Chất lượng nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 57 - 58)

Chất lượng nông sản Việt Nam ngày càng được cải thiện theo hướng áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất an toàn VietGAP, VietHAP, GlobalGAP,… Việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu đạt được kết quả tích cực, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa chuyên canh, áp dụng công nghệ cao hướng đến tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu.

Đáng chú ý, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm vị trí dẫn đầu trên thị trường thế giới như gạo, hồ tiêu, hạt điều, thủy sản, rau, quả, thực phẩm và đang dần định hình được thương hiệu, uy tín về chất lượng, giá cạnh tranh trên thị trường thế giới trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Mặc dù nhiều tiềm năng nhưng Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam vẫn cho rằng, sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế và đầy bất cập đặc biệt là chất lượng nông sản và việc tiêu thụ, phân phối.

“Thực tế đó đang cản trở sự gia tăng về số lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhất là các thị trường lớn, yêu cầu chất lượng cao” Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng nhấn mạnh.

Hiện nay, vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp đang là một khó khăn rất lớn cho sản xuất nông nghiệp, với việc thường xuyên xảy ra hiện tượng được mùa thì rớt giá, được giá thì mất mùa. Về hoạt động xuất khẩu, theo thống kê hiện nay, thị trường xuất khẩu thiếu ổn định, xuất khẩu chủ yếu lệ thuộc vào Trung Quốc nhưng chủ yếu qua đường tiểu ngạch nên giá trị thấp. Đặc biệt hiện nay, Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp siết chặt nhập khẩu theo đường tiểu ngạch trong đó có nông sản.

Cùng với đó, những rào cản về kỹ thuật là khó khăn lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế khoảng 5%; thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu tập trung vào các nước trong khu vực và

50

luôn chịu sự cạnh tranh bởi các nước Thái Lan, Ấn Độ,… cũng có những mặt hàng tương tự.

Nông sản Việt Nam không mùa nào là không có mặt hàng cần giải cứu. Một trong những nguyên do chính là sự thiếu chủ động tìm hiểu thông tin của doanh nghiệp và nông dân. Thông tin về các thị trường rất mù mờ, đặc biệt, thông tin về yêu cầu kỹ thuật cũng là tính pháp lý của các lô hàng xuất khẩu luôn là yếu tố cản trở khi hội nhập. Hoạt động sơ chế, chế biến, kênh tiêu thụ sản phẩm, tiêu dùng nông sản Việt Nam vẫn chủ yếu theo phương thức truyền thống nên chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, thiếu nhãn mác để nhận diện sản phẩm. Các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam có sức cạnh tranh kém, chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế, chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô nên giá trị gia tăng không nhiều và thường có giá trị xuất khẩu không cao. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp và an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát triệt để, giá cả bấp bênh, sản xuất kém hiệu quả, thiếu ổn định bền vững. Sơ chn thực phẩm chưa được kiểm soát triệt để, giá cả bấp ản Việt Nam vẫn chủ yếu theo phương thg thm chưa được kiểm soát triệt để, giá cả bấp ản Việtthực phẩm chưa được kiểm soát. Mối liên kết trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, sản xuất thu mua chưa ký khg thm chưa được kiểm soát triệt để, giá cả bó kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 57 - 58)