- Một số thành tựu nổi bật:
2.2.4. Phân tích hoạt động tín dụng
Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong mối quan hệ tin dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng là người cho vay đồng thời là người đi vay. Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Trái lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín dụng cho các cá nhân và tổ chức. Về cơ bản tại các ngân hàng tín dụng được chia thành 2 mảng chính là: Tín dụng cá nhân: Phục vụ đời sống như: Vay mua nhà, mua ôtô, du học, kinh doanh,... Và Tín dụng doanh nghiệp: phục vụ các khách hàng doanh nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản,...
57
Để có thể phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng một cách chi tiết và toàn diện ta sẽ phân tích dựa trên 2 hình thức là theo thời hạn cho vay và theo đối tượng cho vay. Đầu tiên về cơ cấu dư nợ căn cứ theo thời hạn tín dụng được chia thành: Nợ ngắn hạn, nợ trung hạn và nợ dài hạn.
Bảng 2.11. Cơ cấu tổng cho vay khách hàng của Techcombank giai đoạn 2018-2020 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2018 Tỷ trọng 2019 Tỷ trọng 2020 Tỷ trọng Nợ ngắn hạn 60.381.950 37,76 85.584.018 37,08 92.424.839 33,30 Nợ trung hạn 36.774.904 22,99 47.443.165 20,56 85.255.104 30,72 Nợ dài hạn 62.782.363 39,25 97.774.844 42,36 99.844.672 35,98 Tổng Cho vay KH 159.939.217 100 230.802.027 100 277.524.615 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ngân hàng Techcombank) Dựa vào bảng số liệu dưới đây ta có thể đánh giá khái quát chung tình hình tín dụng ở ngân hàng trong giai đoạn 2018-2020. Trong vòng 3 năm ngân hàng liên tục tăng trưởng tín dụng từ 159.939.217 triệu đồng năm 2018 chỉ trong 1 năm đã tăng lên 230.802.027 triệu đồng năm 2019, tương ứng mức tăng đạt 44,3%, là một kết quả rất tốt với ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Sang năm 2020 ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng tín dụng với tốc độ 20,2% đạt mức cho vay tín dụng là 277.524.615 triệu đồng. Trong thời điểm hiện nay, với tình hình dịch bệnh, kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam chịu những thiệt hại không nhỏ , ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn như kinh doanh không thuận lợi, chất lượng tín dụng đi xuống, khả năng nợ xấu có thể gia tăng. Vì thế, có thể thấy sự tăng trưởng về tín dụng đặt trong 2 năm gần đây thì được coi là thành tích rất tốt của Techcombank song, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng. Trong cơ cấu cho vay khách hàng phân theo thời hạn tín
58
dụng có thể thấy nợ dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nợ ngắn và trung hạn. Với mức tỷ trọng 36% đến 42% trên tổng vốn cho vay. Tiếp đến là nợ ngắn hạn chiếm tỷ tọng thứ hai với 37% ở hai năm 2018 và 2019 đến năm 2020 giảm xuống 30%. Trong khi đó nợ trung hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng cho thấy sự tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2018 – 2020, với 47.443.165 triệu đồng năm 2019 đến năm 2020 mức cho vay trung hạn đã tăng gần gấp 2 lần đạt 85.255.104 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng là 44,3%, đồng thời cũng nâng mức tỷ trọng 20,56% lên con số 30,72%. Có thể sự tăng trưởng tích cực này dựa vào chiến lược, mục tiêu của ngân hàng khi mà có thể Techcombank đang hướng tới cân bằng tỷ trọng các tỷ lệ vốn vay và giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn nhằm đảm bảo khả năng phục vụ khách hàng một cách liên tục và không bị hạn chế bởi tỷ lệ an toàn vốn của NHNN.
