Hạn chế
Trong từng giai đoạn của quy trình
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để thu hút khách hàng, công ty phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với mức giá thấp. Điều này rất khó trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay. Công ty luôn muốn đưa ra mức giá hợp lý để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận của mình. Vì vậy, nếu không xử lý khéo léo công ty dễ đánh mất khách hàng vì yếu tố này.
Bên cạnh đó do tính chất mùa vụ của các loại cây trồng – là sản phẩm chính của công ty, có những giai đoạn cao điểm, đơn hàng rất nhiều. Khi đó thường xảy ra hiện tượng hết hàng để đáp ứng nhu cầu của bên nhập khẩu hoặc hãng tàu hết container hoặc hết chỗ. Để khắc phục, nhân viên kinh doanh của công ty phải liên lạc với một hãng tàu khác để đặt chỗ cho khách hàng. Rủi ro có thể xảy ra là chi phí tăng lên hoặc
62
hàng hóa sẽ đi chậm hơn so với dự tính. Nếu không xử lý nhanh chóng, công ty rất dễ bị khách hàng phàn nàn, thậm chí đánh mất niềm tin từ khách hàng.
Một số cán bộ hải quan vì tư lợi riêng của mình, gây khó dễ nhằm yêu cầu thêm lệ phí làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh, gây khó khăn khi hạch toán với khách hàng.
Với toàn bộ quy trình nói chung
Quy trình còn chịu chi phối bởi những tác động bên ngoài doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể kiểm soát hết được: khách hàng, hãng tàu, công ty bảo hiểm, cơ quan hải quan,....
Thời gian giao nhận đôi khi bị chậm trễ do sự liên kết của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam với các hãng tàu và các đơn vị vận chuyển khác vẫn còn lỏng lẻo, chưa ăn khớp dẫn đến kế hoạch giao hàng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt đối với những lô hàng phải chuyển tiếp qua nhiều tàu khác rất dễ gặp sự cố như mất mát, hư hỏng hàng hóa, hàng hóa lên tàu muộn, thiếu tờ khai,...
Nguyên nhân
Thứ nhất, vì quy trình có sự chuyên môn hóa sâu, công việc được phân chia cụ thể cho từng bộ phận, nên khi xảy ra sự cố tại một khâu nào đó của quy trình thì chỉ có bộ phận chuyên môn mới có thể giải quyết được vì chỉ có họ mới hiểu về công việc mà họ làm. Và chính điều này ảnh hưởng đến cả quá trình xuất khẩu hàng hóa.
Thứ hai, Công tác đào tạo nhân viên chưa thực sự hiệu quả.
Kinh nghiệm của người lao động tại một số bộ phận còn yếu. Với các nhân viên mới vào công ty, việc đào tạo nhận việc mới chưa bài bản. Họ thường chỉ được một nhân viên cũ đào tạo trực tiếp về công việc mà chưa được hệ thống hóa về cả quy trình làm việc nên khi bắt tay vào thường lúng túng, mắc lỗi vì chưa thật sự hiểu về công việc mà chỉ biết cách làm.
Đội ngũ nhân viên thì chưa đủ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hàng hóa, luôn luôn phải làm việc quá tải vì áp lực thời gian giao hàng với khách hàng. Vì vậy đôi lúc họ mệt mỏi và năng suất lao động chưa cao.
Thứ ba, Vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, hoạt động xuất khẩu nông sản đang diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là khi Việt Nam đang từng bước thực hiện các cam kết song phương và đa phương về thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Trước đó, các doanh nghiệp đã chuẩn bị từ khâu giống, vật tư đầu vào đến quy trình nuôi, trồng... để đón sóng cơ hội. Đặc biệt, các doanh nghiệp ngày càng năng
63
động trong tìm kiếm thị trường, liên kết với nông dân thực hiện đúng các khuyến cáo của EU để nâng cao giá trị nông sản.
Cuối cùng, công ty cũng phải đối mặt với những cạnh tranh mạnh mẽ do sự ra đời ngày càng nhiều của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản với những chính sách linh hoạt, sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp, chi hoa hồng cao để lôi kéo và giữ khách hàng.
64
Kết luận Chương 2
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng nông sản, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ, tạo được chỗ đứng trên thị trường quốc tế đồng thời thương hiệu của công ty được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước biết tới.
Nội dung chương 2 đã tập trung phân tích về thực trạng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020 qua các tiêu chí như: kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng nông sản, tỷ trọng xuất khẩu của từng mặt hàng, thị phần các thị trường nhập khẩu, quy trình xuất khẩu, các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản đồng thời tổng kết các thành tựu mà công ty đã đạt được. Từ đó, với các số liệu thu thập được qua quá trình phân tích, xác định được những nút thắt đã và đang gây bất lợi, giảm sự cạnh tranh sản phẩm nông sản của Công ty và tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng này, góp phần tạo tiền đề cho việc xây dựng hệ thống giải pháp kịp thời và thiết thực nhất cho mặt hàng nông sản. Trong chương 3, sẽ đi sâu vào những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Công ty.
65
Chương 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN HỒNG SƠN VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025