mặt hàng và thị trường vẫn gặp khó khăn.

Ngày càng có nhiề nông s nông càng có nhisản Việt Nam sang Ấn Độ dự báng uy tín và tên tuó nhisản Việt Nam hĩa với việc Việt Nam phải đối mặt với nhiều đốtín và tên tuó nhisản

Đối với thị trường như Ấn Độ là thị trường quan trọng với tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này rộng lớn, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng không cao. Tuy nhiên, cũng chính vì hầu hết nông sản của Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào các thị trường này nên người nông dân Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng “được mùa rớt giá”.

Vấn đề hàng rào kỹ thuật trong thương mại và quy tắc xuất xứ hàng hóa. Hiện nay việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ cũng như các quy định về kiểm dịch động thực vật (SPS) là vấn đề đáng quan ngại nhất đối với sản phẩm nông sản và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, những rào cản kỹ thuật về dư lượng hóa chất, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ do thị trường này đặt ra là những khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Một số nông sản như chè, rau quả tươi đã có tỷ lệ hàng bị trả lại cao do vượt ngưỡng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Nguyên nhân

Phía người sản xuất: Người nông dân Việt Nam có đặc điểm rất cần cù, chịu khó, thông minh và rất dày kinh nghiệm trong việc sản xuất, canh tác các loại nông sản. Tuy nhiên phần lớn họ lại đang sản xuất theo phương thức truyền thống, manh mún, nhỏ lẻ, sử dụng nhiều yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu,...), phụ thuộc vào thời tiết (mưa, nắng,...). Người nông dân rất khó thay đổi phương thức sản xuất. Đặc biệt, trong việc thực hiện đúng loại thuốc BVTV, đúng liều lượng và đúng thời gian cách ly là một điều hết sức khó khăn. Nhiều doanh nghiệp chưa quản lý được việc sử dụng thuốc BVTV của người dân nên hàng nông sản không đảm bảo chất lượng, yêu cầu về dư lượng thuốc BVTV, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu.

Phía doanh nghiệp: Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng năng động và linh hoạt hơn trong việc tiếp cận các khách hàng “khó tính”, đổi mới công nghệ sản xuất - chế biến, thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên còn tồn

57

tại một số hạn chế như: ít vốn đầu tư nên khó đổi mới khoa học kỹ thuật, đầu tư máy móc, áp dụng sản xuất công nghệ cao, hạn chế về việc tiếp cận các thông tin thị trường nước ngoài; còn nhiều doanh nghiệp có tư tưởng “ăn xổi”, chưa kiên nhẫn đáp ứng các yêu cầu kỹ lưỡng của khách hàng “khó tính” hoặc có tư tưởng xuất khẩu được một vài lô hàng rồi, các lô hàng sau lại lơ là việc giám sát chất lượng. Phần lớn doanh nghiệp còn thu mua nông sản trên thị trường, chưa có vùng nguyên liệu riêng để đảm bảo sản lượng, chất lượng, giám sát được dịch bệnh và việc sử dụng thuốc BVTV. Doanh nghiệp không có đất (vùng sản xuất) thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp mà phải đi ký hợp đồng thuê đất 5 năm đến 10 năm với rất nhiều hộ dân, nên doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro bị phá vỡ hợp đồng từ phía người dân hoặc khi hết thời hạn thuê đất, không ký tiếp được thì lại phải xin cấp lại mã số vùng trồng khác gây tốn chi phí và thời gian.

Phía nhà nước: Chưa có cơ quan tìm hiểu thông tin thị trường, nhu cầu người tiêu dùng tại nước ngoài và kết nối doanh nghiệp Việt Nam - doanh nghiệp nước ngoài. Cơ sở vật chất phục vụ chiếu xạ/xử lý hơi nước nóng còn hạn chế. Nếu như ở Thái Lan chỉ mất 0,3 đô la Mỹ/kg cho chi phí chiếu xạ thì ở Việt Nam là 0,5 đến 0,8 đô la Mỹ/kg. Chưa có chính sách phù hợp hỗ trợ giảm chi phí vận chuyển nội địa và vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không. Chi phí vận chuyển chiếm hơn 30% giá, chi phí vận chuyển nội địa rất cao, tạo gánh nặng chi phí lớn cho doanh nghiệp, khiến cho giá nông sản kém khả năng cạnh tranh, chưa quy hoạch được vùng/khu công - nông nghiệp gồm từ vùng nguyên liệu, nhà máy sản xuất - chế biến, nhà máy chiếu xạ/xử lý hơi nước nóng hay kèm các dịch vụ nông nghiệp. Kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến thương mại ít và có xu hướng giảm mạnh, cách thức triển khai không đổi mới, hiệu quả thấp.

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

3.1. Triển vọng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Ấn Độ đến năm 2030

3.1.1. Cơ hội

Ấn Độ là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về tiêu dùng cao su tự nhiên và là nhà sản xuất lớn thứ 4 trên thế giới về mặt hàng này. Ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Ấn Độ rất phát triển và Ấn Độ có nhu cầu về cao su tự nhiên rất lớn để đáp ứng việc sản xuất lốp xe ô tô. Việt Nam là quốc gia sản xuất cao su tự nhiên đứng thứ 5 trên thế giới. Vì vậy, đây là một mặt hàng xuất khẩu hết sức tiềm năng của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ.

