Tình hình xuất khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng nông sản của công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản hồng sơn việt nam (Trang 56 - 61)

Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng nông sản, với sự nỗ lực to lớn công ty đã đạt được kết quả đáng mừng về kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2018-2020. Dưới đây là bảng tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty, đồng thời sẽ phân tích rõ hơn về kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Công ty, cụ thể như sau:

48

Bảng 2.10. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam

Đơn vị: VNĐ Năm 2018 2019 2020 Tốc độ tăng (%) 2019/ 2018 2020/ 2019 Tổng kim ngạch xuất khẩu 100.237.113.704 110.789.511.233 108.202.341.112 10,53% -2,34%

Nguồn: Số liệu từ Phòng Kế toán Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam – Năm 2018, 2019, 2020

Biểu đồ 2.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kim của Công ty giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: VNĐ

Nguồn: Số liệu từ Phòng Kế toán Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam - Năm 2018, 2019, 2020

49

Khối lượng xuất khẩu tăng là yếu tố quan trọng để tăng kim ngạch xuất khẩu, dựa vào biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu, ta có thể thấy tổng quát về sự biến động tình hình xuất khẩu của công ty 3 năm vừa qua.

Qua bảng kim ngạch nhập khẩu ta thấy: năm 2019, kim ngạch xuất khẩu tăng 10.53% do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh. Giảm 2.34% vào năm 2020 do dịch bệnh Covid, hoạt động nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, đối tác khan hàng, thậm chí đóng cửa quốc gia, Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội. Công ty đã trải qua những thăng trầm của những giai đoạn kinh tế khác nhau, tuy còn nhiều khó khăn nhưng Công ty luôn trang bị cho mình các thành viên, các phòng ban một tư thế sẵn sàng đương đầu với thử thách. Bởi vậy, dù mới thành lập nhưng hình ảnh của HOSONIMEX luôn được nhắc đến với cụm từ: chuyên nghiệp, chất lượng và uy tín. Mặc dù xuất khẩu nông sản còn gặp nhiều khó khăn về giá cả, dịch bệnh, sự biến động của thị trường, của nền kinh tế trong nước và quốc tế nhưng nhờ lượng xuất khẩu tăng ổn định nên kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm tương đối ít tại thời điểm năm 2020, cụ thể với các sản phẩm chủ lực của công ty, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2018-2020 như bảng sau:

Bảng 2.11. Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hồng Sơn Việt Nam giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: VNĐ

Các sản phẩm

của công ty 2018 2019 2020

Hoa hồi 60.142.268.222 66.473.370.740 64.921.404.667

Cây quế 25.059.278.426 25.769.737.808 27.050.585.278

Trái cây tươi 5.011.855.685 5.530.947.561 5.410.117.056

Trái cây khô 7.016.597.959 7.755.265.860 7.574.163.878

Các sản phẩm khác 3.007.113.411 3.432.368.537 3.246.070.233

Tổng 100.237.113.704 110.789.511.233 108.202.341.112

Nguồn: Số liệu từ Phòng Kế toán Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam – Năm 2018, 2019, 2020

Từ bảng trên có thể thấy, trong giai đoạn 2018-2020 sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu chủ lực của công ty là hoa hồi với hơn 60 đến 64 tỷ VNĐ, là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của công ty chiếm tỷ trọng cao trong các mặt hàng xuất khẩu nông sản ba

50

năm liên tiếp, công ty không ngừng nâng cao chất lượng và tạo thương hiệu uy tín đến với khách hàng.

Tiếp theo là cây quế (vỏ quế) với hơn 25 đến 27 tỷ VNĐ, nhờ sự cải tiến của dây chuyền sản xuất, từ khâu thu mua, chế biến đến đóng gói mà chi phí vận hành được giảm thiểu đáng kể, giá bán hàng cũng được điều chỉnh hợp lý để dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ mà sản lượng tiêu thụ quế ngày một tăng cao và trở thành nguồn thu nhập chính của công ty.HOSONIMEX đã không ngừng cải tiến và đa dạng về các loại sản phẩm giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn là một bước đi đúng đắn trong cải cách của công ty trong việc thu hút nhiều đối tác cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ trên thế giới.

