Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 36 - 48)

- Một số thành tựu nổi bật:

2.2.1. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn

Đánh giá khái quát về Tài sản và Nguồn vốn là nội dung đánh giá đầu tiên, căn cứ vào các số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa các kỳ, các năm để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng sử dụng vốn từ các nguồn vốn của đơn vị. Nếu làm tốt công tác nà sẽ giúp cho ban quản trị ngân hàng có cái nhìn khái quát về quy mô cũng như cơ cấu tài sản – nguồn vốn của chính ngân hàng mình. Bước cơ bản đầu tiên để tiến hành phân tích là cần phải tính toán tỷ trọng và sự biến động tăng, giảm của từng khoản mục. Bằng phương pháp phân tích theo chiều dọc giúp ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu tổng thể tăng hay giảm như thế nào và có thể tìm ra những nguyên nhân giải thích cho sự biến động đó.

- Khái quát tình hình Tài sản

Căn cứ vào bảng số liệu tính toán ở Bảng 2.1 về cơ cấu tài sản của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, ta có thể thấy tình tài chính của ngân hàng có sự tăng trưởng, phát triển qua 3 năm. Năm 2020 tổng tài sản của Techcombank đạt 439.602.933 triệu đồng so với năm 2019 tăng 55.903.472 triệu đồng, tương đương 14,57% và tăng 1,36 lần so với 2 năm trước đó. Cho thấy sự tăng trưởng liên tục của ngân hàng qua các năm.

35

Bảng 2.2. .Khái quát tình hình Tài sản

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền mặt và vàng 2.606.467 0,812 4.820.627 1,256 3.663.615 0,833 Tiền gửi tại

ngân hàng NNVN 10.555.483 3,288 3.192.256 0,832 10.253.324 2,332 Tiền gửi và cho vay các TCTD 35.559.363 11,078 47.990.224 12,507 28.994.954 6,596 Chứng khoán KD 7.572.229 2,359 10.041.556 2,617 8.347.576 1,899 Cho vay KH 157.554.103 49,084 227.885.283 59,392 275.310.367 62,62 7 Chứng khoán ĐT 86.512.348 26,952 66.054.597 17,215 84.447.241 19,21 0 Góp vốn đầu tư dài hạn 12.233 0,004 12.223 0,003 11.806 0,003 TSCĐ 1.718.596 0,535 3.207.777 0,836 4.613.423 1,049 TSCĐ hữu hình 788.016 0,245 793.484 0,207 1.470.942 0,335 Nguyên giá TSCĐ 1.835.272 0,572 1.761.468 0,459 2.416.349 0,550 Khấu hao TSCĐ 1.047.256 0,326 967.984 0,252 945.407 0,215 TSCĐ vô hình 930.580 0,290 2.414.293 0,629 3.142.481 0,715 Nguyên giá TSCĐ 1.540.037 0,480 3.086.148 0,804 3.923.203 0,892 Hao mòn TSCĐ 609.457 0,190 671.855 0,175 780.722 0,178 BĐS đầu tư 1.196.324 0,373 1.160.524 0,302 1.124.724 0,256 Tài sản Có khác 17.701.805 5,515 19.334.394 5,039 22.835.903 5,195 Các khoản phải thu 11.322.256 3,527 12.954.103 3,376 16.572.411 3,770 Các khoản lãi, phí phải thu 5.737.907 1,788 5.553.724 1,447 5.184.822 1,179 Tài sản Có khác 717.481 0,224 1.055.475 0,275 1.268.562 0,289 Các khoản dự phòng 75.839 0,024 228.908 0,060 189.892 0,043 TỔNG TÀI SẢN 320.988.941 100,00 0 383.699.461 100,00 0 439.602.933 100,0 00

36

Trong các thành phần của Tài sản Có của NHTM, đầu tiên về Tài sản ngân quỹ là những tài sản không sinh lợi được năm giữ với chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo sự trữ bắt buộc của NHNN, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả cho người gửi tiền, đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng của NH. Cơ bản sẽ chiếm khoảng 15% trong tổng tài sản Có của ngân hàng. Trong năm 2018 và 2019 ngân hàng Techcombank luôn duy trì tốt tài sản ngân quỹ ở mức 15% . Song đến năm 2020 khoản mục này đã giảm xuống chỉ chiếm 9,7%, cho thấy sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt, cũng như trình độ của ngân hàng đang ở mức rất tốt, hướng tới sự hữu ích của ngân hàng số.