Bảng 2.12. Chất lƣợng cho vay KH tại Techcombank
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Sô tiền Tỷ trọng Sô tiền Tỷ trọng Sô tiền Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 154.548.122 96,63% 225.601.458 97,75% 274.423.557 98% Nợ cần chú ý 2.587.122 1,62% 2.122.693 0,92% 1.805.866 0,65% Nợ dưới tiêu chuẩn 237.758 0,15% 218.128 0,09% 416.892 0,15% Nợ nghi ngờ 862.510 0,54% 305.320 0,13% 533.944 0,19% Nợ có khả năng mất vốn 1.703.181 1,06% 2.554.518 1,11% 344.356 0,13% Tổng Cho vay KH 159.939.217 100 230.802.027 100 277.524.615 100
59
Cùng với đó sự chuyển biến cơ cấu dư nợ của một số ngân hàng được cho là kết quả từ động thái tăng huy động vốn dư nợ trung, dài hạn và phát hành trái phiếu nâng vốn cấp độ 2, nhằm đáp ứng quy định của Ngân hàng Nhà nước như tăng lãi suất tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi lãi suất cao,... Theo các chuyên gia trong bối cảnh và diễn biến hiện nay NHNN đang mong muốn siết dòng vốn cho vay để từng bước kiểm soát được rủi ro thanh khoản, bảo đảm an toàn họat động ngân hàng,... Về chất lượng dư nợ tín dụng ta có thể thấy ngân hàng kiểm soát rất tốt khi mức nợ đủ tiêu chuẩn luôn duy trì ở mức 96% đến 98%, cho thấy các khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn, tạo lập một môi trường lành mạnh cho quá trình cho vay tại ngân hàng. Các loại nợ như nợ cần chú ý, nợ đáng nghi ngờ cũng dược ngân hàng kiểm soát tốt, có sự giảm thiểu. Với nhóm nợ xấu, có khả năng mất vốn có tín hiệu tốt khi tổng số nợ xấu năm 2019 là 2.554.518 triệu đồng đã giảm xuống còn 344.356 triệu đồng vào năm 2020, tương ứng giảm tới 86%. Đây là dấu hiệu rất tốt khi Techcombank đã chủ động trong vấn đề xử lý nợ, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn chiếm 0,13% trên tổng dư nợ là một con số rất tốt. Ngân hàng đã sử dụng tối ưu chi phí vốn, tạo khả năng xoay vòng vốn, tỷ lệ tiền gửi tăng cao và chất lượng nợ xấu giảm xuống là dấu hiệu tích cực cho những chiến lược của ngân hàng để tiếp tực đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh. Tiếp đến đánh giá hoạt động tín dụng theo cách phân thành từng đối tượng là TCKT và cá nhân thông qua bảng phân tích số liệu dưới đây.
Đánh giá khái quát chung về tín dụng khi phân theo đối tượng khách hàng trong vòng 3 năm cả hai đối tượng khách hàng đều có sự tăng lên. Đối với khách hàng là TCKT năm 2018 với mức vốn vay là 87.555.538 triệu đồng tăng lên 125.554.677 triệu đồng vào năm 2019 và sang năm 2020 mức vay vốn đạt 166.385.169 triệu đồng. Tỷ trọng của khách hàng là TCKT luôn duy trì ở mức từ 54% đến 59%. Đối với cho vay khách hàng cá nhân vẫn có sự tăng lên qua các năm nhưng mức tăng không quá nhiều, từ 105.247.350 triệu
60
đồng năm 2019 tăng lên 111.139.446 triệu đồng vào năm 2020 tương ứng tăng chỉ 6% chậm hơn so với mức tăng của đối tượng TCKT là 33% nên tỷ trọng cũng sẽ thấp hơn và chiếm từ 40% đến 45% trên tổng vốn cho vay.
