Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 53 - 58)

- Một số thành tựu nổi bật:

2.2.3. Phân tích tình hình huy động vốn

Trong những năm gần đây, thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam đã phát triển nhanh và có nhiều thay đổi tích cực cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Để đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nguồn huy động từ bên ngoài đóng vai trò rất quan trọng. Vốn huy động của Ngân hàng thương mại là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng.

Theo nghiên cứu phân tích từ báo cáo tài chính của một số NHTM cho thấy giai đoạn từ năm 2013-2019, chỉ trong vòng 6 năm từ 2013 tiền gửi khách hàng đã tăng gấp 2,4 lần vào năm 2019. Thời kỳ tăng trưởng mạnh nhất đạt 18,3% vào những năm 2013-2017. Tăng trưởng tiền gửi được duy trì ổn định ở mức 2 con số, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm trong một vài năm gần đây. Ngược lại tăng trưởng tín dụng đang có xu hướng tăng lên, việc tăng trưởng lệch pha giữa huy động vốn và tín dụng sẽ gây áp lực lên thanh khoản và mặt bằng lãi suất của thị trường. Vì thế cần có chiến lược đẩy mạnh chất lượng dịch vụ và các chương trình thu hút khách hàng gửi tiền để nâng cao chất lượng và số lượng huy động vốn ở các ngân hàng. Hiểu rõ điều đó, Techcombank luôn có những chính sách để duy trì mức lãi suất phù hợp, giảm thiểu các khoản chi phí lãi suất huy động vốn...

Dưới đây là bảng số liệu thể hiện các con số liên quan đến hoạt động huy động vốn ở ngân hàng qua các năm từ 2018 đến 2020, được phân loại theo hai hình thức là tiền gửi theo kỳ hạn và tiền gửi theo đối tượng. Trong đó tiền gửi theo kỳ hạn được phân thành:

- Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi người sở hữu có thể rút ra bất cứ lúc nào. Là loại tiền gửi tạm thời của tổ chức kinh tế và cá nhân.

- Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi chỉ rút ra khi đến hạn và phải báo trước. tiền gửi có kỳ hạn gồm tiền gửi của tổ chức kinh tế,dân cư... người gửi tiền nhằm mục đích sinh lời. Do đó ngân hàng muốn tăng nguồn vốn này phải có

52

lãi suất thỏa đáng sao cho người gửi vừa đảm bảo an toàn về vốn vừa có khoản thu nhập hợp lý từ tiền gửi của mình và ngân hàng tận dụng được càng nhiều vốn càng tốt.

Phân loại theo đối tượng trong huy động vốn gồm là tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi cá nhân. Đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế gồm các loại hình kinh doanh công ty, hợp tác xã, đơn vị hành chính sự nghiệp,...Đối với nhóm KHCN thường có các khoản tiền gửi có kỳ hạn, mua chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn, nên nguồn vốn huy động từ KHCN thường ổn định hơn so với khách hàng DN và tổ chức khác.

Bảng 2.9. Tình hình huy động vốn của ngân hàng giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: triệu đồng Phân loại 2018 Tỷ trọng 2019 Tỷ trọng 2020 Tỷ trọng Theo kỳ hạn Tiền gửi ko kỳ hạn 54.612.613 27,11 76.053.396 32,88 122.972.489 44,32 Tiền gửi kỳ hạn 143.613.379 71,30 151.581.145 65,54 149.420.224 53,85 Tiền ký quỹ 3.188.540 1,58 3.662.220 1,58 5.065.938 1,83 Tổng vốn huy động 201.414.532 100 231.296.761 100 277.458.651 100 Theo đối tượng KH Cá nhân 142.056.460 71,664 167.211.978 73,456 195.639.720 71,823 TCKT 56.169.532 28,336 60.422.563 26,544 76.752.993 28,177 Tổng vốn huy động 201.414.532 100 231.296.761 100 277.458.651 100