Về Tiền mặt tại quỹ với tính thanh khoản cao, đáp ứng được nhu cầu chi trả thường xuyên nhưng cũng là tài sản không sinh lời nên Techcombank luôn giữ ở mức thấp nhất có thể từ 0,8% đến 1,2%. Đặc biệt năm 2019 lượng tiền mặt tăng gấp 2 lần so với năm 2018, tương đương tăng 84,9% là do ảnh hưởng tâm lý dịch bệnh việc gửi tiết kiệm có thể xem là kênh đầu tư khá an toàn.

Về Tài sản chứng khoán trong đó có Chứng khoán kinh doanh và Chứng khoán đầu tư, được xem là nguồn cung cấp dự phòng thanh khỏan cho ngân hàng và đa dạng hóa Tài sản. Chứng khoán kinh doanh là những chứng khoán nợ được mua chủ yếu cho mục đích bán lại nằm thu lợi trong thời gian ngắn. Vì thế, chứng khoán kinh doanh chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ là 2,3% năm 2018 và giảm xuống còn 1,8% năm 2020. Sự sụt giảm 16,8% năm 2020 so với năm 2019 trong khoản mục chứng khoán kinh doanh vì có thể không đáp ứng được kỳ vọng và cần có sự phân bổ hợp lý hơn. Đối với chứng khoán đầu tư, vào quý I/2020 Techcombank có khoản lợi nhuận từ chứng khoán đầu từ cao nhất với 557 tỷ đồng tăng gấp 8,7 lần so với cùng kỳ. Chiếm tỷ trọng ở mức 17,2% đến 26,9% cho thấy ngân hàng cũng khá chú trọng hoạt động mua bán chứng khoán, góp phần giúp ổn định thu nhập, cân bằng rủi ro và tăng lợi nhuận chung cho NH.

37

Bảng 2.2.Biến động cơ cấu Tài sản

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2019 2020 Mức độ tăng giảm tuyệt đối Chênh lệch % Mức độ tăng giảm tuyệt đối

Chênh lệch %

Tiền mặt và vàng 2.214.160 84,949 -1.157.012 -24,001 Tiền gửi tại ngân

hàng NNVN

-7.363.227 -69,757 7.061.068 221,194

Tiền gửi và cho vay các TCTD

12.430.861 34,958 -18.995.270 -39,582

Chứng khoán KD 2.469.327 32,610 -1.693.980 -16,870 Cho vay KH 70.331.180 44,639 47.425.084 20,811 Chứng khoán ĐT -20.457.751 -23,647 18.392.644 27,845 Góp vốn đầu tư dài

hạn -10 -0,082 -417 -3,412 TSCĐ 1.489.181 86,651 1.405.646 43,820 TSCĐ hữu hình 5.468 0,694 677.458 85,378 Nguyên giá TSCĐ -73.804 -4,021 654.881 37,178 Khấu hao TSCĐ -79.272 -7,569 -22.577 -2,332 TSCĐ vô hình 1.483.713 159,440 728.188 30,162 Nguyên giá TSCĐ 1.546.111 100,394 837.055 27,123 Hao mòn TSCĐ 62.398 10,238 108.867 16,204 BĐS đầu tư -35.800 -2,993 -35.800 -3,085 Tài sản Có khác 1.632.589 9,223 3.501.509 18,110 Các khoản phải thu 1.631.847 14,413 3.618.308 27,932 Các khoản lãi, phí phải thu -184.183 -3,210 -368.902 -6,642 Tài sản Có khác 337.994 47,108 213.087 20,189 Các khoản dự phòng 153.069 201,834 -39.016 -17,044 TỔNG TÀI SẢN 62.710.520 19,537 55.903.472 14,570