Bảng 2.13. Cơ cấu tổng vốn cho vay khách hàng của Techcombank giai đoạn 2018-2020 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tốc độ tăng Số tiền Tỷ trọng Tốc độ tăng Tổ chức KT 87.555.538 54,74 125.554.677 54,4 0,43 166.385.169 59,97 0,33 Cá nhân 72.383.679 45,26 105.247.350 45,6 0,45 111.139.446 40,03 0,06 Tổng vốn cho vay 159.939.217 100 230.802.027 100 0,44 277.524.615 100 0,20
Đối với phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh khi mà ngân hàng với tỷ lệ cho vay ngành dịch vụ lưu trú và và ăn uống từ 0,81% trên tổng dư nợ năm 2019 giảm xuống 0,07% vào năm 2020. Nên có thể thấy rằng tác động của dịch bệnh đến chất lượng tín dụng của Techcombank khá thấp. Tuy nhiên, ngân hàng Techcombank vẫn cần thận trọng khi mà mức độ tập trung vào ngành bất dộng sản đang ở mức cao từ 22% (năm 2019) đến 32,92% (năm 2020). Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm đều rất khả quan cùng với đó là chất lượng dư nợ cũng được ngân hàng quản lý chặt chẽ. Nợ xấu nhóm 5 theo báo cáo đã có xu hướng giảm từ 1,06% vào năm 2018 đến
61
năm 2020 chỉ còn 0,13%. Đối với nợ nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn thì có xu hướng tăng lên từ 96% đến 98% vào năm 2020. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy ngân hàng đang hoạt động tốt, kiểm soát tốt các khoản nợ, đảm bảo tính thanh khoản. Với lượng vốn cho vay tăng trưởng cao qua các năm , giữa tình hình kinh tế và dịch bệnh Techcombank để đảm bảo về rủi ro thanh khoản, trong báo cáo tài chính năm 2020 về khoản trích lập dự phòng cho vay khách hàng trong năm của ngân hàng tăng mạnh so với năm trước là 2.433.267 triệu đồng trong khi năm 2019 chỉ có 362.060 triệu đồng. Có thể thấy đây là sự thận trọng của ngân hàng nhằm ổn định lợi nhuận trong thời gian tới.
Để đảm tính cân đối giữa số dư nợ và nguồn vốn huy động trong kỳ cũng như để biết mức độ sử dụng nguồn vốn huy động vào hoạt động cho vay, ta tính theo chỉ tiêu:
- Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động =
Ta có bảng số liệu tính toán dưới đây:
Bảng 2.14. Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng trên vốn huy động của ngân hàng Techcombank Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Tổng vốn cho vay 159.939.217 230.802.027 277.524.615 Tổng vốn huy động 201.414.532 231.296.761 277.458.651 Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động 0,7941 0,9979 1,0002
Khi tỷ lệ tổng dư nợ so với nguồn vốn huy động nhỏ hơn 1, cho biết nguồn vốn huy động cân đối đủ và hỗ trợ nguồn vốn cho toàn hệ thống. Với số liệu tính toán ở bảng trên ta thấy năm 2018 và 2019 tỷ lệ LDR của Techcombank lần lượt ở mức 0,79 và 0,99. Đây là mức tỷ lệ tương đối tốt khi LDR không cao quá 1 sẽ tránh được rủi ro về mặt thanh khoản, ở mức tỷ lệ này có thể
62
đảm bảo được mức độ an toàn của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận. Sang năm 2020 tỷ lệ này tăng lên 1,0002 trong khoảng 1 nên vẫn có thể đảm bảo sự cân đối giữa việc cho vay và huy động vốn của ngân hàng nhưng vẫn cân lưu ý để kiểm soát quản lý thanh khoản tốt hơn. Có thể thấy sự tăng cao dư nợ tín dụng là cơ hội và cũng là thách thức đối với nhà quản trị duy trì các chỉ tiêu ở mức bảo đảm an toàn, cũng như cần có chính sách thu hút nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng để đảm bảo an toàn tín dụng.
Hơn thế, Theo báo cáo tài chính cuối năm 2020 ngân hàng đã duy trì thanh khoản tốt với tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi đạt 79,1% và hệ số CAR- tỷ lệ an toàn vốn cuối kỳ theo Basel II đạt 16,7%, cao hơn gấp đôi so với yêu cầu tối thiếu của trụ cột I Basel II là 9% và cũng cao hơn mức 15,5% tại thời điểm năm 2019. Sau những phân tích khái quát trên có thể thấy được tình hình hoạt động tín dụng đang diễn ra rất tốt, tăng trưởng qua các năm, giảm được tỷ lệ nợ xấu đồng thời đảm bảo được tính thanh khoản.