Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn nhất định, bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh cũng như quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả trên cơ sở chất hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước.
Hiện nay, trong tình trạng chung của doanh nghiệp hầu hết là sự thiết vốn sản xuất kinh doanh trầm trọng. Công ty cần phải có biện pháp hữu hiệu để huy động vốn. Thực tế cho thấy, tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn của công ty còn tương đối cao, do vậy trong việc huy động vốn trong những năm gần đây bằng cách đi vay là tương đối khó khăn. Để giải quyết tình trạng này, công ty cần tập trung vào giải quyết theo một hướng sau:
- Giải quyết triệt để việc ứ đọng hàng hóa.
- Công ty cần có những biện pháp mềm mỏng đối với khách hàng mua chịu để thu hồi nợ nhưng đồng thời cũng không làm mất khách hàng.
- Huy động vốn góp dưới dạng cổ phần của cán bộ công nhân viên, các cá nhân bên ngoài… để tăng cường vốn tự có cho công ty, giảm hệ số nợ.
- Sử dụng tạm thời các quỹ khấu hao, quỹ phát triển sản xuất, các khoản nợ chưa trả như: tiền lương, BHXH, các khoản nộp ngân sách, nợ đối tác… Để tăng cường vốn kinh doanh cho công ty.
- Công ty cần phải có biện pháp chống chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác, đầu tư theo chiều sâu, đầu tư vào những lĩnh vực đem lại hiệu quả và có khả năng thu hồi vốn nhanh.
- Định kì tháng, quý, năm công ty phải xây định lượng hàng hóa tồn kho để xây dựng nhu cầu cần bổ sung vốn và điều chỉnh lại chính sách quản lý nguyên vật liệu, chính sách tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp.
- Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm rút bớt số vốn và thời gian vốn lưu lại ở khâu từng giai đoạn trong quá trình
kinh doanh bằng cách giảm các chi phí thu mua không cần thiết, tránh tình trạng hàng tồn kho quá nhiều làm ứ đọng vốn.