Ở vị trí thứ ba là các sản phẩm thuộc nhóm trái cây khô đạt giá trị ở ngưỡng 7 tỉ và trái cây tươi đạt ngưỡng 5 tỉ qua các năm. Còn lại là các sản phẩm khác. Tuy sản lượng tăng không nhiều nhưng đây cũng là một tín hiệu đáng mừng trong việc xuất khẩu sang những thị trường tiềm năng và được khách hàng quốc tế biết đến sản phẩm nhiều hơn. Tuy nhiên, các mặt hàng này đang còn ít khách hàng tiêu thụ nên lượng xuất khẩu cũng ít hơn. Đây là mặt hàng chưa được đầu tư phát triển nhiều, sản lượng và trị giá không có nhiều biến động qua các năm, thị trường xuất khẩu cũng gần như không thay đổi, công ty chưa tìm ra được nhiều thị trường và khách hàng mới.

Giai đoạn 2018-2019 kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm của công ty tăng mạnh, có dấu hiệu giảm xuống vào năm 2020 do phần lớn ảnh hưởng của dịch COVID. Tuy nhiên lượng giảm là không nhiều, do công ty có nguồn khách hàng cũ là các thị trường nhập khẩu khá ổn định. Tuy nhiên, công ty vẫn cần đẩy mạnh phát triển các thị trường khác, tránh phụ thuộc vào thị trường cũ quá nhiều.

Xét về tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam, mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất của HOSONIMEX trong suốt giai đoạn 2018-2020 là hoa hồi chiếm 60,05% - mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của công ty chiếm tỷ trọng cao trong các mặt hàng xuất khẩu nông sản. Tiếp theo là cây quế chiếm 25,5% - sản lượng tiêu thụ quế ngày một tăng cao và trở thành nguồn thu nhập chính của công ty, đứng thứ ba là mặt hàng trái cây khô với 7,31% trên tổng sản lượng các mặt hàng nông sản của Công ty và các mặt hàng khác chiếm 1,69% bao gồm: chanh tươi, rau củ tươi, nhang,… Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng Nông sản tại Công ty nhìn chung đều duy trì giá trị ổn định qua các năm, số liệu được biểu thị qua biểu đồ dưới đây:

51

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam

Nguồn: Số liệu từ Phòng Kế toán Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam – Năm 2018, 2019, 2020

Biểu đồ 2.4. Thị phần các thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam giai đoạn 2018-2020

Nguồn: Số liệu từ Phòng Kế toán Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Sơn Việt Nam – Năm 2018, 2019, 2020

52

Theo số liệu thể hiện trên biểu đồ, dễ thấy thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty là Ấn Độ - thị trường truyền thống của công ty, với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 cao nhất đạt hơn 41,23 tỷ USD (chiếm từ 34-37%). Đứng thứ 2 là Hàn Quốc với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 24,58 tỷ USD (chiếm 24,53%), liên tục tăng trong năm 2019 và 2020, năm 2020 giá trị xuất khẩu cao nhất đạt hơn 29,32 tỷ USD (chiếm 27,1%). Với tốc độ tăng liên tục qua các năm, mặc dù Hàn Quốc là thị trường mới, nhưng sẽ là thị trường chủ lực của công ty trong tương lai.

Tiếp theo là Bangladesh với kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2019 đạt hơn 17,83 tỷ USD (chiếm khoảng 15-16% thị phần). Bên cạnh đó, xuất khẩu sang Hà Lan đạt hơn 11 tỷ USD, chiếm khoảng 10-11% thị trường các nước nhập khẩu của HOSONIMEX. Do Công ty tập trung thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường chủ lực và thị trường truyền thống, hạn chế mở rộng các thị trường mới nên các quốc gia khác chiếm hơn 10% thị phần, năm 2018 các quốc gia khác chiếm 14% thị phần, nhưng nhìn chung đều giảm qua các năm.

Đối với các thị trường khác thì tỷ trọng lại giảm còn 3,46% do những thị trường xuất khẩu này ngày càng khó tính, yêu cầu chất lượng cao hơn mà công ty chưa đáp ứng kịp những yêu cầu của khách hàng. Nhìn chung doanh số xuất khẩu vào thị trường này không cao nhưng đây có thể là những thị trường tiềm năng mà công ty cần nghiên cứu và đưa ra các chiến lược thâm nhập sâu hơn nữa nếu muốn mở rộng thị trường và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty.

Trong số các thị trường trên, công ty cần duy trì và phục hồi về tỷ trọng xuất sang thị trường Ấn Độ và Hàn Quốc, đây là hai thị trường chủ lực của công ty. Còn đối với thị trường Bangladesh, Hà Lan là những thị trường tiềm năng công ty cần quan tâm đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm ra nước ngoài để gia tăng hơn nữa tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này.

Để có thể phát triển cao hơn ở thị trường các nước đòi hỏi công ty phải quan tâm hơn nữa về thị hiếu cũng như chất lượng để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng nông sản của công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản hồng sơn việt nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)