Đầu tư vào khoa học công nghệ nhiều hơn để xuất khẩu được số lượng lớn, kịp tiến độ giao hàng và đáp ứng được nhu cầu cao của khách hàng.
Đầu tư ở khâu bảo quản mặt hàng nông sản: xây dựng kho chứa nông sản sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn để dự trữ xuất khẩu, không để tình trạng hư hỏng, nấm mốc làm mất đi giá trị của các loại nông sản.
Xây dựng một thị trường xuất khẩu lớn và ổn định: mỗi thị trường đều mang một đặc điểm riêng cũng như thói quen tiêu dùng riêng. Vì thế việc phân tích cơ cấu thị trường cho từng nông sản, đề ra chiến lược có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thêm vào đó do năng lực xuất khẩu còn nhiều hạn chế nên việc phát triển thị trường xuất khẩu phải hướng về chiều sâu- tức là tập trung khai thác tại những thị trường đem lại hiệu quả cao nhất.
Cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, thị hiếu của khách hàng, quan tâm đầu tư đến chất lượng sản phẩm ngay từ khâu thu hoạch và sản xuất. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các thương vụ Việt nam ở nước ngoài để đâỷ mạnh xúc tiến thương mại trên thị trường thế giới.
Tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu, coi trọng đăng ký thương hiệu, thiết kế nhãn mác và mẫu mã bao bì cho sản phẩm, đảm bảo các chứng chỉ cần thiết khi xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Đầu tư thêm phương tiện vận chuyển
Lượng hàng lẻ của Công ty ngày càng nhiều mà vào mùa cao điểm rất khó để đặt xe với bên vận chuyển, vì vậy cần phải quan tâm đến phương tiện vận chuyển, đặc biệt là các loại xe tải nhỏ. Để thực hiện điều này Công ty cần mua sắm thêm các loại xe tải
76
từ 5 tạ đến 1 tấn. Đối với các xe hiện tại của Công ty, cần được bảo trì liên tục để đảm bảo an toàn cho hàng hóa cũng như con người.
Việc này giúp cho Công ty chủ động hơn trong việc chuyển chở hàng hóa, bớt phụ thuộc vào bên vận chuyển và tiết kiệm được chi phí vận chuyển trong dài hạn.
Duy trì khách hàng hiện tại và tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng có
lượng hàng xuất nhiều và ổn định.
Để làm được điều này Công ty cần chú trọng vào công tác Marketing của mình. Đối với khách hàng cũ, cần duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm, đảm bảo thời gian giao hàng. Đồng thời vào các ngày lễ, Tết Công ty cũng nên gửi hoa chúc mừng, hoặc là gửi tặng văn phòng phẩm, các tặng phẩm khác có in hình logo Công ty. Làm như vậy vừa gây dựng mối quan hệ với khách hàng, vừa là để quảng cáo cho Công ty.
Đối với những khách hàng mới: Công ty có thể giới thiệu các dịch vụ trên website của mình, các phương tiện thông tin đại chúng khác như: báo, tạp chí, đặc biệt là các tạp chí chuyên ngành. Tìm kiếm thông tin về thị trường các nước nhập khẩu, xem xét tất cả các thông tin về Công ty tiềm năng ở thị trường các nước đó, đặc biệt là về lượng và mặt hàng nhập khẩu. Từ đó, quyết định gửi các chào hàng về giá cả cũng như chất lượng dịch vụ của mình cho họ, sau đó tùy tình hình mà Công ty có những chính sách phù hợp khác. Công ty cũng nên chủ động giao quyền cho các đơn vị thành viên để đề ra những chính sách giá cả hợp lý vào từng thời điểm khác nhau, áp dụng những cơ chế thưởng và hoa hồng thỏa đáng cho người giới thiệu.
Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa quy trình XK
Với thị trường xuất khẩu năng động như hiện nay, việc nâng cao chất lượng sản phẩm là điều thiết yếu nếu muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Công ty cần xây dựng thêm các nhà máy gần các khu sản xuất để có thể chủ động nguồn hàng, chủ động trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, có lợi thế trong việc thu mua các sản phẩm chất lượng tốt trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, Công ty cần phải tối ưu hóa quá trình xuất khẩu, sao cho các bước từ nhận đơn hàng đến khi đơn hàng đến tay người nhận, là một quy trình khép kín, các bộ phận liên kết hỗ trợ chặt chẽ cho nhau, để giảm thiểu rủi ro, thời gian và chi phí phát sinh khi lô hàng có vấn đề.
Đồng thời hiện nay các Công ty nhập hàng từ nông dân sản xuất khá là nhiều, như vậy hàng nhập sẽ thô do không có điều kiện vật chất – kĩ thuật để sáng lọc sản phẩm, vì vậy Công ty cần nắm được điểm này chủ động tạo nguồn cung cho mình để chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo tốt nhất.
77
Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên bằng cách thực hiện các công việc sau:
Tuyển các nhân viên có trình độ cũng như có chuyên môn nghiệp vụ.
Cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về nghiệp vụ; và nhất là khi có các thay đổi hay các quy định mới về thủ tục giao nhận, thuế quan hay các quy định, chính sách của nhà nước, cần phổ biến cho toàn thể nhân viên để họ biết mà thực hiện tạo nên sự chuyên nghiệp trong quá trình xuất khẩu sản phẩm. Đặc biệt là các nhân viên thực hiện công việc làm thủ tục hải quan, các nhân viên này phải được trang bị một kiến thức tổng quát về xuất nhập khẩu để khi đi khai hải quan được nhanh chóng và chính xác.
Bên cạnh đó, để đảm bảo tất cả nhân viên đều nắm vững những kiến thức mình được học trong các buổi tập huấn Công ty cần tổ chức các bài kiểm tra, ra tình huống cho nhân viên xử lý. Có như vậy mới không lãng phí công sức cũng như chi phí bỏ ra cho các đợt tập huấn mà còn giúp nhân viên nắm vững những gì mình được học.
Ngoài những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ Công ty cũng cần trang bị cho nhân viên các kỹ năng “mềm” đó là các kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng tạo dựng và duy trì mối quan hệ, kỹ năng giải quyết vấn đề,...
Thực hiện các công việc sẽ giúp cho Công ty có được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp phù hợp với xu thế hiện nay. Từ đó tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với dịch vụ của Công ty, làm cho lượng khách hàng đến với Công ty ngày càng nhiều đem lại doanh thu cho Công ty.
78
Kết luận chương 3
Ở chương 3, với những nguyên nhân gây ra hạn chế trong xuất khẩu nông sản của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam giai đoạn 2018-2020, qua đó đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu bao gồm các giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại.
Để việc xuất khẩu mặt hàng nông sản của Công ty ngày một phát triển hơn nữa, đã đưa ra một số đề xuất và kiến nghị với các bên liên quan như đối với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam và Nhà nước để góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản của Công ty sang các thị trường quốc tế, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, yêu cầu khắt khe của những thị trường tiềm năng mà Công ty hướng tới.
79
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa, kinh doanh quốc tế trở thành xu hướng tất yếu của mọi quốc gia, kinh doanh quốc tế giúp cho các quốc gia tham gia sâu rộng vào quá trình liên kết kinh tế, phân công lao động xã hội, hội nhập vào thị trường toàn cầu.
Khóa luận đã đề cập tới thực trạng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Công ty TNHH Xuất nhập Nông sản Hồng Sơn Việt Nam, những kết quả đạt được trong thời gian qua dù chưa đạt được các mục tiêu đã đề ra trong thị trường cạnh tranh và đầy thách thức như hiện nay nhưng đã thể hiện sự nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo và nhân viên Công ty. Tuy nhiên, để khẳng định được vị trí và hình ảnh của mình trên thị trường quốc tế, Công ty phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh, cơ sở hạ tầng, bộ máy tổ chức và xây dựng thương hiệu ngày càng lớn mạnh.
Là một doanh nghiệp sản xuất nông sản thô và xuất khẩu nông sản, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và thâm nhập vào các thị trường để xuất khẩu, Công ty cũng không tránh khỏi những thách thức ở các thị trường mới gia nhập. Hơn nữa, Công ty còn phải đối mặt với những khó khăn do chính sách của các nước và dịch bệnh. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Công ty có chiều hướng giảm đi đáng kể. Công ty cần có những biện pháp thích hợp để gia tăng hiệu quả kinh doanh và xuất khẩu của mình.
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các văn bản quy phạm pháp luật
1. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Công báo Chính phủ.
2. Chính phủ (2006), Nghị định số 12/2006/NĐ-CP về việc hoạt động mua
bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa nước ngoài, Công báo Chính phủ.
B. Các tài liệu sách, báo
3. Phòng kế toán (2018-2020), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2018, 2019, 2020.
4. Đỗ Đức Bình (2012), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân – NEU
5. Đại học Kinh tế quốc dân, Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu. 6. Vũ Thùy Linh (2020), “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU”, Luận văn tốt nghiệp APD, trang 5-6.
C. Các tài liệu từ trang thông tin trên mạng
7. Trang web Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam: https://hosonimex.com/vi/
8. Bùi Thành (2020), “Ngành nông nghiệp vượt khó trước tác động của dịch COVID-19”, Báo điện tử Đảng cộng sản, https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/nganh-
nong-nghiep-vuot-kho-truoc-tac-dong-cua-dich-covid-19-561242.html, [23/4/2020] 9. Nhóm phóng viên (2020), “EVFTA: Cơ hội cho nông sản Việt, Nhóm Phóng viên”, VnEconomy, https://vneconomy.vn/evfta-co-hoi-cho-nong-san-viet.htm
10. Lê Ánh (2018), “Quy trình xuất khẩu hàng FCL (full container loading)”,
Xuất nhập khẩu Lê Ánh, https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/quy-trinh-xuat-khau-hang-
fcl-full-container-loading.html
11. Ban biên tập (2019), “Đặc sản Quế Văn Yên, Yên Bái”, Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái, https://www.yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin- tuc.aspx?ItemID=58&l=DacsanYenBai, [14/05/2019]
12. Mộc Trà (2020), “Lạng Sơn dành hơn 14 tỷ đồng để "đánh thức" loài cây quý ra hoa thơm khắp rừng”, Dân Việt, https://danviet.vn/lang-son-danh-hon-14-ty- dong-de-danh-thuc-loai-cay-quy-ra-hoa-thom-khap-rung.htm, [20/08/2020]