Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV sơn hà SSP việt nam (Trang 33 - 34)

Cơ cấu Nợ phải trả của công ty liên tục tăng lên trong mấy năm trở lại đây, do sự gia tăng của các khoản vay ngân hàng ngắn hạn để tài trợ cho các dự án đang triển khai. Tại thời điểm 31/12/2020, công ty ghi nhận tổng nợ phải trả 3.165 tỷ đồng, trong đó vay ngân hàng ngắn và dài hạn đạt 2.231 tỷ đồng. Theo đó, cả năm 2020 vừa qua, công ty đã ghi nhận chi phí lãi vay cao nhất trong 5 năm trở lại đây với gần 156 tỷ đồng.

Biểu đồ 2. 1. Cơ cấu Nợ

Nguồn : Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2016 – 2020

Trong cơ cấu Nguồn vốn của công ty trên báo cáo tài chính hợp nhất, nợ phải trả luôn ở mức cao so với vốn chủ sở hữu. Tại thời điểm 31/12/2020, nợ phải trả gấp 2,4 lần vốn chủ sở hữu, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 93,3% nợ phải trả cho thấy hoạt động của công ty phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay ngân hàng, chủ yếu là vốn vay ngắn hạn. Điều này làm phát sinh vấn đề về rủi ro thanh khoản, rủi ro trong việc đảm bảo ổn định nguồn vốn hoạt động lâu dài cho công ty và phát sinh tăng chi phí tài chính. Ban KTNB đề nghị Ban TGĐ lưu ý tới vấn đề này trong quá trình hoạt động.

Nguồn vốn chủ sở hữu hàng năm tăng giảm không đồng đều. Tuy khoản này

trong 5 năm tăng lên không thực sự cao nhưng đã phần nào làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn của công ty theo hướng tích cực hơn. Có thể thấy việc tăng vốn đầu tư của CSH là cấp thiết, giúp công ty tăng sự độc lập về tài chính, phần nào đảm bảo khả năng phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV sơn hà SSP việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)