53

Trên đây là bảng số liệu thể hiện tình hình huy động vốn tại ngân hàng Techcombank giai đoạn 2018 – 2020, với cách thức phân loại nguồn vốn huy động theo kỳ hạn và theo đối tượng khách hàng để có cái nhìn toàn diện và chi tiết về tác động, vai trò của mỗi đối tượng cấu thành nên nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng. Qua bảng số liệu ta có thể thấy khả năng huy động vốn qua 3 năm luôn có tăng trưởng, xu hướng đi lên. Năm 2018 với tổng vốn huy động được là 201.414.532 triệu đồng đến năm 2019 tăng lên 231.296.761 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng là 14,8%. Và sang năm 2020 huy động vốn của ngân hàng đạt mức 277.458.651 triệu đồng. Sự tăng vốn huy động lên hàng năm cho thấy ngân hàng có hoạt động cho vay rất khả quan, đáp ứng đúng các nhu cầu của khách hàng và tiếp cận khách hàng từ những gì họ cần.

Phân tích sâu hơn về cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng Techcombank trong giai đoạn 2018-2020, vẫn chủ yếu là từ khách hàng cá nhân. Lượng tiền gửi khách hàng cá nhân chiếm tới hơn 70% trên tổng vốn

huy động. Với mức vốn từ 142.056.460 triệu đồng năm 2018 đã tăng lên mức

167.211.978 triệu đồng năm 2019, tương ứng tăng 17,7%. Đến năm 2020 vốn

huy động từ khách hàng cá nhân với tốc độ tăng 17% đã đạt mức 195.639.720

triệu đồng. Xét trên quy mô của ngành ngân hàng với hơn 7000 tỷ đồng tổng vốn huy động, mức độ tăng trưởng chung hơn 11%. Techcombank đang cho thấy sự phát triển rất tốt. Không chỉ chú trọng vào việc huy động vốn từ khách hàng cá nhân, Techcombank cũng đặt ra những mục tiêu, chiến lược để đẩy mạnh sự phát triển của đối tượng tổ chức kinh tế. Techcombank đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn khác để hỗ trợ DN tối đa hóa lợi ích dòng tiền như tỷ lệ ký quỹ mở L/C chỉ từ 3%; khách hàng được lựa chọn lãi suất dựa trên tình hình kinh doanh thực tế…Từ đó đã giúp tăng trưởng nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế từ 59.358.072 triệu đồng năm 2018 , sau hai năm tăng lên mức 81.818.93 triệu đồng năm 2020, với tốc độ tăng trưởng đạt được là 37%.

54

Hơn nữa đáng chú ý là Ngân hàng Techcombank cũng thu hút mạnh mẽ tiền gửi không kỳ hạn. Đối với phân loại nguồn vốn huy động theo kỳ hạn ngân hàng cũng cho thấy sự phát triển trong từng khoản mục rất triển vọng. Tiền gửi không kỳ hạn đã tăng trưởng mạnh mẽ qua 3 năm, Techcombank luôn nằm trong top 3 ngân hàng thương mại cổ phần có nguồn tiền gửi không kỳ hạn cao. Năm 2018 với mức tiền gửi không kỳ hạn là 54.612.613 triệu đồng chiếm tỷ trọng hơn 27%, tăng đều qua các năm và đến năm 2020 ghi nhận con số xuất sắc là 122.972.489 triệu đồng nâng mức tỷ trọng lên hơn 44%. Đã giúp Techcombank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu về lượng vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn cao nhất. Là ngân hàng đầu tiên có tỷ lệ CASA lên tới 46,1% vào năm 2020. Đây là mức tăng cao vượt trội so với các thành viên khác trong hệ thống ngân hàng. Việc thu hút được tỉ lệ cao tiền gửi không kỳ hạn đóng vai trò quan trọng, vì nó tạo ra một nguồn vốn giá rẻ. Tỉ lệ CASA càng cao sẽ tạo tiền đề giúp ngân hàng cải thiện biên thu nhập lãi thuần (NIM), có thêm điều kiện cạnh tranh về lãi suất cho vay trên thị trường. CASA càng cao càng phản ánh nền tảng phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng vì nhiều sản phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng khác gắn với tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đây là kết quả có được từ chiến lược dịch chuyển cơ cấu huy động sang những nguồn vốn có chi phí huy động thấp (huy động không kỳ hạn) của ngân hàng. Cùng với đó ngân hàng cũng duy trì rất tốt khoản mục tiền gửi có kỳ hạn. Vì sự chuyển đổi cơ cấu huy động vốn chú trọng hơn vào huy động vốn không kỳ hạn dẫn tới tỷ trọng của tiền gửi kỳ hạn có sự giảm sút. Năm 2018 lượng huy động được với 1436 tỷ đồng chiếm 70% trên tổng vốn huy động. Đến năm 2020 tỷ trọng mức tiền gửi kỳ hạn đã giảm xuống còn 53% với hơn 1494 tỷ đồng huy động được. Mặc dù có sự sụt giảm xong tỷ trọng vẫn giữ ở mức cao trên 50% tức là ngân hàng dù có dịch chuyển cơ cấu nhưng vẫn có sự chú trọng nhất định đối với tầm quan trọng của tiền gửi kỳ hạn.