38

Qua bảng số liệu ta có thể thấy khoản mục Cho vay khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng, được xem là thành phần quan trọng trong cấu thành của tăng trưởng tín dụng NH, là hoạt động kinh doanh trọng yếu nhất. Với mức tăng trưởng qua các năm khá tốt, năm 2019 tăng 70.331.180 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng 44,6%; đến năm 2020 với mức tăng trưởng đạt 20,8% so với năm trước đó. Trong đó, tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng chiếm từ 1,5% năm 2018 giảm xuống còn 0,8% năm 2020 ở mức tương đối sát với mức dự phòng chung theo quy định là 0,75%.

Đối với Tài sản cố định và các tài sản có khác, là loại tài sản có tính thanh khoản thấp và không có khả năng sinh lời, thường chiếm tỷ trọng nhỏ (2-7%). Vì thế trong 3 năm liên tiếp với mức duy trì đạt 5% trên tổng tài sản của NH, hiệu suất sử dụng tài sản cố định qua các năm lần lượt là 11,19% năm 2018, 8,55% năm 2019 và đến năm 2020 đạt 6,91%. Cho thấy ngân hàng đang cố gắng kiểm soát chặt hơn mức sử dụng tài sản cố định và với mức tỷ trọng cũng như hiệu suất mang lại của tài sản cố định trong việc tạo ra doanh thu là ở mức hợp lý để đảm bảo điều kiện cần thiết cho việc duy trì hoạt động của bộ máy NH, song ngân hàng cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, tránh gay lãng phí nguồn kinh phí.

- Khái quát tình hình nguồn vốn

Qua phân tích số liệu Bảng 2.3 phía dưới, có thể nhận thấy rõ rằng trong 3 năm 2018, 2019 và năm 2020 nguồn vốn của Techcombank luôn có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tổng nguồn vốn năm 2018 là

320.988.941triệu đồng đến năm 2019 đã tăng lên 383.699.461 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 19,5%. Năm 2020 tổng nguồn vốn đạt 439.602.933 triệu đồng tăng 55.903.472 triệu đồng tương đương tăng 14,5% so với năm 2019.

39

Bảng 2.3. Khái quát tình hình nguồn vốn

Đơn vị: triệu đồng 2018 2019 2020 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi và vay các TCTD khác 36.425.560 11,348 61.266.635 15,967 47.484.812 10,802

Tiền gửi của khách hàng 201.414.532 62,748 231.296.761 60,281 277.458.651 63,116 Các công cụ TCPS và các khoản nợ TC khác 310.313 0,097 434.008 0,113 266.926 0,061 Phát hành giấy tờ có giá 13.177.959 4,105 17.460.634 4,551 27.899.640 6,347 Các khoản nợ khác 11.852.845 3,693 11.168.656 2,911 11.878.118 2,702 Tổng nợ phải trả 269.206.236 83,868 321.626.694 83,823 364.988.147 83,027 Vốn 35.442.539 11,042 35.477.967 9,246 35.525.569 8,081 Các quỹ của TCTD 3.867.846 1,205 5.172.684 1,348 6.789.643 1,544 Lợi nhuận chua phân phối 12.403.003 3,864 21.131.391 5,507 31.815.808 7,237 Tổng VCSH 51.782.705 16,132 62.072.767 16,177 74.614.786 16,973 TổngNợ phải trả và VCSH 320.988.941 100,000 383.699.461 100,000 439.602.933 100,000 ( Bảng số liệu tự tính toán ) Nhìn vào kết cấu nguồn vốn của ngân hàng Techcombank thì ta có thể thấy tổng nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng nợ phải trả của 3 năm liên tục

