Phân tích tỷ số quản lý tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 64 - 67)

- Một số thành tựu nổi bật:

2.2.5. Phân tích tỷ số quản lý tài sản

- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Hiệu suất sử dụng TSNH =

Bảng 2.15. Hiệu suất sử dụng tài sản

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Doanh thu thuần 18.086.364 21.068.145 27.042.526

TSNH 300.359.993 359.984.543 411.017.077

TSNH bình quân 277.202.314 330.172.268 385.500.810

63

Trong quá trình hoạt động kinh doanh TSNH của ngân hàng luôn vận động không ngừng. Trong ngân hàng, TSNH là một khoản mục chính và cũng chiếm tỷ trọng trên tổng tài sản. TSNH thể hiện phần vốn của ngân hàng đầu tư vào các hạng mục tài sản có tính luân chuyển nhanh, bằng việc đánh giá tốc độ luân chuyển của TSNH sẽ giúp đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn nhanh. Vì thế khi quản lý tốt TSNH sẽ góp phần làm giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSNH vào năm 2018 và 2019 đều giữ ở mức trên 0,06. Đến năm 2020 chỉ tiêu này tăng lên 0,07. Cho thấy ngân hàng luôn kiểm soát các khoản mục tiền gửi, chứng khoán đầu tư, cho vay...ở mức thấp hơn các khoản phải tthu hồi để luôn đảm bảo tốc độ tăng doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Ngân hàng đã có những phương án, chiến lược rất tốt trong việc thu hồi các khoản lãi vay, huy động vốn, thu hút và tạo lòng tin với khách hàng,...

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản =

Bảng 2.16. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Doanh thu 18.086.364 21.068.145 27.042.526

Tổng tài sản 320.988.941 383.699.461 439.602.933 Tổng tài sản bình quân 295.190.661 352.344.201 411.651.197 Hiệu suất sử dụng tài sản 0,0613 0,0598 0,0657

Với bảng tính toán số liệu ở trên, ta nhận thấy có sự biến động, thay đổi không quá lớn qua các năm trong việc sử dụng tổng tài sản của ngân hàng Techcombank. Năm 2018 hiệu suất sử dụng tổng tài sản của ngân hàng là

64

6,13%, có nghĩa trong năm 2018 cứ 1 đồng tài sản mà ngân hàng sử dụng sẽ mang lại 0,0613 đồng doanh thu, cao hơn mức 0,0598 vào năm 2019 và tới năm 2020 đã tăng trở lại đạt mức 0,0657. Có thể nhận thấy sự tăng trưởng về doanh thu và tổng tài sản qua các năm nhưng hiệu suất ở năm 2019 lại sụt giảm. Bởi lẽ năm 2019 doanh thu của ngân hàng vẫn gia tăng với tốc độ 16,4% nhưng lại chậm hơn tốc độ tăng 19,5% của tổng tài sản mà ngân hàng đầu tư. Đến năm 2020 hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng trở lại cho thấy hiệu quả từ công tác quản lý và sử dụng vốn của của ngân hàng.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản cố định =

Bảng 2.17. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

Doanh thu 18.086.364 21.068.145 27.042.526

TSCĐ 1.511.446 1.718.596 3.207.777 4.613.423

TSCĐ bình quân 1.615.021 2.463.187 3.910.600

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 11,199 8,553 6,915

Sau khi tính toán số liệu ở bảng 2.13 về hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong giai đoạn 2018-2020, ta tiến hành phân tích. Đây là chỉ tiêu giúp phản ánh mối quan hệ giữa tài sản cố định với doanh thu cho biết cứ một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào động kinh doanh thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức đều hướng tới mục tiêu tối ưu hiệu suất sử dụng TSCĐ nhằm thu về lợi nhuận cao nhất. Đồng thời các nhà quản trị khi tăng cường số lượng TSCĐ với mong muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh về cả chất lượng và giá trị. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

65

Tài sản cố định ở đây được tính theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Trị số càng cao chứng tỏ việc khai thác, sử dụng TSCĐ là có hiệu quả, nói cách khác vốn của ngân hàng được quay vòng nhanh. Có thể thấy doanh thu và tài sản cố định trong giai đoạn 2018 – 2020 đều có xu hướng tăng và tốc độ tăng trưởng của TSCĐ cao hơn mức tăng của doanh thu dẫn tới hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm. Hiệu suất năm 2018 đạt được 11,2% có nghĩa một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào động kinh doanh thì sẽ tạo ra 0,112 đồng doanh thu thuần. Đến năm tiếp theo đã xuống mức 8,5% và vẫn tiếp tục giảm vào năm 2020 xuống còn 6,9% tức 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ chỉ còn tạo ra 0,069 đồng doanh thu. Trong khoản mục TSCĐ thì chiếm hơn một nửa là tài sản cố định vô hình, ngân hàng đầu tư chủ yếu mua Quyền sử dụng đất và phần mềm máy vi tính. Còn đối với tài sản cố định hữu hình, chủ yếu nguồn tiền đổ vào mua máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc và phương tiện vận chuyển. Mặc dù ngân hàng vẫn hoạt động kinh doanh ổn định nhưng hiệu suất TSCĐ chưa cao vì thế nên ban quản trị cần đưa ra những chiến lược, giải pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)