55

Tiến hành so sánh giữa Techcombank với các ngân hàng khác về tốc độ huy động vốn, theo bảng số liệu dưới đây: Về tổng vốn huy động giữa các ngân hàng ở bảng trên, có thể thấy tổng quan giai đoạn 2018-2020, huy động vốn cao nhất là ngân hàng Vietcombank. Với lượng vốn năm 2018 là 801.929.115 triệu đồng cao gấp hơn 4 lần so với các ngân hàng thương mại khác là VPBank, ACB, TCB cho thấy quy mô và tầm ảnh hưởng to lớn của VCB trên thị trường tài chính.

Bảng 2.10. Tổng vốn huy động ở các ngân hàng giai đoạn 2018 – 2020

Tổng vốn huy động 2018 2019 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2020 Tốc độ tăng trƣởng (%) VCB 801.929.115 928.450.869 0,158 1.032.113.567 0,112 VTB 825.816.119 892.785.228 0,081 990.331.286 0,109 VP Bank 170.850.871 213.994.384 0,253 233.427.953 0,091 ACB 269.998.503 308.129.391 0,141 353.195.838 0,146 TCB 201.414.532 231.296.761 0,148 277.458.651 0,200

Tương tự là ngân hàng Vietinbank với mức vốn 825.816.119 triệu đồng. Hai ngân hàng lớn mạnh trong hệ thống ngân hàng có mức tiền gửi khách hàng rất cao. Trong khi đó ba ngân hàng thương mại còn lại có mức vốn huy động khá tương đồng. VP Bank năm 2018 với mức vốn 170.850.871 triệu đồng khá thấp, tiếp đến là TCB với 201.414.532 triệu đồng huy động được và cao nhất trong ba ngân hàng là ACB đạt 269.998.503 triệu đồng. Sang năm 2019 các ngân hàng đều có xu hướng gia tăng nguồn vốn huy động. Trong đó các ngân hàng thương mại có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với hai ngân hàng VCB và

56

VTB. VP Bank tăng trưởng 25,3% so vơi năm 2018, năm 2019 ngân hàng đạt mức vốn huy động là 213.994.384 triệu đồng. Đến năm 2020, VP Bank tăng lên 233.427.953 triệu đồng. Mặc dù mức tăng trưởng rất khả quan nhưng vốn huy động khi so sánh với Techcombank và ACB thì thấp hơn. ACB duy trì tốc độ tăng trưởng trên 14% trong 2 năm 2019-2020 là một tín hiệu rất tốt khi nguồn vốn huy động của ngân hàng cao lên qua các năm với 353.195.838 triệu đồng năm 2020 cao nhất so với VP Bank và TCB.

Từ vài so sánh trên cho thấy ngân hàng Techcombank dù có sự tăng trưởng rất tốt, số liệu các năm đều xu hướng tăng lên nhưng so với 2 ngân hàng hàng đầu thì vẫn còn cách biệt lớn. Đối với các ngân hàng thương mại khá tương đồng về quy mô vốn, có sự chênh lệch không quá nhiều về chỉ tiêu tổng vốn huy động. Vì thế để tăng khả năng cạnh tranh cần phụ thuộc lớn vào các chiến lược phát triển sắp tới của Techcombank. Từ những phân tích trên ta có thể thấy rõ vị thế của ngân hàng đang dần được khẳng định và tạo dựng được lòng tin của khách hàng dựa trên những chính sách, chiến lược và sự phát triển trong công nghệ ứng dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)