40

duy trì ở mức 83% trên tổng nguồn vốn. Chiếm tới 83% tức là tỷ trọng nợ của ngân hàng rất lớn, đây cũng là một phần do đặc trưng ngành và một phần cũng phản ánh tính rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Trong nợ phải trả thì khoản mục huy động vốn từ khách hàng là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng là nguồn quan trọng cũng như mang tính ổn định hơn các nguồn khác. Với 201.414.532 triệu đồng năm 2018 chiếm tỷ trọng 60,2% đã tăng lên 231.296.761 triệu đồng năm 2019 tương ứng tăng 14,8% và tăng trưởng 19,9% vào năm 2020 đạt mức 277.458.651 triệu đồng, chiếm tới 63,1% trên tổng nguốn vốn. Vốn huy động liên tục tăng biểu hiện cho sự tăng trưởng vững vàng, đã tạo dựng được vị trí và sự uy tín, lòng tin đối với khách hàng. Và đặc biệt NH cần tận dụng thế mạnh nguồn tiền từ tiền không kỳ hạn do khách hàng sử dụng các dịch vụ và để tiền trong tài khoản, để gia tăng thu nhập.

Tiếp đến là tiền gửi và vay của các TCTD khác, thông thường phần lớn nguồn này đến từ liên ngân hàng, với đặc điểm thường là ngắn hạn và không ổn định, phụ thuộc nhiều vào biến động lãi suất liên ngân hàng. Với sự biến động tăng, giảm qua các năm từ 36.425.560 triệu đồng năm 2018 chiếm tỷ trọng 11,3% đã tăng lên 61.266.635 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng là 68,1% vào năm 2019. Đến năm 2020 con số này đã giảm xuống mức 47.484.812 triệu đồng, tức giảm 22,4%. Cho thấy ngân hàng Techcombank đang thực hiện kiểm soát sử dụng vốn trên liên ngân hàng để cấp tín dụng, quản lý tốt rủi ro tín dụng trong tình hình kinh tế và dịch bệnh hiện nay. Song, bước sang năm 2021 với bối cảnh vĩ mô và tình hình dịch bệnh kiểm soát có chuyển biến tích cực, Techcombank đặt kỳ vọng tăng trưởng tín dụng ở mức 12,5% là khá cao, vì thế cần có những chiến lược phù hợp để đảm báo tính tăng trưởng , cải thiện hoạt động và đảm bảo rủi ro.

41

Bảng 2.4. Biến động cơ cấu Nguồn vốn

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2019 2020 Mức độ tăng giảm tuyệt đối Chênh lệch % Mức độ tăng giảm tuyệt đối

Chênh lệch %

Tiền gửi và vay các

TCTD khác 24.841.075 68,197 -13.781.823 -22,495

Tiền gửi của khách

hàng 29.882.229 14,836 46.161.890 19,958 Các công cụ TCPS và các khoản nợ TC khác 123.695 39,861 -167.082 -38,497 Phát hành giấy tờ có giá 4.282.675 32,499 10.439.006 59,786 Các khoản nợ khác -684.189 -5,772 709.462 6,352 Tổng nợ phải trả 52.420.458 19,472 43.361.453 13,482 Vốn 35.428 0,100 47.602 0,134 Các quỹ của TCTD 1.304.838 33,736 1.616.959 31,260 Lợi nhuận chưa

phân phối 8.728.388 70,373 10.684.417 50,562

Tổng VCSH 10.290.062 19,872 12.542.019 20,205

Tổng Nợ phải trả và

VCSH 62.710.520 19,537 55.903.472 14,570

( Bảng số liệu tự tính toán) Đối với khoản mục Phát hành giấy tờ có giá, đây cũng là một nguồn thứ yếu trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng. Từ 13.177.959 triệu năm 2018 tăng lên 17.460.634 triệu đồng năm 2019 tương ứng tốc độ tăng là 32,4%. Vào năm 2020 con số này đã tăng thêm 10.439.006 triệu đồng đạt mức

42

27.899.640 triệu đồng, chiếm hơn 6% trên tổng tổng nguồn vốn, tức tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 59,7%. Cho thấy ngân hàng đang khá chú trọng đẩy đà tăng phát hành giấy tờ có giá. Theo thống kê với 22 ngân hàng về việc phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng tăng kỷ lục vào năm 2019, điển hình như ACB tăng 151%, MB là 135%,... và Techcombank đứng top 10 trong các ngân hàng tăng trưởng giá trị phát hành giấy tờ có giá trong vòng 5 năm (2014-2019).