58

Nguồn: Số liệu Hải Quan Việt Nam

Ấn Độ là một thị trường lớn và tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ một số mặt hàng nông sản thế mạnh như: cà phê, chè, ca cao, gạo, trái cây,thanh long, chôm chôm và một số loại gia vị.

Mặc dù Việt Nam và Ấn Độ có điều kiện tự nhiên tương đồng, nhưng thị trường hai bên có thể bổ sung cho nhau. Việt Nam có thể xuất khẩu vào Ấn Độ các mặt hàng nông sản, trái cây tươi, thực phẩm chế biến và đồ gỗ; trong khi doanh nghiệp Ấn Độ cần tận dụng các tiềm năng của thị trường Việt Nam trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, trái cây như nho, lựu, dược phẩm, hóa chất,…

3.1.2. Thách thức

Trước hết, đó là vấn đề hàng rào kỹ thuật trong thương mại và quy tắc xuất xứ hàng hóa. Do việc phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, nên các Ấn Độ sẽ rất chú trọng tới các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và quy tắc xuất xứ hàng hóa.

Đa số ngành hàng nông sản của Việt Nam như chè, rau quả,… vẫn nhỏ lẻ, tự phát, trong khi ở một số nơi, nông dân chưa được hướng dẫn về sản xuất sạch, an toàn, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu cho nông sản.

Sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa, những quy định liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), môi trường, lao động và quy trình công nghệ sản xuất, chế biến,… Các hợp tác xã nội tại còn yếu, chưa đủ khả năng tham gia cung ứng thị trường xuất khẩu rộng lớn như Ấn Độ.

0% 50% 100%

N2017 N2018 N2019 N2020

Top hàng hoá Việt nam xuất sang Ấn Độ có

giá trị lớn từ năm 2017-2020.

Thức ăn gia súc và nguyên liệu Gỗ và các sản phẩm từ gỗ Cao su Hóa chất

Sản phẩm hóa chất Ca cao

Rau củ Cà phê

59

3.2. Quan điểm, định hướng, mục tiêu xuất khẩu nông sản sang thị trường Ấn Độ đến năm 2030

3.2.1. Quan điểm xuất khẩu nông sản sang thị trường Ấn Độ đến năm 2030

Ngày 07/10/2020, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp các nhà nhập khẩu Ấn Độ (IICCI) tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến “Trái cây và thực phẩm: Cơ hội giao thương mới cho Việt Nam và Ấn Độ”

Hội nghị thu hút được sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các hiệp hội ngành hàng, phòng Thương mại và Công nghiệp cùng đại diện Bộ Nông nghiệp hai nước.

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu chia sẻ tại hội thảo trực tuyến

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu đã giới thiệu tiềm năng hợp tác kinh doanh về một số mặt hàng nông sản tiêu biểu của Việt Nam như cà phê, chè, ca cao, hạt điều, và đặc biệt các sản phẩm gia vị như quế, hồi, thảo quả, đinh hương có nhiều cơ hội xuất khẩu sang Ấn Độ. Bên cạnh đấy, Đại sứ cũng đề nghị về phía Ấn Độ tạo điều kiện thuận lợi, dỡ bỏ các hàng rào thuế và phi thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính để hai nước có thể tiếp cận thị trường của nhau nhiều hơn. Đại sứ Phạm Sanh Châu kêu gọi Ấn Độ mở cửa thị trường đối với một số loại hoa quả Việt Nam như nhãn, bưởi, sầu riêng và chôm chôm.

Bà Shubhra - Cố vấn Vụ trưởng phụ trách thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp Ấn Độ

Về phía Ấn Độ, bà Shubhra - Cố vấn Vụ trưởng phụ trách thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp Ấn Độ cho biết: “Ấn Độ và Việt Nam có tiềm năng lớn thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và hiệu quả trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây”. Bà khẳng định, Ấn Độ đã nổi lên là một trong những đối tác thương mại lớn trên thế giới về trái cây và nông sản trong những năm qua. Qua nghiên cứu, bà nhận thấy Ấn Độ có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều loại trái cây và nông sản mà Việt Nam đang nhập khẩu trên thế giới như lựu, nho, lúa mỳ, bông là những sản phẩm mà Ấn Độ có thế mạnh. Ngược lại, bà cũng đánh giá cao các loại trái cây và nông sản của Việt Nam như thanh long, cà phê, ca cao, hạt điều,… Việt Nam và Ấn Độ đều là những nước có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và hai nước có nhiều không gian để thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong lĩnh vực này.

Theo bà Shubhra, hiện có khoảng 255 dự án đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam, trong đó có nhiều dự án đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm và nông sản như chè, cà phê, dầu gạo, chế biến,... con số đó đã nói lên tiềm năng mà các nhà đầu tư Ấn Độ nhìn ra ở quốc gia Đông Nam Á này. Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu trở thành một trung

60

tâm chế biến nông sản vào năm 2030. Mục tiêu đó có thể giúp hai nước tăng cường hợp tác mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn.

