Nông sản cũng là một loại hàng hóa nói chung, vì vậy cũng chịu ảnh hưởng từ các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nói chung. Tuy nhiên, dựa vào những đặc điểm của xuất khẩu nông sản, có những yếu tố ảnh hưởng riêng đến thúc đẩy xuất khẩu và xuất khẩu nông sản. Qua phân tích về mặt lý luận có thể đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản bao gồm:
1.2.3.1. Yếu tố vi mô
Chất lượng mặt hàng nông sản
Chất lượng mặt hàng nông sản là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu khi người tiêu dùng ra quyết định mua hàng bởi vì nông sản là những mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiếu yếu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, do đó yêu cầu về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm của các quốc gia rất khắt khe nghiêm ngặt. Mỗi quốc gia nhập khẩu nông sản có những rào cản riêng về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình chế biến, tiêu chuẩn vệ sinh, yếu tố môi trường, thậm chí cả tiêu chuẩn về lao động sử dụng trong sản xuất và chế biến. Các tiêu chuẩn này ngày càng trở nên chặt chẽ, khắt khe hơn và trở thành vũ khí sắc bén của các quốc gia để bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp nội địa trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Điều này khiến cho danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu vào các nước càng tăng lên. Những sản phẩm sạch là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn về bảo vệ sức khỏe cho người, động vật, thực vật và môi trường sinh thái, là những sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích vì mục đích bảo vệ sức khỏe. Chất lượng sản phẩm tốt kết hợp với mẫu mã bắt mắt, phù hợp với thị hiếu của từng thị trường nhập khẩu sẽ từng bước tạo dựng niềm tin và định vị được thương hiệu của sản phẩm nông sản trên thị trường quốc tế.
Giá cả hàng nông sản
Giá cả của hàng hóa xuất khẩu là một yếu tố cạnh tranh quan trọng trong chiến lược thâm nhập thị trường thế giới. Theo quy luật cung – cầu có thể diễn giải rằng khi giá cả của hàng nông sản tăng thì lượng cung ứng mặt hàng đó trên thị trường tăng lên nhưng lượng cầu cho mặt hàng đó lại giám xuống và ngược lại. Muốn giảm giá cho sản phẩm xuất khẩu để thu hút người tiêu dùng thì phải hạ giá thành sản xuất như vậy, ngoài việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất để giảm giá thành còn phải
24
tiến hành nhiều biện pháp khác nhằm giảm các chi phí đầu vào trong cấu thành giá của sản phẩm.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giá nông sản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, sự cân bằng ngân sách quốc gia, tỉ giá, các chính sách thương mại quốc tế. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho tất cả các quốc gia xem xét, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và điều này sẽ làm cho giá cả xuất nhập khẩu trở nên khó dự đoán.
Khoa học kĩ thuật ứng dụng trong sản xuất
Đối với mỗi mặt hàng nông sản lại có những yêu cầu về các yếu tố đầu vào và các trang thiết bị hỗ trợ hoạt động sản xuất, bảo quản, đóng gói khác nhau. Do đặc tính tự nhiên, nông sản dễ bị hư hỏng xuống cấp khi bảo quản, vận chuyển, đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến mới có thể bảo quản được lâu dài nhưng cũng chỉ trong thời hạn nhất định. Nhân tố này sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm nông sản được giữ nguyên vẹn hay không khi đến với tay người tiêu dùng nước ngoài và được tính vào giá thành của sản phẩm. Đầu tư dây chuyển sản xuất nông sản ngay ban đầu sẽ rút ngắn được thời gian sản xuất, chế biến và đảm bảo giữ cho sản phẩm nguyên vẹn và bắt mắt khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Bên cạnh đó, khoa học kĩ thuật và công nghệ là một trong những trụ cột chính trong công cuộc cơ cấu lại ngành nông nghiệp và nâng cao chất lượng nông sản. Khoa học công nghệ đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm. Trong nông nghiệp, việc nghiên cứu cho ra những giống cây trồng, vật nuôi mới hay việc phát minh ra công nghệ sản xuất, chế biến mới đã tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng cao. Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.
25
Đối với những nông sản thuộc nhóm lương thực, thực phẩm như cà phê, hồ tiêu, … có chất lượng và hương vị đặc trưng của đất nước nhiệt đới, lại có lợi thế về giá cả, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng xứ lạnh đồng thời một quốc gia đông dân có thị hiếu sử dụng nhiều mặt hàng nông sản này giúp sản phẩm nhanh chóng được thâm nhập vào thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy vậy, một số thị trường có trình độ phát triển khác nhau nên nhu cầu của thị trường này rất phong phú, đa dạng. Mặt khác, người tiêu dùng có những yêu cầu khắt khe đối với mặt hàng nông sản, thị trường ngày càng trở nên khó tính sẽ hạn chế việc xuất khẩu nông sản.
Chiến lược marketing trong xuất khẩu nông sản: thị trường quốc tế và thị trường nội địa luôn có những khác biệt rất lớn, vì vậy các hoạt động marketing và xúc tiến bán hàng ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc biệt doanh nghiệp cần có những chiến lược marketing xuất khẩu cho hàng nông sản chủ lực, lưạ chọn thị trường trọng điểm đồng thời hoạch định chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp. Xác định nguồn lực trong chiến lược marketing xuất khẩu hướng tới thị trường trọng điểm nhằm nâng cao việc xuất khẩu nông sản, mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu, từ đó tăng cường xuất khẩu hàng nông sản cả về số lượng và chất lượng.
