Phân tích nhóm hệ số sinh lờ

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 67 - 73)

- Một số thành tựu nổi bật:

2.2.6. Phân tích nhóm hệ số sinh lờ

Không chỉ phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang mà còn cần tiến hành phân tích theo chiều dọc, phân tích các chỉ số và so sánh các con số trên báo cáo nhằm tạo nên các chỉ số tài chính. Khi đó các chỉ số tài chính này sẽ giúp ta xem xét sâu hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp với những thay đổi, biến động trong một giai đoạn nhất định. Các chỉ số tài chính được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp, tổ chức khác cùng ngành hoặc so sánh với trung bình ngành để đánh giá điểm mạnh, yếu, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và chọn ra những cổ phiếu tốt.

66

Bảng 2.18. Phân tích tỷ số sinh lời của ngân hàng Techcombank giai đoạn 2018-2020 Đơn vị: triệu đồng 2018 2019 2020 Doanh thu 18.086.364 21.068.145 27.042.526 Tổng tài sản 320.988.941 383.699.461 439.602.933 Tổng tài sản bình quân 295190661 352344201 411651197 Vốn chủ sở hữu 51.782.705 62.072.767 74.614.786 VCSH bình quân 39356725 56927736 68343777

Lợi nhuận sau thuế 8.473.997 10.226.209 12.582.467 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài

sản (ROA)

0,0287 0,0290 0,0306 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH

(ROE)

0,2153 0,1796 0,1841

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)

0,4685 0,4854 0,4653

- Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA) =

Đầu tiên, đối với chỉ số ROA thể hiện khi tạo ra một đồng tài sản tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Chỉ số ROA giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng về độ hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Có thể thấy ROA của ngân hàng luôn có xu hướng tăng lên liên tục trong giai đoạn 2018-2020. Năm 2018 ngân hàng đạt 2,87% tức 1 đồng tài sản tạo ra 0,0287 đồng lợi nhuận. Đến năm 2020 con số này được nâng lên 3,06%. Theo nhận định của tổ chức JP Morgan, Techcombank là ngân hàng có tỉ số ROA cao nhất trong hệ thống.

Tiến hành so sánh giữa Techcombank với một vài ngân hàng khác ta có thể thấy rõ sự tăng trưởng vượt trội của ngân hàng.

67

Bảng 2.19. So sánh ROA giữa ngân hàng Techcombank và một số ngân hàng

ROA(%) 2018 2019 2020

TCB 2,64 2,66 2,86

VCB 1,22 1,48 1,52

VPB 2,45 2,27 2,02

Khi so sánh với ngân hàng Vietcombank và VP Bank có thể thấy chỉ số ROA của Techcombank là cao nhất. Trong giai đoạn 2018-2020, các ngân hàng tiến hành so sánh đều có sự tăng trưởng và có chỉ số hoạt động hiệu quả. Năm 2018 VCB đạt 1,22%; ROA của VPB cao hơn với mức đạt được 2,45% và thấp hơn mức 2,64% của TCB. Hai năm sau đó, TCB đạt mức ROA lên 2,86% cao hơn mức 1,52% của VCB và 2,02% của VPB, đã chứng tỏ khả năng sử dụng hiệu quả tài sản để tạo nên lợi nhuận của TCB. Đồng thời chứng khoán với ROA cao sẽ là những chứng khoán được ưa chuộng. Để duy trì mức tăng trưởng ROA cao, Techcombank đã có những chiến lược hiệu quả như: Chiến lược tập trung tiền gửi, tăng nguồn tiền gửi không kì hạn dẫn tới tỉ lệ CASA tăng 19% trong 7 năm lên 30%. Thứ hai là cơ cấu tài sản hỗ hợp giữa trái phiếu doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng có lợi suất cao. Và là ngân hàng dẫn đầu trên thị trường vốn trong cả mảng phát hành và phân phối. Những yếu tố này giúp cho Techcombank duy trì được mức lợi nhuận cao. Hơn thế khi so sánh ROA của ngành ngân hàng là 1,54% có thể thấy mức ROA của Techcombank là cao, ngân hàng hoạt động rất hiệu quả và cổ phiếu của TCB cũng là một cổ phiếu mạnh mà nhà đầu tư có thể cân nhắc đầu tư. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) =

Trong dài hạn, giá trị cổ đông nhận được phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ số ROE là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng vốn. Với ý nghĩa một đồng vốn

68

chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Một doanh nghiệp có chỉ số ROE ở mức cao, có thể xem như một dấu hiệu cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả.

Năm 2018, tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH của ngân hàng đạt mức 21,53% tức 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,2153 đồng lợi nhuận. Đến năm 2019, ROE của ngân hàng giảm xuống còn 17,96%, hiệu quả sử dụng vốn giảm khi 1 đồng vốn chủ chỉ còn tạo ra 0,1796 thấp hơn so với năm trước. Sang năm 2020 ngân hàng đã có những điều chỉnh giúp nâng hiệu suất sử dụng vốn CSH lên 18,41%. So sánh với ngân hàng VCB năm 2020, ROE của ngân hàng này đạt mức 21,09%. Ngân hàng VPB với ROE là 21,95%. Có thể thấy năm 2020 ngân hàng Techcombank đã không đạt được hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu tốt bằng các ngân hàng khác. Khi so sánh tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng với trung bình chung ROE của ngân hàng là 17,76%, có thể thấy rằng mặc dù có sự biến động không ổn định qua các năm nhưng ngân hàng vẫn luôn duy trì mức ROE trên mức trung bình ngành cho thấy ngân hàng vẫn hoạt động khá ổn định. Và ngân hàng cũng cần có những chiến lược để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn. Tiến hành so sánh ROE giữa các ngân hàng là Vietcombank và VP Bank để thấy rõ bức tranh ngành thì ngân hàng Techcombank có thực sự đang hoạt động tốt hay không. Theo bảng tính toán số liệu dưới đây:

Nhận thấy rằng vốn chủ sở hữu và lợi nhuận của cả ba ngân hàng đều ổn định, có sự tăn trưởng qua các năm. Trong 3 ngân hàng thì Vietcombank là ngân hàng dẫn đầu về các chỉ số với mức vốn chủ sở hữu cao nhất từ 62.179.379 triệu đồng năm 2018 đã tăng lên mức 94.094.979 triệu đồng vào năm 2020. Lợi nhuận ngân hàng tạo ra cũng rất tốt với 14.622.062 triệu đồng năm 2018 đã tăng lên vào năm 2020 ghi nhận 18.451.311 triệu đồng. Những con số đó đã thể hiện rõ ngân hàng VCB đang hoạt động rất tốt kéo theo chỉ số sinh lời ROE duy trì ở mức 25% trong năm 2018-2019, đến 2020 có sự đi xuống

69

không đáng kể với ROE đạt 21%. Tức 1 đồng vốn CSH sẽ tạo ra là 0,21 đến 0,25 đồng lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng ở mức tốt. So sánh với ngân hàng VP Bank chỉ số ROE đạt 22,82% vào năm 2018 và đến năm 2020 mức sinh lời là 21,09%.

Bảng 2.20. So sánh ROE giữa Techcombak với một số ngân hàng

Năm NH Vốn CSH VCSH bình

quân

Lợi nhuận sau

thuế ROE 2018 VPB 34.750.069 32222889,5 7.355.568 22,82 VCB 62.179.379 57368669 14.622.062 25,48 TCB 51.782.705 39356725 8.473.997 21,53 2019 VPB 42.209.742 38479905,5 8.260.263 21,46 VCB 80.882.982 71531180,5 18.582.254 25,97 TCB 62.072.767 56927736 10.226.209 17,96 2020 VPB 52.793.502 47501622 10.413.760 21,92 VCB 94.094.979 87488980,5 18.451.311 21,09 TCB 74.614.786 68343777 12.582.467 18,41

Đối với Techcombank có chỉ số ROE thấp nhất trong 3 ngân hàng có thể thấy rõ quy mô vốn chủ sở hữu, mức lợi nhuận cũng như khả năng sinh lời ROE có sự cách biệt so với 2 ngân hàng còn lại. Hệ số ROE năm 2018 của

Techcombank là 21,53% cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng khá tốt. Nhưng đến năm 2019, 2020 mức sinh lời tương ứng là 17,96% và

70

càng cao thì càng có lợi, và duy trì ROE trên 15% cho thấy ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả, cân đối trong quá trình khai thác lợi thế cạnh tranh, huy động vốn, mở rộng quy mô, khi ROE cao thì cổ phiếu càng được nhà đầu tư ưa chuộng. Tuy vậy, ROE của Techcombank thấp khi so sánh với các ngân hàng khác trong khi Vốn chủ sở hữu và lợi nhuận của Techcombank vẫn tăng đều qua 3 năm, tức là ngân hàng cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh.

Sau khi tính toán ROA và ROE ta có: Đòn bẩy tài chính = ROE/ROA của 3 ngân hàng VCB, VP Bank và TCB như sau.

2018 2019 2020

VCB 20,892 17,553 13,875

VP 9,317 9,457 10,853

TCB 8,156 6,753 6,437

Chỉ số ROE của ngành ngân hàng thường cao, nhưng ROA thấp vì bản chất ngành này lấy tiền người gửi và cho vay lại hoặc đầu tư, kinh doanh từ sự chênh lệch lãi suất này. Cả ROE và ROA là hai chỉ số vô cùng quan trọng để đáh giá năng lực tài chính, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập của ngân hàng. Và mối quan hệ giữa hai hệ số ROE và ROA. Với Techcombank mặc dù có hệ số ROE = 18,41% năm 2020, thấp hơn 2 ngân hàng còn lại nhưng vẫn ở mức hợp lý và có ROA= 2,86% đạt mức cao nhất trong 3 ngân hàng, vì thế chung quy Techcombank vẫn được đánh giá cao, nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm về tình hình hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng.

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần( ROS ) =

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh và lợi nhuận do doanh thu đem lại. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần nhìn chung của ngân hàng được duy trì khá ổn định qua 3 năm. Năm 2018 là 46,85% tức 1 đồng doanh thu tạo ra 0,4685 đồng lợi

71

nhuận. Đến năm 2019 tỷ suất ROS tăng lên mức 48,54% có nghĩa cứ 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,4854 đồng lợi nhuận. Sang năm 2020 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của ngân hàng có sự giảm nhẹ xuống mức 46,53%. Cho thấy ngân hàng đang có hoạt động kinh doanh khá tốt, tạo ra mức lợi nhuận cao và luôn tăng trưởng qua các năm, chi phí cũng được kiểm soát ở mức phù hợp, không quá cao giúp ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam giai đoạn 2018 2020 (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)