Vốn chủ sở hữu trong vòng 3 năm cũng tăng trưởng liên tục. Năm 2018 đạt 51.782.705 triệu đồng thì đến năm 2019 tăng lên 62.072.767 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 19,8%. Sang năm 2020 tăng thêm 12.542.019 triệu đồng đạt mức 74.614.786 triệu đồng với tốc độ tăng là 20,2%. Trong 3 năm liên tiếp, ngân hàng luôn duy trì ổn định mức tỷ trọng của VCSH đạt hơn 16% trên tổng nguồn vốn. Cùng với đó Techcombank có mức lợi nhuận lũy kế khá cao đạt hơn 12.400 tỷ đồng tính đến cuối năm 2019. Trước đó vào cuối năm 2017, Techcombank là ngân hàng có lợi nhuận chưa phân phối cao nhất trong hệ thống, đạt hơn 10.997 tỷ đồng. Đến giữa năm 2018, Techcombank đã dùng hơn 5000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cùng nguồn quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Lợi nhuận chưa phân phối từ 12.403.003 triệu đồng năm 2018, tăng lên 21.131.391 triệu đồng năm 2019, tương ứng tăng với tốc độ là 70,3%. Đến năm 2020 đạt 31.815.808 triệu đồng, tương ứng tăng hơn 50% so với năm trước. Từ đó có thể thấy được ngân hàng hiện đang vận hàng tốt, đạt hiệu quả cao. Qua những đánh giá khái quát trên về tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, ta có thể nhận thấy rõ tình hình hoạt động, quản lý rất tốt của ngân hàng, sự tăng trưởng và phát triển qua các năm cũng như sự lớn mạnh hơn về quy mô và vị thế trong giới ngân hàng

43

Tiếp đến ta tiến hành đánh giá về nhóm chỉ tiêu đòn bẩy tài chính với hai hệ số quan trọng là hệ số tự tài tài trợ và hệ số đòn bẩy tài chính. Áp đụng theo công thức tính toán hai hệ số ta tính toán theo từng năm được bảng sau đây:

Bảng 2.5. Chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Hệ số tự tài trợ 0,110 0,092 0,081 Hệ số đòn bẩy tài chính 7,500 6,189 6,023 ( Bảng số liệu tự tính toán) Đối với ngân hàng là một định chế tài chính đặc biệt nên vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại mang một số điểm riêng biệt. Với chức năng là trung gian tín dụng, NHTM lấy vốn chủ sở hữu làm nền tảng ban đầu sau đó họ không ngừng huy động tiền của các chủ thể khác trong nền kinh tế để tài trợ cho hoạt động của mình. Song vốn chủ sở hữu vẫn được xem là tấm đệm chống đỡ rủi ro, bảo vệ người gửi tiền, ký thác và các quỹ bảo hiểm tiền gửi. Vì thế đối với hai hệ số là hệ số tự tài trợ và hệ số đòn bẩy tài chính đối với phân tích tài chính ngân hàng là không thể thiếu. Đầu tiên Hệ số tự tài trợ được tính bằng Vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn, nhằm đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của ngân hàng và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu. Năm 2018, ngân hàng đạt 11%, đến những năm tiếp theo hệ số này của ngân hàng giảm xuống còn 9% năm 2019 và 8% vào năm 2020. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hệ số tự tài trợ nên duy trì mức 15%. Tuy

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)