1.2.3.2. Yếu tố vĩ mô
Lợi thế so sánh xuất khẩu nông sản
Lợi thế so sánh tự nhiên có từ các nguồn lực sẵn có như đất đai, tài nguyên, khoáng sản, lao động và nguồn vốn. Vì vậy, có nhiều tiềm năng trong việc mở rộng đất canh tác để tăng sản lượng nông sản từ đó đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu. Mặt khác, điều kiện tự nhiên khí hậu cũng giúp nông sản phát triển mạnh, tận dụng được các lợi thế này giúp giữ vững được vị trí của mình trên trường quốc tế. Các cơ hội thị trường mở ra cũng có khả năng tạo ra những lợi thế mới. Như vậy, việc tận dụng và phát huy tốt những lợi thế so sánh tự nhiên của quốc gia sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Chính sách khuyến khích, quản lý xuất khẩu nông sản
Với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay đã tạo điều kiện cho nhiều liên minh ở các mức độ khác nhau như WTO, ASEAN, FTA… được hình thành, nhiều hiệp định thương mại song phương , đa phương giữa các nước và các khối kinh tế đã được ký kết. Đặc biệt WTO đã có những cam kết với Việt Nam trong việc trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản theo Hiệp định nông nghiệp. Mục tiêu của Hiệp định là tiến hành cái cách trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng các chính sách nông nghiệp có
26
định hướng thị trường sâu nhằm nâng cao khả năng dự đoán trước các thay đổi và đảm bảo an ninh lương thực cho các nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Đồng thời, Hiệp định nông nghiệp về trợ cấp xuất khẩu đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp đối với hàng nông sản xuất khẩu hay những biện pháp làm cho hàng nông sản xuất khẩu có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Rào cản thuế và phi thuế quan đối với nông sản
Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tham gia các FTA mở ra cơ hội mới cho phát triển kinh tế đất nước, mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng hợp tác kinh tế, gỡ bỏ những rào cản thuế quan trước đây từng cản trở trong quá trình giao thương giữa các quốc gia. Xu hướng đẩy mạnh tự do hoá thương mại hàng nông sản thông qua việc ký và thực thi các FTA, nhất là FTA thế hệ mới giúp Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi hơn về thuế quan, phi thuế quan đồng thời có điều kiện cơ cấu lại thị trường xuất khẩu theo hướng cân bằng hơn, tránh phụ thuộc quá mức vào thị trường nào đó. Đặc biệt EVFTA mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam như 99% dòng thuế nhập khẩu giữa hai bên được xoá bỏ, đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã ký. Đáng lưu ý, nhiều mặt hàng nông sản được hưởng thuế suất 0% và cam kết cơ bản sẽ xoá bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực. Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam liên kết sâu rộng vào các thị trường lớn, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
Khoảng cách về địa lý
Khoảng cách về địa lý giữa hai quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cước phí vận chuyển hàng hóa cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa nói chung và nhóm nông sản nói riêng. Khi khoảng cách giữa hai quốc gia càng xa, chi phí vận chuyển càng lớn kết hợp với đặc thù của hàng nông sản là tươi nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nông sản. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý còn ảnh hưởng đến thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký hợp đồng,… do vậy sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường cũng như lựa chọn mặt hàng để xuất khẩu. Đây là lý do khiến các quốc gia thường chú trọng nhiều hơn đến giao lưu thương mại với các nước có chung đường biên giới hoặc các nước trong cùng khu vực. Thêm vào đó, khoảng cách địa lý còn ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hóa. Tuy rằng với mỗi mặt hàng khác nhau thì mức độ tác động có thể là nhiều hay ít nhưng đối với nhóm hàng nông sản thì khoảng cách địa lý có ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu nông sản
27
của một quốc gia. Nếu khoảng cách càng xa thì việc xuất khẩu nông sản sang các nước khó khăn hơn dẫn đến tình trạng xuất khẩu bị hạn chế.
Qua phân tích cho thấy, các nhân tố nêu trên đều có tác động đến xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, khi xem xét các nhân tố này với nhau có thể đang tồn tại một sự tương tác nhất định nào đó. Sự tương tác này có thể cộng hưởng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản song cũng có thể tác động ngược nhau dẫn đến kìm hãm sự phát triển của xuất khẩu nông sản. Tóm lại, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản có rất nhiều nhân tố khác nhau. Các nhân tố không dừng lại ở khía cạnh ảnh hưởng độc lập mà có thể đang tồn tại sự tương tác nhất định với nhau để cùng tác động đến xuất khẩu nông sản.
28
Kết luận chương 1
Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu ở cấp độ khu vực và thế giới. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, việc xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy kinh tế phát triển đồng thời hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy hết những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về khoa học công nghệ, chính trị pháp luật và văn hoá xã hội.
Trong chương 1 đã hệ thống hóa về cơ sở lý luận về xuất khẩu và xuất khẩu nông sản, xác định hình thức, vai trò và quy trình xuất khẩu đồng thời nêu rõ đặc điểm của xuất khẩu nông sản. Bên cạnh đó, chỉ ra và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và xuất khẩu nông sản bao gồm yếu tố vi mô và yếu tố vi mô. Dựa trên những lý luận của chương 1, sang chương 2 sẽ đi sâu vào nghiên cứu thực trạng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam giai đoạn 2018-2020.
29
Chương 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN
CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN HỒNG SƠN