Bà Lê Hằng - đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến nguồn cung và thị trường xuất khẩu các sản phẩm thủy sản. Ấn Độ là nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho thị trường Việt Nam trong những thời điểm cần thiết.

Kinh tế thế giới năm 2021 được dự báo sẽ diễn biến phức tạp, khó lường thể hiện ở những xung đột thương mại, cạnh tranh thị trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt. Việc các quốc gia ban bố lệnh phong tỏa để làm chậm tốc độ lây lan của Covid-19 phần nào đã tạo ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, lưu chuyển thương mại.

Tuy nhiên, theo dự báo của FAO, nhu cầu nông sản trên thế giới sẽ tiếp tục tăng lên 15% vào năm 2029 do gia tăng dân số lên khoảng 11% trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2029, tiếp tục tạo cơ hội rất tốt cho nông sản Việt Nam trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu.

Mặt khác, Việt Nam đã và đang đàm phán, ký kết và triển khai 16 hiệp định thương mại tự do (FTAs), mở ra cho nông sản Việt Nam cơ hội thâm nhập một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực.

3.2.2. Định hướng, mục tiêu xuất khẩu nông sản sang thị trường Ấn Độ đến năm 2030

Đối với Việt Nam, Ấn Độ là thị trường lớn ở khu vực Trung Nam Á với gần 1,4 tỷ dân, có tiềm năng tiêu thụ đa dạng các sản phẩm nông sản, thực phẩm thế mạnh của Việt Nam như trái cây tươi và chế biến, chè, hạt tiêu, cao su, cà phê, các sản phẩm từ ngũ cốc,… Nhưng lượng và kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này của Việt Nam từ Ấn Độ vẫn còn hết sức khiêm tốn so với sức mua rất lớn của Ấn Độ. Thời gian qua, nhiều người dân và doanh nghiệp Ấn Độ đã biết nhiều hơn đến các sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc sản của Việt Nam.

Trái thanh long Việt Nam do ngon hơn thanh long của nhiều nước khác nên đã có mặt tại nhiều siêu thị, chợ đầu mối, nhà hàng - khách sạn, thậm chí cả ở những tiệc cưới sang trọng tại Ấn Độ.

Tuy nhiên, nhiều sản phẩm khác của Việt Nam như trái vải miền Bắc, trái chôm chôm từ các miệt vườn lớn phía Nam Việt Nam dù thuộc danh mục các loại trái cây ngon với hương vị đặc biệt đã được nhiều người Ấn Độ biết đến và yêu thích vẫn chưa được mở đường vào Ấn Độ. Ông Vũ Bá Phú kêu gọi IICCI với vị thế quan trọng của mình sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam triển khai thủ tục đề nghị Chính

61

phủ Ấn Độ mở cửa thị trường cho một số sản phẩm nông sản Việt Nam, trong đó có nhãn, vải, chôm chôm,…

Về phần mình, Chủ tịch IICCI Atul Kumar Saxena, người có gần 40 năm kinh nghiệm làm việc với Việt Nam, đã nêu lên 10 ngành hàng chính mà Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để xuất khẩu sang không chỉ Ấn Độ mà cả các thị trường khác trên thế giới, như gạo, cà phê, chè, đồ gia vị, ca cao, hạt điều.

Đối với gạo, ông nhấn mạnh Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hàng gạo xuất khẩu truyền thống, ông khuyến nghị Việt Nam cần xem xét ứng dụng khoa học kỹ thuật để chế biến những sản phẩm có giá trị gia tăng, như sản phẩm bánh đa nem và các sản phẩm khác có giá trị cao hơn xuất khẩu gạo nguyên liệu. Ngoài ra, ông cũng đề cập đến cà phê vốn là mặt hàng rất nổi tiếng của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện chiến lược kinh doanh để những sản phẩm này thành công hơn nữa ở thị trường Ấn Độ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao ngành nông nghiệp hoàn thành 4 chỉ tiêu quan trọng: Tăng trưởng GDP toàn ngành trên 2,65%. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 41,2 tỷ USD (tăng 2,5% so với năm 2019), thặng dư thương mại toàn ngành đạt 10,4 tỷ USD, 5 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD, đặc biệt là gỗ đạt trên 12,8 tỷ USD, tôm 3,66 tỷ USD, rau quả 3,35 tỷ USD, hạt điều 3,24 tỷ USD và gạo 3,07 tỷ USD. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 42%. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới đạt trên 62%, vượt xa mục tiêu đề ra (mục tiêu đến năm 2020 là 50%).

Đối với các mục tiêu ngành nông nghiệp năm 2021, Thủ tướng nhấn mạnh, phải đạt tăng trưởng khoảng 3%, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản hơn 3%. Thủ tướng mong muốn toàn ngành phấn đấu làm sao đạt kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khoảng 44 tỷ USD.

Tỷ lệ che phủ rừng ổn định mức 42% và tập trung nâng cao chất lượng rừng. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 70%, ít nhất 200 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)