Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 41 - 43)

Bảng 2: Thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam năm 2019

Thị trường xuất khẩu Giá trị xuất khẩu( triệu USD) Thị phần(%) Hoa Kỳ 51620 24,6 Trung Quốc 5,155 22,6 Nhật Bản 1,501 6,6 Hàn Quốc 1,115 4,9 Khác 9,439 41,3

Nguồn: Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Xuất khẩu gạo

Khối lượng gạo xuất khẩu năm 2019 ước đạt 6,34 triệu tấn và 2,79 tỷ USD, tăng 3,9% về khối lượng nhưng giảm 9,7% về giá trị so với năm 2018. Đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2019 là Philipinesvới 31,5% thị phần, đạt 1,97 triệu tấn và 813,3 triệu USD, gấp 2,55 lần về khối lượng và gấp 2,34 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Senegal (gấp 9,86 lần), Bờ Biển Ngà (tăng 78,6%), Đài Loan (tăng 31%), Hong Kong (tăng 28,3%) và Tanzania (tăng 26,6%). Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2017 đạt 439 USD/tấn, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu rau quả

Tính đến tháng 12/2019, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt trên 3,41 tỷ USD, giảm 3,1% so với 11 tháng đầu năm 2018. Xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam

34

sang thị trường Trung Quốc, đạt trên 2,24 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2018, riêng tháng 11/2019 xuất sang thị trường này giảm 6,9% so với tháng 10/2019 và giảm 8% so với tháng 11/2018.

Đông Nam Á cũng là thị trường nhập khẩu rau quả lớn của Việt Nam đạt 185,52 triệu USD, chiếm 5,4%, tăng mạnh 49,3%, riêng tháng 11/2019 xuất sang Đông Nam Á tăng mạnh 43,9% so với tháng 10/2019 và tăng rất mạnh 354,8% so với cùng tháng năm 2018.

Tiếp sau đó là thị trường Mỹ, EU và Hàn Quốc tháng 11/2019 lần lượt đạt 13,07 triệu USD, 134,42 triệu USD 119,72 triệu USD.

Xuất khẩu hạt điều

Tính trung bình 11 tháng đầu năm 2014, cả nước xuất khẩu 413.373 tấn hạt điều, thu về trên 2,99 tỷ USD, giả trung bình 7.239,4 USD/tấn, tăng 21,7% về lượng nhưng giảm 3,3% về kim ngạch và giảm 20,5% về giá so với 11 tháng đầu năm 2018.

Mỹ là quốc gia nhập khẩu hạt điều của Việt Nam nhiều nhất, chiếm 32% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều, với 134.569 tấn, tương đương 944,84 triệu USD, giá 7.021,2 USD/tấn, tăng 8,9% về lượng nhưng giảm giá và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, với mức giảm tương ứng 23,7% và 17%.

Xuất khẩu cao su

Tính đến tháng 12/2019, xuất khẩu cao su đạt 1,5 triệu tấn với trị giá trên 2,03 tỷ USD, tăng 8% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc vẫn đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam trong năm qua, chiếm 67,5% lượng cao su xuất khẩu củaViệt Nam, với khối lượng đạt 1,01 triệu tấn, tương đương 1,35 tỷ USD, tăng gần 10% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.

Thị trường lớn thứ 2 - Ấn độ, tăng rất mạnh 30% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, đạt 118,463 tấn, trị giã 169,09 triệu USD, chiếm 7,9% trong tổng lượng và chiếm 8,3% trong tổng kim ngạch, đáng chú ý, Ấn Độ đang có xu hưởng giảm nhập khẩu cao su từ một số thị trường truyền thống như Indonesia, Thái Lan,... và tăng nhập khẩu từ Việt Nam.

Xuất khẩu cao su sang thị trường EU và các nước Đông Nam Á lần lượt đạt 97,07 triệu USD, 67,38 triệu USD.

Xuất khẩu cà phê

Tính đến tháng 9/2019, nước ta xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài ước đạt 92,347 tấn, tương đương 168,68 triệu USD, giá 1,826,6 USD/tấn, giảm 19,1% về lượng, giảm 14,4% về kim ngạch nhưng tăng 5,8% về giả so với tháng 8/2019, so với tháng 9/2018 cũng giảm 23,5% về lượng, giảm 20,5% về kim ngạch và tăng 11,9% về giá.

35

Cà phê Việt xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Đức đạt 185,262 tấn, tương đương 289,28 triệu USD, giá 1,561,5 USD/tấn, chiếm trên 14,6% trong tổng lượng và chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, giảm 3,9% về lượng giảm 16% về kim ngạch và giảm 12,6% về giá so với 9 tháng đầu năm 2018.

Cà phê xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á và Hoa Kỳ lần lượt đạt 149,507 tấn và 111,273 tấn, tương đương 296,75 triệu USD và 185,95 triệu USD.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 41 - 43)